Khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận của nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm công cụ

Có rất nhiều các khái niệm phát triển cộng đồng khác nhau:

Khái niệm Phát triển cộng đồng được Chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, năm 1940 [2; tr 7] : “ Phát triển cộng đồnglà một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”

Định nghĩa của Liên Hợp Quốc, 1956 [2, tr 7]: “ Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”

Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng định nghĩa của Murray G. Ross, 1955 [2, tr 8]: “Phát triển cộng đồng là một diễn tiến qua đó cộng đồng nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của cộng đồng, biết sắp xếp các nhu cầu ưu tiên và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, biết tìm đến tài nguyên bên trong và ngoài cộng đồng để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong cộng đồng”

Khái niệm của Murray G.Ross nhấn mạnh đến việc phát triển bền vững – xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng dựa trên các nhu cầu thực tế của cộng đồng, đảm bảo sự tham gia của của các thành viên của cộng đồng vào các giai đoạn và tiến trình của việc phát triển. Trong đó việc huy động và sử dụng kết hợp giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng, xây dựng mạng lưới hợp tác, mạng lưới nhân lực

1.1.1.2 Trẻ em

Có nhiều khái niệm khác nhau về trẻ em, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm trẻ em theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam (2004): “Trẻ em là tất cả công dân dưới 16 tuổi”.

1.1.1.3 Tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm

Hiện nay trên thế giới chưa có định nghĩa chính thức về tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. Các định nghĩa chủ yếu được đưa ra bởi các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động vì trẻ em. Có thể liệt kê một số định nghĩa như sau:

“Tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm là một cách tiếp cận coi cộng đồng là một hệ thống trong đó coi trọng quan điểm cho rằng trẻ em phải được bảo vệ, yêu quý, được chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ bởi cộng đồng xung quanh trẻ. Nó cũng thúc đẩy các quyền của trẻ em để có thể thực hiện kết nối và giao tiếp một cách tự do” – Child Fund, 2002

“Tiếp cận trẻ em là trung tâm phát triển cộng đồng là một phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong đó trẻ em, gia đình và cộng đồng là những người tham gia hoạt động và hàng đầu trong phát triển của họ. Nó tăng cường năng lực và cơ hội để làm việc cùng với những người khác để giải quyết các nguyên nhân về cấu trúc và hậu quả của nghèo đói ở các cấp” – Plan International, 1998

Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng định nghĩa của UNICEFF, 2010:

“Cách tiếp cận trẻ làm trung tâm là tiếp cận lấy quyền và nhu cầu của trẻ em là trọng tâm chính cho sự phát triển. Một đứa trẻ không tự mình lớn lên và phát được, mà phải là một phần của một gia đình, một cộng đồng, một nền văn hóa và một quốc gia…Cách tiếp cận trẻ làm trung tâm đòi hỏi tăng cường hệ thống chăm sóc và phúc lợi của toàn xã hội

Khái niệm của UNICEFF đã thể hiện mối liên hệ với thuyết hệ thống sinh thái – sự liên kết và tương tác giữa trẻ em và môi trường tự nhiên – xã hội mà trẻ sinh

sống. Tác động vào các hệ thống này đồng nghĩa với việc tác động đến đời sống của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)