Tấu tình hình đường chuyển giao công văn vào Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong châu bản triều nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư) luận văn ths hán nôm 60 22 40 (Trang 128 - 130)

Bộ Binh tấu: ngày 21 tháng này được Tuần phủ Thuận Khánh Nguyễn Hữu Cơ triệp rằng từ mùng 1 đến mùng 4 tháng này lần lượt được dịch trạm Thuận Phú thuộc hạt giao nộp 15 kiện ống. Kỳ này tại bộ phát giao một kiện ống hiệu và giao gửi tỉnh ấy nộp giao cho Hiệp tán Thân Văn Luyến, Khâm phái Nguyễn Túc Trưng nhận làm và quân doanh nơi ấy mật giao cho Thân Văn Luyến một phong, mật phúc

cho Đỗ Quang ở Gia Định một phong giao nộp để giao nộp cho các tỉnh phía Nam. Cứ theo hành trình nơi nào trở ngại khó vận chuyển thì giao cho tỉnh thần nơi ấy lo liệu. Xét tỉnh hạt Biên Hoà và Gia Định có đầu sông thông với các tỉnh Nam, người dân tuỳ tiện qua lại nhiều. Trước đây các kiện ống theo được dịch trạm chuyển tới, quan tỉnh Biên Hoà lần lượt khai mở ống xem xét theo hạng mục mà niêm phong, tuỳ tiện giao nộp gửi phát, tình thế khi ấy có thể châm chước. Nay quân doanh hiện đồn trú ở khu vực tỉnh hạt Đàn Giang. Các hạt ở Biên Hoà giặc đã chiếm cứ. Đường vận chuyển từ hạt ấy đến Biên Hoà không thông suốt, lại không có cửa sông, cửa biển. Ngày thường tàu biển qua lại bến sông thường bị bắn bức, quấy nhiễu, các thuyền buôn cá không dám lại gần. Thuỷ bộ hai đường đều trở ngại. Quân doanh hiện nay đang giao hai phong mật tư, đành phát lại về doanh ấy nhận giữ và lần lượt đưa đến tỉnh Biên Hoà để giao cho các tỉnh Nam. Các kiện dịch trạm này xin hãy lưu lại tỉnh ấy đợi sau khi đường thông suốt sẽ vận chuyển, rồi sau xin giao cho Bộ thu giữ đợi chuyển, không cần phát lại tỉnh ấy nữa. Bộ thần phụng tra xét ngày 13 tháng này khâm phụng 1 khoản trong Thượng Dụ: “Công văn do tỉnh Biên Hoà phát giao về Nam trang nào quan trọng thì lập tức phái người tìm đường giao nộp cho các tỉnh nhận làm công vụ cho sớm. Không phải sự kiện quan trọng hãy tạm chuẩn quyền giao cho Bình Thuận nhận giữ, đợi khi thuận tiện sẽ phúc lại. Khâm thử”, ngay hôm ấy đã tuân lệnh sao lục phát giao thi hành và tra sau niên hiệu trên các tập thấy ghi rõ: “ngày mùng 9 tháng này phụng Dụ đã xin cho từ này về sau tất cả giao bộ thu giữ, không phải phát lại”, thực là vô lý. Nay xin sao lục lời Dụ, nghĩ đã nhận được thỉnh cầu khác cho tỉnh ấy tuân làm, còn các ống kiện không tiện vận chuyển thì xin giao cho quan tỉnh ấy xét việc nào trọng yếu thì tự tay mở ống chọn lựa, lại cẩn thận đóng thêm niêm phong bằng dấu của tỉnh ấy mật phái nhờ người, cấp cho lộ phí lệnh tìm cách chuyển giao bằng được cho kịp, sau đó phúc cho Bộ biết xem xét. Còn những việc tầm thường tạm lưu giữ đợi chuyển sau và nên giao cho Thân Văn Luyến, Nguyễn Túc Trưng lo liệu. Lại xin cho tỉnh ấy đặt lệ chuyển giao các sự vụ, nếu không được tin tưởng giao phó cũng không hề gì, mạo muội kính thưa chờ phụng chỉ duyệt.

Phụng Chỉ: “Đường vận chuyển từ hạt này vào các tỉnh Nam tuy trở ngại nhưng ngõ xóm nơi nơi đều là dân ta, núi non trùng điệp đều là đất của ta. Vĩnh Long, Hà Tiên tấu chương rằng gần đây cũng yên ổn, sao không lấy đường ấy mà đi? Lại chuyển nộp một khoản văn thư: hôm trước đã Dụ chuẩn việc nào quan trọng thì phái người giao nộp, không được sợ hãi khó khăn trở ngại, sao còn lo không được tin tưởng giao phó? Việc xin từ nay về sau giao cho Bộ giữ, không chuyển phát lại nữa thì sao lại bảo truyền mệnh vô lý? Các văn thư phát đến tỉnh ấy cái nào nên phát giao, nên lưu lại chờ chuyển thì tỉnh ấy cứ theo Dụ trước mà làm. Nếu vận chuyển đường bộ không tiện thì chuẩn chuyển nộp cho Nguyễn Hữu Cơ, Trần Công Bình tỉnh ấy tự tay mở ống xem xét lựa chọn niêm phong các việc quan trọng, đóng thêm dấu triện của tỉnh rồi phái cấp dưới, cấp cho lộ phí, bí mật tìm đường vận chuyển cho thật sớm. Việc này hiện nay nên giao cho Thân Văn Luyến, Nguyễn Túc Trưng. Nguyên văn bản nào cũng là sự vụ quan trọng, phải đặt luật uỷ giao tuân làm, không được đình trệ lâu. Giao nhận xong phải phúc cho Bộ biết xem xét. Còn lại đã biết. Khâm thử.”

Thần Nguyễn Luận phụng soạn thảo.

Thần Trương Đăng Quế, than Lâm Duy Hiệp, than Hoàng Thiện Trương phụng duyệt.

Đối chiếu:

Nội Các: thần Lê Bá Thận kí.

Khoa đạo: thần Đặng Xuân Bảng kí.

Ngày 27 tháng Giêng năm Tự Đức 15 (06/2/1861)

(Tự Đức tập 133 tờ 173. Bản dịch đã in trong cuốn Đỗ Quang - nhà trí sĩ yêu nước trọng dân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong châu bản triều nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư) luận văn ths hán nôm 60 22 40 (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)