Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 76 - 86)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Hà Nội

Quần thể khu di tích Hƣơng Sơn hiện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, vì vậy trƣớc khi đƣa xây dựng những chính sách, kế hoạch phát triển du lịch lễ hội chùa Hƣơng, chúng ta cần biết mục tiêu và chiến lƣợc phát triển du lịch Hà Nội.

Xác định Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc, là vùng đất có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch nhƣ vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng tốt,... nghị Quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã nêu rõ mục tiêu và chiến lƣợc của Du lịch Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đó là “phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trƣờng, đƣa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc và khu vực”.

Vì vậy, để ngành du lịch Hà Nội đạt đƣợc mục tiêu chung nói trên, các chỉ tiêu và chiến lƣợc cụ thể cũng đƣợc hoạch định rõ ràng. Về lƣợng khách du lịch, phấn đấu năm 2015 thu hút 2,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế; 14,2 triệu lƣợt khách nội địa. Năm 2020 lƣợng khách quốc tế đạt 3,2 triệu lƣợt ngƣời, khách nội địa đạt 20 triệu. Và đến năm 2030, khách quốc tế đạt 4,5 triệu lƣợt ngƣời, khách nội địa đạt 26,8 triệu lƣợt ngƣời. Về tỷ trọng GDP du lịch trong GDP của Thành phố: phấn đấu đến năm 2015 chiếm 8,2%, năm 2020 chiếm 8,7% và năm 2030 chiếm 9,3%. Về lao động: năm 2015 tạo việc làm cho 241,5 ngàn lao động trong đó 80,5

ngàn lao động trực tiếp với 3% lao động có trình độ trên đại học, năm 2020 tạo gần 383,4 ngàn lao động trong đó có 127,8 ngàn lao động trực tiếp với 5% lao động có trình độ trên đại học. Năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 750 ngàn lao động trong đó có 250 ngàn lao động trực tiếp với 7% lao động có trình độ trên đại học.

Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đƣa ra khá nhiều các mục tiêu chiến lƣợc về các sản phẩm du lịch, chiến lƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, mạng lƣới giao thông vận tải, kỹ thuật, chiến lƣợc về thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ du lịch.

Thành phố chủ trƣơng phát triển du lịch bền vững, gắn phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, liên kết với cộng động dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng; xây dựng quy hoạch các khu du lịch với các trọng điểm du lịch, tăng cƣờng công tác quản lý về du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ kinh doanh du lịch, tăng cƣờng hỗ trợ tài chính và xã hội hóa xúc tiến công tác quảng bá du lịch. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, kinh doanh, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trƣờng, quảng bá du lịch. Chú trọng đến việc phát triển nhân lực du lịch về cả chất và lƣợng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, đảm bảo nhân lực phục vụ cho ngành du lịch.

Thành phố chủ trƣơng phân định, hệ thống các sản phẩm du lịch của Hà Nội, ƣu tiên phát triển du lịch văn hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi, giải trí,… . Hà Nội xác định du lịch văn hóa chính là thế mạnh, là sản phẩm đặc trƣng của Hà Nội. Vì vậy du lịch văn hóa của Hà Nội bên cạnh việc tập trung phát triển các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, tham quan làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch cộng đồng thì loại hình du lịch lễ hội cũng rất đƣợc chú trọng. Du lịch lễ hội chùa Hƣơng là một trong những điểm du lịch lễ hội nổi tiếng nhất của Hà Nội, khu du lịch văn hóa lễ hội và cảnh quan Hƣơng Sơn đƣợc coi là một cụm du lịch trọng điểm và là một trong các dự án trọng điểm cần đầu tƣ giai đoạn đến năm 2020. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tƣ cũng đã đƣợc tính toán, cụ thể diện tích đất sử dụng là 1.500 ha với vốn đầu tƣ khoảng 750 triệu đô la để khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh lễ hội, trong

đó đặc biệt phát triển xã Hƣơng Sơn (khu vực đón tiếp khách hiện tại) thành đô thị tâm linh văn hóa. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nhận định rõ điểm du lịch chùa Hƣơng là điểm điểm du lịch Quốc gia. Đây chính là điểm thuận lợi, ƣu thế cho việc phát triển du lịch lễ hội chùa Hƣơng.

3.1.2. Quy hoạch du lịch Hà Nội

Nhằm đạt đƣợc mục tiêu “đƣa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc và khu vực” và “phát triển Thủ đô Hà Nội thành thành phố xanh, văn hiến, văn minh hiện đại trên nền tảng phát triển bền vững”, Ban lãnh đạo Thành phố đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Theo đó, việc định hƣớng thị trƣờng, quy hoạch sản phẩm du lịch, quy hoạch phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ, quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, quy hoạch đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng là những vấn đề đƣợc nêu ra và phân tích đầy đủ trong bản quy hoạch.

Thị trƣờng du lịch bao gồm hai thành phần chính là thị trƣờng quốc tế và thị trƣờng nội địa. Đối với khách quốc tế bên cạnh việc đẩy mạnh việc khai thác và thu thút khách quốc tế ở các thị trƣờng truyền thống nhƣ Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và Asia cần mở rộng khai thác khách ở các thị trƣờng mới nhƣ Trung Đông, Bắc Âu... . Đối với thị trƣờng nội địa, cần tăng cƣờng liên kết giữa Hà Nội và các vùng, miền, địa phƣơng trong cả nƣớc.

Về sản phẩm du lịch: Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển du lịch văn hóa – là sản phẩm du lịch đặc trƣng của du lịch Hà Nội, chú ý tập trung vào các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, cộng đồng; phát triển du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch MICE, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ: Hà Nội sẽ đƣợc quy hoạch, phân chia thành 06 cụm du lịch trọng điểm, hai vành đai du lịch và 03 tuyến du lịch chính. Cụm du lịch trọng điểm bao gồm: cụm du lịch trung tâm Hà Nội, cụm

du lịch Sơn Tây – Ba Vì, cụm du lịch Hƣơng Sơn – Quan Sơn, cụm du lịch núi Sóc – hồ Đồng Quan, cụm du lịch Vân Trì, Cổ Loa, cụm du lịch Hà Đông và phụ cận. Hai vành đai du lịch bao gồm vành đai sông Hồng và vành đai Sông Đáy. Ba tuyến du lịch chính là tuyến du lịch mang tính quốc tế kết nối Hà Nội với thế giới, tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch nội vùng. Đối với các cụm du lịch trọng điểm và vành đai du lịch, những sản phẩm du lịch đặc trƣng nhất của từng cụm và từng vành đai đều đƣợc đề cập để có thể dễ dàng tập trung phát triển, quản lý.

Về hệ thống cơ sở lƣu trú: Thành phố ƣu tiên phát triển các cơ sở lƣu trú cao cấp từ 3 sao trở lên và loại hình lƣu trú ở nhà dân tại các cụm du lịch, không phát triển cơ sở lƣu trú nhà nghỉ quy mô nhỏ dƣới 10 phòng. Bảng quy hoạch phân vùng cơ sở lƣu trú thành hai hệ thống đó là hệ thống lƣu trú trong vùng lõi – trung tâm Hà Nội, cơ sở lƣu trú theo các trục phát triển, các đô thị vệ tinh, cơ sở lƣu trú gắn với sinh thái dọc vành đai xanh và các cơ sở lƣu trú đặc thù tại các khu vực.

Bên cạnh đó, bản quy hoạch còn phát triển 08 sân gôn cao cấp theo quy hoạch hệ thống sân gôn Việt Nam và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Quy hoạch cơ sở văn hóa và vui chơi Hà Nội, khu vui chơi cao cấp, quy mô lớn. Ngoài ra các hệ thông cơ sở du lịch dịch vụ gắn với các khu điểm du lịch, các đô thị để vừa có thể phục vụ du lịch, vừa có thể phục vụ dân cƣ. Đặc biệt việc các trung tâm du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội cũng đƣợc quan tâm.

Kết cấu cơ sở hạ tầng luôn là vấn đề đƣợc ƣu tiên trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Đó là mạng lƣới giao thông đƣờng bộ với việc tập trung phát triển các tuyến giao thông quan trọng; nâng cấp cải tạo đƣờng sắt khổ đơn hơn 1m, các đƣờng sắt cận cao tốc, kết nối Hà Nội với các địa phƣơng; phát triển hệ thống đƣờng sắt kết nối trung tâm và các khu đô thị phát triển, các khu du lịch vui chơi giải trí; phát triển mạng lƣới đƣờng sắt đô thị kết hợp xe buýt nhanh. Khai thác các tuyến đƣờng thủy trên ba tuyến sông lớn ở Hà Nội và các tuyến đƣờng sông nội thành phố. Chú ý phát triển hệ thống vận tải hành khách đô thị khối lƣợng lớn và các tuyến xe buýt nhanh. Quan tâm chú trọng đến việc đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm du

Theo bản quy hoạch này, du lịch lễ hội chùa Hƣơng đặc biệt có nhiều ƣu đãi. Đó là chính là việc chiến lƣợc phát triển du lịch lễ hội là một trong những là thế mạnh của du lịch lễ hội. Thêm vào đó cụm du lịch Hƣơng Sơn – Quan Sơn đƣợc nhấn mạnh tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh lễ hội; du lịch thể thao cao cấp với sản phẩm sân gôn, thể thao nƣớc. Ngoài ra việc phát triển tuyến đƣờng ĐT 419 cũng tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch lễ hội chùa Hƣơng – đây là tuyến đƣờng đƣợc đánh giá là tuyến giao thông có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội.

3.1.3. Những hạn chế cần khắc phục của du lịch lễ hội chùa Hương

Du lịch lễ hội chùa Hƣơng trong những năm gần đây mặc dù đã có những cố gắng, nỗ lực cải thiện đáng ghi nhận trên nhiều phƣơng diện nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần đƣợc lƣu ý, khắc phục.

Về tổ chức quản lý du lịch lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hƣơng là một trong những lễ hội lớn nhất nƣớc ta, thời gian kéo dài, số lƣợng khách đến tham gia lễ hội cũng rất đông. Trong suốt những năm qua, việc tổ chức quản lý lễ hội đã đƣợc cải thiện đáng kể. Năm 2013, công tác tổ chức, quản lý lễ hội đƣợc coi là tốt nhất từ trƣớc đến nay, công tác giám sát đƣợc các cấp ban ngành quan tâm, đôn đốc.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, những nỗ lực đƣợc công nhận, vẫn còn những tồn tại nhiều vấn đề cần xem xét và rút kinh nghiệm cho những năm sau. Hệ thống hàng quán còn lộn xộn và gây phản cảm cho du khách hành hƣơng, hiện tƣợng bán thịt thú rừng vẫn tái diễn, dù Ban quản lý lễ hội đã lên tiếng giải thích thịt thú rừng này thực chất chỉ là gây giống và đƣợc chăn nuôi nhƣng thiết nghĩ một lễ hội tâm linh nhƣ lễ hội chùa Hƣơng, khi du khách đến lễ hội là để tìm về với cõi Phật, thoát tục, hƣớng thiện thì việc trƣng bày, bán thịt nhƣ trên rất khó chấp nhận, không hợp thuần phong mỹ tục. Có thể nói dù năm nào việc bán thịt thú rừng cũng đƣợc phản ánh nhƣng nó vẫn diễn ra nhƣ một cơn bệnh dai dẳng không có thuốc chữa. Do đó, việc khắc phục dứt điểm tình trạng này là cần thiết, cấp bách.

Ngoài ra việc quy hoạch, sắp xếp bến đò tại bến Yến và bến Thiên Trù còn lộn xộn, chƣa thuận tiện cho du khách. Hiện tƣợng quay vòng vé và cò mồi ở khu vực cáp treo vẫn ngang nhiên diễn ra mà ban quản lý vẫn chƣa có kế sách quản lý.

Bên cạnh đó, do ý thức của du khách và ngƣời dân còn kém nên dù đã có khuyến cáo xử phạt khách 300.000 đồng nếu xả rác ra suối Yến, nhƣng vẫn có thể dễ dàng nhận thấy rác trôi nổi khắp trên dòng suối thơ mộng. Việc cò mồi, chặt chém du khách còn phổ biến. Mặc dù đã có quy định về việc cấm rải tiền bừa bãi trong lễ hội nhƣng tình trạng này vẫn diễn ra, đặc biệt là tại khu vực tháp treo, có thể tìm thấy đủ các loại mệnh giá rơi vãi trên nền đất. Điều đáng ngạc nhiên là tại đây không có bất cứ một thông báo nào của ban tổ chức nhằm ngăn chặn tình trạng trên.

Với những gì đang diễn ra tại lễ hội mặc cho những nỗ lực của Ban tổ chức để hạn chế tiêu cực nhƣng kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa hoàn toàn nhƣ mong đợi. Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể và dứt khoát để nâng cao chất lƣợng lễ hội cũng nhƣ du lịch lễ hội chùa Hƣơng, mang lại sự hài lòng cho du khách về hành hƣơng, dâng lễ.

Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật tại Hương Sơn

Từ những năm 2000 đến nay, cơ sở hạ tầng của Hƣơng Sơn đã có nhiều thay đổi đáng mừng, đáng ghi nhận. Chất lƣợng đƣờng giao thông đƣợc đầu tƣ xây dựng, cải tạo lại, hệ thống giao thông nội bộ đƣợc nâng cấp để phục vụ du lịch. Về cơ bản, cơ sở hạ tầng của khu vực chùa Hƣơng tƣơng đối tốt, đƣợc đầu tƣ, nâng cấp để phát triển du lịch du lịch lễ hội tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách. Đặc biệt vấn đề về nƣớc và xử lý rác thải luôn là vấn đề nhức nhối của chùa Hƣơng ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của du lịch.

Hệ thống cung cấp nƣớc sạch theo đúng chuẩn vẫn chƣa đƣợc xây dựng. Nƣớc sử dụng trong lễ hội phục vụ du khách trong các điểm tham quan, lƣu trú chủ yếu là nƣớc ở các nguồn tự nhiên và giếng khoan. Trong mùa lễ hội tình trạng thiếu nƣớc sạch đáp ứng nhu cầu du khách cũng làm ảnh hƣởng đến du khách.

Ngoài vấn đề về nƣớc sạch, hệ thống xử lý nƣớc thải cũng là vẫn đề làm đau đầu các nhà quản lý, ban tổ chức lễ hội chùa Hƣơng. Một điều bất hợp lý là mặc dù

lƣợng rác thải khách du lịch thải ra lễ hội rất lớn nhƣng hiện nay, tại khu vực Hƣơng Sơn vẫn chƣa có một hệ thống xử lý rác thải nào đƣợc đầu tƣ xây dựng, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Việc xử lý rác thải chủ yếu vẫn là đốt hoặc chôn. Theo ông Nguyễn Văn Hậu, trƣởng ban tổ chức lễ hội chùa Hƣơng trao đổi thì rác thải rắn sẽ đƣợc cố gắng xử lý ngay tại chỗ, không đem ra ngoài. Tuy nhiên, phƣơng pháp này vẫn còn nhiều bất cập, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng cảnh quan, hệ sinh thái và sức khỏe ngƣời dân.

Về phƣơng tiện vận chuyển chỉ đạt mức trung bình yếu khi phƣơng tiện chuyên chở khách chủ yếu vẫn là thuyền nhƣng số lƣợng thuyền còn mỏng: khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)