.10 Đánh giá của du khách về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 66 - 71)

Rất sạch 0 0%

Tƣơng đối sạch 8 8%

Bắt đầu ô nhiễm 14 15%

Ô nhiễm 51 54%

Bẩn và nhiều rác 22 23%

Vì vậy nếu Thành phố Hà Nội, UBND Huyện Mỹ Đức và Ban quản lý chùa Hƣơng không nghiên cứu, xây dựng hệ thống xử lý rác thải hiện đại đồng thời áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các du khách vứt rác bừa bãi thì môi trƣờng và vẻ đẹp của chùa Hƣơng sẽ nhanh chóng bị phá hủy.

2.2.3.5 Cơ sở vật chất của các di tích, chùa chiền, hang động, danh thắng

Khu di tích Hƣơng Sơn có một hệ thống tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng song việc phân cấp quản lý cũng nhƣ sự phối kết hợp quản lý giữa các ngành, các cấp chƣa đồng bộ và hiệu quả cũng nhƣ do lƣợng khách đổ về chùa Hƣơng mùa lễ hội quá lớn dẫn đến tình trạng quá tải, ảnh hƣởng không nhỏ đến tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng không khí, nƣớc, các công trình đền chùa, hang động ở đây. Lƣợng khí thải CO2 từ các động cơ, xe cộ, từ các bếp than, củi của các nhà hàng, kiot đang làm ô nhiễm chùa Hƣơng. Bên cạnh đó việc khai thác du lịch triệt để cũng đang là nguyên nhân phá hủy khung cảnh Hƣơng Sơn. Nhận thức đƣợc vấn đề này, Ban quản lý chùa Hƣơng đã có nhiều cuộc họp với các cấp ban ngành cũng nhƣ chính quyền huyện Mỹ Đức để tìm ra phƣơng án giải quyết. Các điểm ách tắc giao thông đƣợc giảm thiểu, sử dụng các hƣớng dẫn viên du lịch tình nguyện hƣớng dẫn khách. Suối Yến trƣớc mỗi mùa lễ hội đều đƣợc nạo vét sạch sẽ, trong mùa lễ hội cũng liên tục có các công nhân môi trƣờng đi thu dọn rác trên suối. Mặt khác, Ban quản lý cũng tích cực vận động ngƣời dân và khách du lịch có ý thức giữ

gìn, bảo vệ khu di tích, không vứt rác bừa bãi, tuyên truyền giáo dục khách chỉ thắp hƣơng theo đoàn hoặc chỉ thắp một nén hƣơng vừa giúp bảo vệ kiến trúc đền chùa hang động vừa giúp không khí nơi thờ cúng thông thoáng, sạch đẹp.

Thời gian qua, Ban quản lý đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Yến Hƣơng, giao trách nhiệm quản lý vệ sinh tại Hƣơng Sơn. Các thùng rác đƣợc đặt ở nhiều nơi để du khách dễ dàng nhìn thấy, bỏ rác đúng nơi quy định. Ngoài ra UBND xã còn phát động nhân dân cũng tham gia, thực hiện. Do đó khung cảnh môi trƣờng Hƣơng Sơn phần nào đƣợc cải thiện, bảo vệ.

Đối với các công trình kiến trúc nhƣ đền, chùa các tƣợng, bia, .... đều đƣợc trùng tu hàng năm. Nguồn kinh phí đƣợc lấy từ tiền công đức của khách thập phƣơng.

Mặc dù đã có nhiều tiến triển đáng mừng nhƣng Ban quản lý vẫn cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất của các di tích, đền chùa, hang động của khu di tích, cần kết hợp với các nhà nghiên cứu trong công tác bảo tồn, trùng tu, xây dựng các công trình kiến trúc để không phá hỏng khung cảnh của cả khu di tích cũng nhƣ làm biến dạng các di tích lịch sử.

2.2.3.6 Cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí

Tại khu di tích chùa Hƣơng, nếu các cơ sở vật chất khác còn bộc lộ nhiểu hạn chế, còn chƣa phát triển nhƣng phần nào cũng đƣợc các cấp ban ngành, ban tổ chức quan tâm, chú ý, còn riêng cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí ở chùa Hƣơng đặc biệt yếu kém, có thể nói là hầu nhƣ không có đầu tƣ hay phát triển. Thực tế cho thấy với một khu di tích tâm linh nhƣ khu di tích Hƣơng Sơn thì việc đầu tƣ phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí không đơn giản. Ngoài vốn đầu tƣ, nó đòi hỏi sự nghiên cứu văn hóa, nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách tỉ mỉ, và cẩn thận. Bởi khu di tích Hƣơng Sơn không phải là một khu di tích lịch sử đơn thuần, nơi đây còn mang dấu ấn của đạo Phật, của tín ngƣỡng. Do đó với bất kỳ loại hình vui chơi giải trí nào thì yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm đến là sự hòa hợp với môi trƣờng, cảnh quan, không gian và văn hóa khu di tích chùa Hƣơng. Với tình trạng hiện nay, Ban tổ chức đang bỏ ngỏ một mảng kinh doanh lớn mang lại nhiều

2.2.4 Nhân lực du lịch lễ hội chùa Hương Dân cư

Mỹ Đức nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và thị trấn trong đó xã Hƣơng Sơn là xã có số dân đông nhất với hơn 4 vạn nhân khẩu. Mật độ phân bố dân cƣ trung bình khoảng 452 ngƣời/m2 .

Lao động

Tổng số lao động ở Hƣơng Sơn tính đến năm 2010 đạt 15.000 ngƣời, chiếm 37% dân số xã. Ngành nghề lao động chính, thƣờng xuyên của Hƣơng Sơn là nông nghiệp, chiếm 70% số lao động. Bên cạnh nông nghiệp, thì lực lƣợng lao động làm trong ngành thƣơng mại dịch vụ cũng khá cao, chiếm tới 40%, là xã có tỷ lệ lao động trong ngành thƣơng mại dịch vụ cao nhất huyện. Tuy nhiên lực lƣợng lao động này mang tính mùa vụ, không thƣờng xuyên, hầu hết chỉ tập trung trong mùa lễ hội chùa Hƣơng, từ khoảng tháng giêng Âm lịch cho đến hết tháng ba Âm lịch, tập trung ở các dịch vụ: lƣu trú, vận chuyển, ăn uống, bán hàng lƣu niệm.

Chất lượng lao động

Tuy có số lƣợng tham gia ngành thƣơng mại dịch vụ cao nhƣ vậy nhƣng chất lƣợng lao động lại là vấn đề gây nhiều bàn cãi, phần lớn thiếu chuyên môn và nghiệp vụ du lịch. Lực lƣợng lao động trong ngành du lịch chùa Hƣơng đậm tính mùa vụ, thiếu đào tạo và không chuyên nghiệp. Đa phần họ là những lao động phổ thông, tay ngang chuyển sang làm dịch vụ du lịch và thƣờng làm theo thói quen, kinh nghiệm. Các nhân viên làm việc trong các công ty du lịch so với mặt bằng chung, có khá hơn nhƣng vẫn còn yếu về nghiệp vụ. Sự thật là tuy nhận thức đƣợc các mặt hạn chế của nhân lực nhƣng hầu nhƣ các công ty du lịch cũng nhƣ ban tổ chức quản lý nơi đây vẫn chƣa thể khắc phục đƣợc tình trạng trên. Lý do là do phụ thuộc vào lễ hội, nên hiệu quả hoạt động không cao, không có điều kiện thu hút, hấp dẫn những lao động có trình độ. Ngoài ra, ngay trong lực lƣợng đội ngũ cán bộ làm ngành du lịch, dịch vụ cũng có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ những ngƣời đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ rất nhỏ. Mặt trái của tính thời vụ ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng nhân sự, nguồn lực lao động của du lịch lễ hội chùa Hƣơng, gây ảnh hƣởng lớn đến hình ảnh du lịch nơi đây.

Quản lý lao động và nhận thức của người dân

Công tác quản lý lao động tham gia hoạt động du lịch lễ hội chùa Hƣơng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Phần lớn công tác quản lý lao động đều tự phát, không có đơn vị đứng ra quản lý, đứng mũi chịu xào khiến việc đào tạo, bồi dƣỡng trình độ nghiệp vụ du lịch cho ngƣời tham gia lao động rất khó khăn. Mặt khác, ngƣời dân trực tiếp làm du lịch ở Hƣơng Sơn tuy phần nào hiểu đƣợc cơ hội việc làm và lợi ích kinh tế do du lịch mang lại nhƣng nhận thức về du lịch còn hạn hẹp. Ngƣời dân làm kinh doanh du lịch phần lớn chỉ biết khai thác thu lợi nhuận trƣớc mắt mà chƣa nghĩ đƣợc cái lâu dài, chƣa biết cách khai thác hiệu quả, chƣa có nhận thức về việc giữ gìn cảnh quan, văn hóa, hƣớng đến vấn đề phát triển du lịch bền vững. Do đó trong công tác quản lý, chính quyền và các cơ quan quản lý nơi đây phải nâng cao nhận thức ngƣời dân, giúp họ hiểu thế nào phát triển bền vững, và đây là con đƣờng phát triển tất yếu không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân gia đình họ mà còn mang lại lợi ích cho con cháu họ.

Nắm rõ đƣợc những yếu kém trong vấn đề của nguồn lao động và công tác quản lý nguồn lao động phục vụ lễ hội, trƣớc mùa lễ hội Ban tổ chức đã hết sức cố gắng tạo điều kiện, tuyên truyền để nâng cao ý thức ngƣời dân trong công tác làm du lịch, dịch vụ, mở các lớp về an toàn giao thông, .... cho ngƣời chèo đò, vận động bà con địa phƣơng thực hiện nếp sống văn minh, có thái độ hòa nhã với khách du lịch.

Vai trò của cư dân địa phương trong hoạt động du lịch ở Hương Sơn

Cƣ dân địa phƣơng có một vai trò quan trọng trong việc tiếp đón khách du lịch, sự thân niệm, niềm nở của họ là một trong những nguyên nhân tạo thiện cảm đối với du khách, là một trong những yếu tố “níu kéo”, “giữa chân” du khách. Trong các hoạt động du lịch họ cũng là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các dịch vụ phục vụ khách. Bên cạnh đó, đối với những ngƣời có vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa, điều kiện tự nhiên, sinh thái họ chính là những hƣớng dẫn viên du lịch, những tình nguyện viên nhiệt tình. Vì vậy nếu ban quản lý nơi đây phát huy đƣợc những thế mạnh, khắc phục và hạn

chuyển biến tích cực ngoạn mục, mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế cho ngƣời dân và địa phƣơng.

* Nhận xét:

- Lực lƣợng lao động chính của Hƣơng Sơn trong ngành du lịch mang nhiều đặc trƣng văn hóa nông nghiệp, mang nặng tính mùa vụ;

- Cƣ dân địa phƣơng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch khá lớn nhƣng nhận thức về du lịch cũng nhƣ trình độ của lực lƣợng lao động còn hạn chế, đôi khi gây khó chịu tới du khách, làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch ở Hƣơng Sơn.

- Ngƣời dân địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững của ngành du lịch nơi đây nhƣng chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình.

2.2.5 Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội chùa Hương

Đối với việc tổ chức, quản lý du lịch lễ hội chùa Hƣơng, từ những năm 1997 Ủy Ban Nhân dân Hà Tây (cũ) đã sớm có quyết định thành lập Ban quản lý di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn. Ban quản lý này trực thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh, có những nhiệm vụ sau:

- Quản lý khách tham gia lễ hội chùa Hƣơng và khách du lịch ngoài lễ hội thông quan việc quản lý vé thắng cảnh;

- Bảo vệ khu di tích ngoài khuôn viên nhà chùa; - Là cơ quan chủ quản trong lễ hội chùa Hƣơng.

Từ tháng 6 năm 2000, huyện Mỹ Đức thành lập Ban quản lý Di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn với nhiệm vụ quản lý khách tham gia lễ hội chùa Hƣơng, khách du lịch ngoài lễ hội thông qua vé thắng cảnh, bảo vệ khu di tích ngoài khuôn viên nhà chùa và hàng năm là thành viên tham gia ban tổ chức lễ hội của huyện.

Kể từ năm 2008, khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo hội chùa gồm các thành viên từ các ngành nhƣ Công an thành phố, Sở văn hóa, thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, Ủy ban nhân dân xã Hƣơng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)