Tấu thỉnh xử án quan lại hà lạm tại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong châu bản triều nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư) luận văn ths hán nôm 60 22 40 (Trang 119 - 120)

Ngày mùng 1 tháng 3 năm Thiệu Trị 5 (18/4/1844)

Bộ Hộ tấu: Đổng lý thanh tra Hà Tĩnh Dương Văn Trinh chiệp rằng: năm ngoái tỉnh ấy chiệp đem việc chuyên quyền mua lương bổng và tự mình xuất lúa trong kho đem bán của Chủ thủ Nguyễn Văn Di, kính tuân vâng minh chỉ: “Tỉnh ấy năm sau chưa tới kỳ kiểm tra số lượng. Kho ấy vốn ở nơi ẩm thấp, để lâu ngày không thể không biến chất hao tổn, vả lại người chủ thủ có tiền án phá hoại như vậy thì tệ đoan nghĩ không chỉ dừng ở riêng việc này. Khoản này đợi viên thanh tra đi đến tỉnh đối chiếu số lượng và khám xét rõ ràng xem còn sự tình gì khác hay không rồi tấu lên. Khâm thử”, viên ấy đã đến tỉnh này sách khai số lượng hiện còn tính ra được 121372 đấu 14 thăng thóc, so với nguyên số nhiều hơn 27 đấu 19 thăng; khám xem kho ấy có thóc bị ẩm mốc hay không thì tất cả đều khô ráo, không biến chất tổn hại gì. Kho Hà Tĩnh của tỉnh ấy hiện giữ thóc và ngân tiền, binh khí, khẩn đợi tra xét xong sự tình vâng sắc lệnh khác. Bộ thần khâm phụng kho tỉnh ấy trước đã cho phép chủ thủ Nguyễn Văn Di định liệu xuất thóc trong kho bán cho dân, trước đã kính vâng minh chỉ: “Lập tức khóa kho, bắt giao tỉnh tra xét nghị tội”, nay lại vâng mệnh đổi giao cho tỉnh Nghệ An tra xét rõ ràng định tội, vậy viên chủ thủ ấy nên định tội gì xin do tỉnh Nghệ An chiếu án mà quy kết. Còn như kho thóc ấy đã được viên thanh tra này kiểm khám, bảo không có vấn đề gì khác, số lượng chênh lệch 27 đấu thóc lần kiểm tra này xét kỹ là phần phụ trội ra, xin nên cho vào chính ngạch. Nay tâu trình, kính vâng theo chỉ.

Chỉ: Số phụ trội 27 vạn đấu thóc hiện có tại kho ấy nên gia nhập vào chính ngạch. Còn như vụ án chủ thủ kho ấy là Nguyễn Văn Di chuyên quyền bán thóc kho nay giao cho Nghệ An tuân theo chỉ trước tra xét kết án. Đã biết. Khâm thử.

(Thiệu Trị tập 30 tờ 2 -3. Bản dịch đã in trong cuốn Đỗ Quang - nhà trí sĩ yêu nước trọng dân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong châu bản triều nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư) luận văn ths hán nôm 60 22 40 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)