Theo đó Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý vĩ mô về tình hình phát triển khu du lịch chùa Hƣơng và giao trực tiếp trách nhiệm khai thác và quản lý khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn cho huyện Mỹ Đức. Huyện Mỹ Đức thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, thành lập Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn. Nhiệm vụ của Ban quản lý là phối hợp với các đơn vị thực hiện, hoàn thiện các nhiệm vụ và mục tiêu nhƣ:
- Phối hợp với UBND xã Hƣơng Sơn cùng các ngành liên quan lập phƣơng án giám sát các hoạt động xây dựng, phát triển khu du lịch
- Quản lý các dịch vụ trên địa bàn khu di lịch nhƣ dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ăn uống, ... .
- Quy định, phát hành và tổ chức bán vé thăm quan, vé đò, ...
- Thực hiện các công việc khác do UBND thành phố, huyện và Bộ văn hóa UBND TP. HÀ NỘI
UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
BAN QUẢN LÝ HU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƢƠNG SƠN
BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI CHÙA HƢƠNG Tiểu ban inh tế, Tài chính Tiểu ban điều hành vận chuyển khách Tiểu ban An ninh trật tự Tiểu ban quản lý thắng cảnh Tiểu ban văn hóa – xã hội
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Ban quản lý di tích lại thành lập Ban tổ chức lễ hội chùa Hƣơng với các tiểu ban để tổ chức và thực hiện các công tác quản lý, điều hành lễ hội. Ban tổ chức lễ hội sẽ do một đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức làm trƣởng ban chỉ đạo chung và các phó ban trực tiếp làm trƣởng các tiểu ban. Các tiểu ban bao gồm tiểu ban văn hóa – xã hội, tiểu ban kinh tế – tài chính, tiểu ban an ninh – trật tự, tiểu ban điều hành vận chuyển khách, tiểu ban quản lý di tích thắng cảnh, mặt bằng dịch vụ và vệ sinh môi trƣờng và trạm kiểm tra vé khu vực bến đò Thiên Trù. Các tiểu ban này sẽ phối hợp với Ban tổ chức kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động văn hóa, xử lý vi phạm, bố trí cán bộ y tế, phƣơng tiện, dụng cụ, thuốc và các điểm cấp cứu, điều trị trong khu vực lễ hội, kiểm tra phòng chống dịch bệnh, chăm lo công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nƣớc, an ninh trật tự, ... .
Những ưu điểm của mô hình quản lý hiện nay ở chùa Hương
- UBND Huyện Mỹ Đức và Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn đã nhanh chóng nắm bắt đƣợc nhiệm vụ, thành lập và quản lý rất tốt các tiểu ban, phân công công việc cho từng bộ phận quy củ
- Lợi thế của Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn của UBND huyện Mỹ Đức là hiểu rõ lợi thế và hạn chế của khu du lịch.
Những hạn chế
- Thực tế cơ cấu này vẫn bộc lộ một số hạn chế khi hoạt động quản lý bị chia cắt nhiều, mỗi cấp chỉ chịu trách nhiệm một mảng nên dẫn đến thực trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhƣng không đủ mạnh, đủ quyền lực và sức thuyết phục nhƣ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực văn hóa, du lịch không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu du tích. Còn Huyện Mỹ Đức và Xã Hƣơng Sơn tuy có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn xã hội nhƣng quyền hạn không nhiều. Thêm vào đó hiệu quả hoạt động của Ban quản lý di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn chƣa cao dù đã có cơ chế hoạt động rõ ràng. Còn các tổ chức kinh tế chỉ tập trung kinh doanh, khai thác tối đa các nguồn tài nguyên mà không để ý
đến công tác bảo vệ dẫn đến tình trạng môi trƣờng sinh thái, văn hóa bị xuống cấp, làm giảm sức hấp dẫn của khu du lịch.
- Ngoài ra việc quản lý và thực hiện quy hoạch điểm đến khu du lịch Hƣơng Sơn còn yếu kém, triển khai các dự án cũng là một điểm trừ đối với mô hình quản lý nơi đây.
- Thiếu các giải pháp phân phối lợi ích kinh tế giữa các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý, khai thác nguồn tài nguyên.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên ngành du lịch còn yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn nghèo nàn.
2.2.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội chùa Hương
Có thể nói đây là nội dung đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt của lễ hội chùa Hƣơng, là công việc đƣợc kết hợp nhịp nhàng giữa các sở ban, ngành.
Hội Phật giáo và Sở Văn hóa thƣờng xuyên xuất bản các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa, các chùa chiền, hang động, của chùa Hƣơng. Đối với du khách về hành hƣơng, trảy hội thì những thông tin này rất bổ ích, góp phần giúp du khách hiểu thêm về lễ hội, về lịch sử khu quần thể Hƣơng Sơn.
Thêm vào đó, để đẩy mạnh du lịch, ngành Du lịch từ năm 1995 trở lại đây rất chú trọng đến công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá các điểm đến du lịch, trong đó điểm đến Hƣơng Sơn là một trong những điểm đến đƣợc quan tâm hàng đầu. Ngành đã cho biên soạn, phát hành những ấn phẩm có chất lƣợng, thông tin chính thức về du lịch Hƣơng Sơn, giới thiệu với du khách con ngƣời, cảnh quan nơi đây đồng thời cung cấp những thông tin thiết yếu mà khách du lịch quan tâm nhƣ các điểm lƣu trú, hệ thống các tuyến thăm quan, các nhà hàng, giá cả đi lại, … đồng thời trong các ấn phẩm quảng cáo đó còn có thông tin về các đại lý du lịch để du khách dễ dàng liên hệ. Ngoài các ấn phẩm giấy, ngành còn cho xây dựng và phát hành các phim tƣ liệu về chùa Hƣơng, kiến trúc khu di tích, danh lam thắng cảnh, ... cung cấp các thông tin về cơ hội đầu tƣ, khả năng kinh doanh. Những thông tin này không những hữu ích cho du khách mà còn hữu ích với các nhà đầu tƣ, kinh doanh.
Đầu năm 2013, trƣớc mùa lễ hội, ban quản lý đã đƣa trang web lễ hội chùa Hƣơng vào hoạt động, cung cấp thông tin về lễ hội nhƣ lịch sử chùa Hƣơng, giá vé tham quan, giá vé thuyền, giá vé cáp treo ... . Đây là một nỗ lực lớn trong công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội chùa hƣơng của ban quản lý.
2.2.7 Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống lễ hội chùa Hương
Bảo tồn di sản văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch nói chung và du lịch lễ hội nói riêng. Đối với việc bảo tồn văn hóa đã sớm đƣợc Ban quản lý di tích Hƣơng Sơn chú trọng.
Trƣớc đây ở khu di tích Hƣơng Sơn đã từng xảy ra trƣờng hợp các cá nhân lợi dụng kẽ hở pháp luật, lòng tin của du khách đã xây dựng rất nhiều các đền, ban thờ giả tại chùa Hƣơng để trục lợi. Tuy nhiên, ban quản lý đã sớm cho phá bỏ; các công trình kiến trúc cổ đã xuống cấp đã đƣợc tôn tạo lại. Ngoài ra, ban tổ chức lễ hội chùa Hƣơng hàng năm đều tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật đặc trƣng mang đậm nét văn hóa truyền thống nhƣ lễ phóng sinh, hội đua thuyền, cờ ngƣời, múa lân, múa rồng, hát chầu văn, … nhằm lƣu giữ những giá trị truyền thống của cha ông đến thế hệ tƣơng lai.
Bên cạnh đó, để khu di tích Hƣơng Sơn nhận đƣợc sự hỗ trợ tối đa của nhà nƣớc cũng nhƣ các cấp ban ngành, ngày 29 tháng 6 năm 2013 UBND huyện Mỹ Đức đã đề nghị thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng sớm lập hồ sơ trình Chính phủ công nhận Khu Di tích - thắng cảnh Hƣơng Sơn là Di tích quốc gia đặc biệt và thực hiện quy hoạch tổng thể đối với di tích này. Rõ ràng nếu khu di tích – thắng cảnh Hƣơng Sơn đƣợc công nhận là di tích quốc gia, việc bảo tồn di sản văn hóa chùa Hƣơng càng đƣợc thực hiện quy củ hơn, đồng bộ hơn.
Công việc bảo tồn văn hóa không chỉ có chính quyền địa phƣơng hay các cơ quan nhà nƣớc mà cần có sự ủng hộ, hƣởng ứng của ngƣời dân địa phƣơng, khách thăm quan. Nhận thức đƣợc điều đó Ban quản lý khu di tích Hƣơng Sơn đã kết hợp với chính quyền các xã tuyên truyền, vận động ngƣời dân cùng tham gia hƣởng ứng công tác bảo tồn văn hóa khu di tích. Cụ thể là các hoạt động văn hóa nhƣ múa rồng, múa lân do hội các cụ lão trong các xã thực hiện, đồng thời cũng tuyên truyền
khách du lịch không vứt rác bừa bãi, không thắp hƣơng quá nhiều để bảo vệ các hang động, đền chùa, thực hiện nếp sống văn minh.
Qua nhiều năm thực hiện, việc bảo tồn di sản văn hóa ở chùa Hƣơng đã phần nào đƣợc chú trọng nhƣng vẫn chƣa có những biến chuyển mãnh liệt, chƣa có những kế hoạch dài hơi nhƣ hƣớng dẫn, trao truyền cho thế hệ trẻ các giá trị truyền thống phi vật thể của địa phƣơng.
Du lịch lễ hội đã và đang là ngành mang lại nguồn lợi kinh tế khổng lồ cho ngƣời dân huyện Mỹ Đức nói chung và xã Hƣơng Sơn nói riêng, góp phần cải thiện đời sống vật chất của ngƣời dân. Với những phân tích về thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hƣơng có thể thấy rằng hoạt động du lịch chùa Hƣơng đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Đấy chính là cố gắng và nỗ lực của các Sở ban ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, cũng nhƣ của ngƣời dân địa phƣơng. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục nhƣng với những thành quả đã đạt đƣợc, rất đáng đƣợc ghi nhận, động viên.
TIỂU KẾT
Từng bƣớc xem xét, phân tích tỉ mỉ các mặt của lễ hội chùa Hƣơng giúp ta hình dung ra bức tranh toàn cảnh của lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc này, đồng thời giúp ta nhận thức đƣợc thực trạng của lễ hội chùa Hƣơng và du lịch lễ hội chùa Hƣơng hiện nay.
Có thể khẳng định rằng lễ hội chùa Hƣơng rất giàu bản sắc văn hóa, công việc tổ chức điều hành lễ hội đang đƣợc cải thiện theo từng năm tuy nhiên lễ hội và du lịch lễ hội vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó để du lịch lễ hội chùa Hƣơng phát triển hơn nữa, cần đƣa ra những phƣơng pháp quản lý, bảo tồn phù hợp. Việc nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hƣơng chính là cơ sở để đề xuất những giải pháp giải quyết những tồn tại, mở ra hƣớng đi mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch lễ hội nơi đây.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƢƠNG
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Hà Nội
Quần thể khu di tích Hƣơng Sơn hiện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, vì vậy trƣớc khi đƣa xây dựng những chính sách, kế hoạch phát triển du lịch lễ hội chùa Hƣơng, chúng ta cần biết mục tiêu và chiến lƣợc phát triển du lịch Hà Nội.
Xác định Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc, là vùng đất có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch nhƣ vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng tốt,... nghị Quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã nêu rõ mục tiêu và chiến lƣợc của Du lịch Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đó là “phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trƣờng, đƣa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc và khu vực”.
Vì vậy, để ngành du lịch Hà Nội đạt đƣợc mục tiêu chung nói trên, các chỉ tiêu và chiến lƣợc cụ thể cũng đƣợc hoạch định rõ ràng. Về lƣợng khách du lịch, phấn đấu năm 2015 thu hút 2,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế; 14,2 triệu lƣợt khách nội địa. Năm 2020 lƣợng khách quốc tế đạt 3,2 triệu lƣợt ngƣời, khách nội địa đạt 20 triệu. Và đến năm 2030, khách quốc tế đạt 4,5 triệu lƣợt ngƣời, khách nội địa đạt 26,8 triệu lƣợt ngƣời. Về tỷ trọng GDP du lịch trong GDP của Thành phố: phấn đấu đến năm 2015 chiếm 8,2%, năm 2020 chiếm 8,7% và năm 2030 chiếm 9,3%. Về lao động: năm 2015 tạo việc làm cho 241,5 ngàn lao động trong đó 80,5
ngàn lao động trực tiếp với 3% lao động có trình độ trên đại học, năm 2020 tạo gần 383,4 ngàn lao động trong đó có 127,8 ngàn lao động trực tiếp với 5% lao động có trình độ trên đại học. Năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 750 ngàn lao động trong đó có 250 ngàn lao động trực tiếp với 7% lao động có trình độ trên đại học.
Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 đã đƣa ra khá nhiều các mục tiêu chiến lƣợc về các sản phẩm du lịch, chiến lƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, mạng lƣới giao thông vận tải, kỹ thuật, chiến lƣợc về thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ du lịch.
Thành phố chủ trƣơng phát triển du lịch bền vững, gắn phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, liên kết với cộng động dân cƣ trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng; xây dựng quy hoạch các khu du lịch với các trọng điểm du lịch, tăng cƣờng công tác quản lý về du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ kinh doanh du lịch, tăng cƣờng hỗ trợ tài chính và xã hội hóa xúc tiến công tác quảng bá du lịch. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, kinh doanh, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trƣờng, quảng bá du lịch. Chú trọng đến việc phát triển nhân lực du lịch về cả chất và lƣợng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, đảm bảo nhân lực phục vụ cho ngành du lịch.
Thành phố chủ trƣơng phân định, hệ thống các sản phẩm du lịch của Hà Nội, ƣu tiên phát triển du lịch văn hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi, giải trí,… . Hà Nội xác định du lịch văn hóa chính là thế mạnh, là sản phẩm đặc trƣng của Hà Nội. Vì vậy du lịch văn hóa của Hà Nội bên cạnh việc tập trung phát triển các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, tham quan làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch cộng đồng thì loại hình du lịch lễ hội cũng rất đƣợc chú trọng. Du lịch lễ hội chùa Hƣơng là một trong những điểm du lịch lễ hội nổi tiếng nhất của Hà Nội, khu du lịch văn hóa lễ hội và cảnh quan Hƣơng Sơn đƣợc coi là một cụm du lịch trọng điểm và là một trong các dự án trọng điểm cần đầu tƣ giai đoạn đến năm 2020. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tƣ cũng đã đƣợc tính toán, cụ thể diện tích đất sử dụng là 1.500 ha với vốn đầu tƣ khoảng 750 triệu đô la để khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh lễ hội, trong
đó đặc biệt phát triển xã Hƣơng Sơn (khu vực đón tiếp khách hiện tại) thành đô thị tâm linh văn hóa. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nhận định rõ điểm du lịch chùa Hƣơng là