Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 49)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em

trung tâm tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Dựa trên bảng tiêu chí và chỉ số đánh giá đã xây dựng ở Bảng 6. Mục 1.1.2.4, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đánh giá việc ứng dụng tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại 04 xã ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang theo 06 tiêu chí: (1) Sự phát triển tổng thể của cộng đồng; (2) Công bằng và bình đẳng trong cộng đồng; (3) Huy động và sử dụng nguồn lực trong – ngoài cộng đồng; (4) Sự phù hợp với tình hình và nhu cầu của cộng đồng; (5) Sự thay đổi nhận thức và năng lực của cộng đồng; (6) Tính tự lực và sự tham gia của cộng đồng. Các phần sau đây sẽ trình bày kết quả đánh giá dựa trên 06 tiêu chí này.

2.2.1 Tiếp cận mang lại sự phát triển tổng thể

Phát triển tổng thể là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu của phát triển cộng đồng. Như đã phân tích ở trên, sự sinh tồn và phát triển của trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống xung quanh trẻ, do vậy tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm cũng không thể tập trung vào duy mình trẻ, mà còn phải cải thiện tổng thể những hệ thống xung quanh trẻ. Tại dự án Sơn Dương, GNI đã và đang triển khai các hoạt động ở nhiều lĩnh vực nhằm tác động vào trẻ - nhóm yếu thế trọng tâm và các hệ thống xung quanh trẻ. Điều này được thể hiện rõ ở các lĩnh vực sau:

Về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em:

Để tạo ra cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ em, đặc biệt những em có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình bảo trợ, GNI thường tổ chức các hoạt động bao gồm:

(1)Quản lý ca : Quản lý hồ sơ và theo dõi sự thay đổi/phát triển về bản thân trẻ và gia đình trẻ. Đội ngũ cán bộ và tình nguyện viên địa phương của GNI thường xuyên cùng các trưởng thôn hoặc giáo viên chủ nhiệm thăm từng hộ gia đình (3 ~4 lần/năm). Qua đó, xác định những thuận lợi, khó khăn mà trẻ gặp phải trong đời sống hàng ngày để có sự hỗ trợ kịp thời. Tính đến tháng 9/2014, GNI đang quản lý thường xuyên 2.273 trường hợp trẻ em nghèo/ có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ không thường xuyên 3.206 trẻ em trong vùng dự án.

(2)Liên lạc kết nối giữa nhà tài trợ và học sinh: Thông báo tình hình trẻ đến nhà tài trợ, chuyển các món quà/hỗ trợ riêng của nhà tài trợ đến từng học sinh. Hằng năm tổ chức hoạt động viết thư giữa trẻ và nhà tài trợ. Hoạt động này giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và mối liên hệ chặt chẽ giữa trẻ em và nhà bảo trợ trẻ. Đồng thời, qua việc trao đổi liên lạc, trẻ cũng tăng thêm kiến thức về quốc tế, rèn luyện tính tự tin và khả năng bộc lộ cảm xúc.

(3)Quà tặng hàng năm: Căn cứ trên khảo sát nhu cầu của trẻ em, GNI hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập thiết yếu … cho học sinh trong dự án.

(4)Chăm sóc sức khỏe và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em: Theo thống kê ban đầu, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng có nguyên nhân chủ yếu là bữa ăn tại gia đình vẫn chưa đủ dinh dưỡng. GNI đã và đang thực hiện hỗ trợ kinh phí nấu bữa ăn trưa hàng ngày cho học sinh mầm non (8,000 VNĐ/trẻ/bữa) nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và thu hút học sinh đến trường thường xuyên; Nâng cấp các bếp ăn nhà trường; Tập huấn kiến thức về chế độ dinh dưỡng của trẻ cho cha mẹ và giáo viên các trường trong dự án. Đó là hệ thống hoạt động liên hoàn nhằm đảm bảo trẻ được tiếp cận chế độ dinh dưỡng phù hợp.

(5)Nân cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em người dân trong cộng đồng: GNI còn hỗ trợ tu sửa và hỗ trợ trang thiết bị cho các

trạm y tế của xã, phòng y tế của trường; Tập huấn kiến thức và kỹ năng về dinh dưỡng,

(6)Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm và cấp phát thuốc hằng năm cho học sinh. Qua các đợt khám sức khỏe, phát hiện và hỗ trợ chi phí điều trị những trường hợp trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật có thể điều trị.

Việc hỗ trợ khám sức khỏe cho trẻ em trong vùng được gia đình trẻ và cộng đồng đánh giá cao: “Cháu nhà tôi trước kia hay đau ốm, đưa đến bệnh viên huyện Tuyên Quang khám thì bác sĩ bảo cháu bị hẹp van tim, cần mổ. Gia đình tôi thì nghèo, làm gì có tiền cho cháu mổ, vay mượn thì cũng không đủ, hang xóm cũng cho mượn nhiều rồi….Cháu được vào dự án, được các cô đưa đi viện Nhi Hà Nội khám, rồi gia đình được nhận hỗ trợ của dự án để mổ tim cho cháu. Gia đình tôi đội ơn dự án lắm. Cháu được tiền mổ, rồi tiền thuốc bổ, tiền ăn ở đi lại của gia đình trông cháu cũng được dự án hỗ trợ. Thế nên cháu mới được mổ ở Hà Nội….Hiện nay cháu khỏe rồi, không ốm đau như trước nữa…” - Phỏng vấn chị Lưu Thị H – Phụ huynh cháu Nguyễn Khánh T, 11 tuổi, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương.

Về lĩnh vực hỗ trợ phát triển giáo dục:

Giáo dục là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển hiện tại và tương lai của trẻ. Trẻ biết đọc biết viết, có kiến thức và kỹ năng thì khi lớn lên sẽ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, có khả năng cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình hơn. Nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục, GNI coi đây là hợp phần phát triển đặc biệt quan trọng. Từ khi thực hiện dự án tại xã Văn Phú, GNI đã tập trung đầu tư phát triển giáo dục cả về mặt cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục và về mặt chất lượng dạy – học tại các trường từ mầm non đến trung học cơ sở.

Hệ thống phòng học, lớp học cũng như các trang thiết bị dạy – học ở các trường trước khi tham gia vào dự án của GNI đều ở hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trong 4 năm (2011 ~2014), GNI đã huy động vốn để hỗ trợ xây mới/nâng cấp hàng loạt trường lớp; Xây mới 02 trường Tiểu học (gồm 16 phòng lớp học, 8 phòng chức năng và các công trình phụ khác); Xây mới 01 trường Mầm non; Sửa chữa,

ở các cấp. Mua sắm trang thiết bị giáo dục/ thiết bị thư viện cho 12 trường trong dự án.

Theo lời hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Phú, các hỗ trợ phát triển cho trường lớp “...Cơ sở vật chất của trường cũ cách đây 4-5 năm mấy phòng học thì đã được xây dựng từ những thập kỉ 70 của thế kỉ trước, nó đã xuống cấp rất lâu. Điều kiện phục vụ dạy và học cũng rất hạn chế. Ngoài việc phòng học ra, phòng chức năng, phòng làm việc thì gần như là còn thiếu, hệ thống công trình nước sạch vệ sinh cũng có nhưng đã xuống câp từ rất lâu rồi....Năm 2011, dự án hỗ trợ xây dựng trường mới với 8 phòng học, 4 phòng chức năng....Đến này về cơ sở vật chất thì các bạn đã thấy, nếu đem so sánh với hình ảnh cũ thì nó đã là khác nhau một trời một vực rồi, bên cạnh đó, chúng ta nhìn trong phòng học là cái tiện nghi rất đầy đủ bàn ghế, bảng, cái đó là nhờ tổ chức hết. Bàn ghế, bảng, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo

Về nâng cao chất lượng dạy – học, GNI đã phối hợp với Phòng Giáo dục huyện Sơn Dương và các chuyên gia giáo dục để tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng giảng dạy cho giáo viên cũng như các khóa bổ trợ kiến thức cơ bản và kỹ năng sống cho học sinh.

Các hoạt động tập huấn/ ngoại khóa được tổ chức dựa trên nhu cầu của trẻ nên được trẻ em tại các xã dự án rất hào hứng tham gia. Điều này được kiểm chứng qua nội dung thảo luận của nhóm học sinh tại trường Tiểu học Sơn Nam như sau:

“ Hỏi: Các em đã tham gia những hoạt động gì do tổ chức GNI thực hiện tại trường mình? Đáp:

Học sinh 1: Bạn T (ngồi cạnh) đã đạt giải Ba trong Ngày hội đọc sách đấy ạ.

Học sinh 2: Em và 4 bạn nữa trong lớp ở nhóm thi Ý tưởng học sinh ạ... Đấy là thi về các ý tưởng sáng tạo của học sinh để nhà trường và làng xóm được tươi đẹp hơn...Ý tưởng của em là Thùng rác thân thiện...

Học sinh 3: Chúng em đồng diễn thể dục trong Ngày hội vì trẻ em...được gặp chú Xuân Bắc, xem xiếc và ảo thuật...”

Bảng 7. Các khóa tập huấn/ hoạt động ngoại khóa tại 04 xã dự án (2010 ~2013)1

STT Nội dung tập huấn/đào tạo Đối tượng tập huấn Số lượng khóa 1 Tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động

ngoại khóa cho giáo viên

Giáo viên tiểu học 02 2 Tập huấn đổi mới phương pháp giảng

dạy – lấy trẻ làm trọng tâm trong trường mầm non

Giáo viên mầm non 03

3 Tin học mùa hè Học sinh cấp I và

cấp II

03 4 Phòng chống tai nạn thương tích Học sinh cấp I và III 02

5 Lớp học năng khiếu Mỹ Thuât, Âm nhạc, Võ thuật

Học sinh cấp I và cấp II

03

6 Luyện chữ đẹp Học sinh cấp I 02

7 Giáo dục giới tính cho học sinh Học sinh cấp II, III 03

8 Thi đọc sách Học sinh cấp I 04

9 Ý tưởng học sinh Học sinh toàn dự án 02

10 Ngày hội vì trẻ em. Học sinh toàn dự án 02

Bảng 7 thể hiện sự phong phú và đa dạng của các nội dung hoạt động tập huấn đã được triển khai tại địa bàn 04 xã. Các hoạt động tập huấn đã bổ sung kiến thức chuyên môn cho các cán bộ giáo viên, đặc biệt là về mặt phương pháp giáo dục mới. Đối với học sinh, nhìn vào các chương trình đã được GNI phối hợp với các trường tổ chức, ta có thể nhận thấy GNI quan tâm đến việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ cả về kiến thức, kỹ năng, thể chất, tinh thần và quan hệ xã hội.

Về lĩnh vực phát triển sinh kế:

Kinh tế hộ gia đình nghèo khó, thiếu vốn sản xuất là một nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ thiếu cơ hội được đáp ứng các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe,..). Do vậy, GNI cũng chú trọng hỗ trợ cộng đồng và các hộ gia đình nghèo phát triển sinh kế. Các hoạt động chính đã thực hiện trong 3 năm dự án đó là:

(1)Tổ chức nhóm vay vốn quay vòng sản xuất (Ngân hàng vật nuôi): 80 hộ gia đình đã tham gia vay vốn mua vật nuôi sinh sản (lợn, bò).

(2)Hỗ trợ giống lúa và tập huấn canh tác giống lúa mới đem lại năng suất cao cho 1536 hộ gia đình.

(3)Hỗ trợ 297 hộ gia đình sản xuất rau vụ đông, đem lại năng suất cao và nguồn thu nhập đáng kể bổ sung cho gia đình lúc nông nhàn.

(4)Hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất cho sản xuất: kiên cố hóa 6,078m mương tưới tiêu, 56 giàn xạ lúa và 48 bình phun công nghiệp, 04 máy bơm…

(5)Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh, tiêm vắc xin cho người dân chăn nuôi gia súc sinh sản định kì 1 năm/lần

(6)Tập huấn nâng cao năng lực cho các thú y viên thôn bản để nâng cao năng lực quản lý dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại địa bàn.

Các hỗ trợ về sinh kế, phát triển nông nghiệp cho cộng đồng nói chung và các hộ gia đình nghèo có trẻ em được bảo trợ nói riêng, được người dân cộng đồng xem như một nguồn lực lớn và rất thiết thực: “Gia đình hoàn cảnh thế này, hai ông bà già chúng tôi nuôi hai đứa trẻ con, gọi là giật gấu vá vai...Lúa mùa trước để lại cân nào tốt nhất làm giống mùa sau, chứ không có tiền mua giống mới, giống năng suất cao....Dự án hỗ trợ cho 5 kg giống lúa Nhị ưu 838 rất tốt....Có cán bộ nông nghiệp về tập huấn chứ, tập huấn 3 buổi... năm ấy bội thu, gia đình có gạo đủ ăn lại có giống rất tốt để dành” – Phỏng vấn hộ gia đình nhận hỗ trợ giống lúa năm 2013 tại xã Thiện Kế.

Về lĩnh vực phát triển nước sạch - vệ sinh môi trường:

Nguồn nước và chất lượng không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân nói chung và trẻ em nói riêng. Do đó, GNI đã hỗ trợ cộng đồng địa phương cải thiện điều kiện nước sạch – vệ sinh môi trường tại địa phương. Các hoạt động bao gồm: (1)Khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân thông qua các hệ thống

nước sạch tự chảy, giếng khoan… Tính đến tháng 5/2013, GNI đã hỗ trợ xây dựng 04 hệ thống nước tự chảy (cung cấp nước sạch cho hơn 1200 hộ gia đình);

hỗ trợ khoan 90 giếng nước cho các hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước tự chảy.

(2)Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh tại 18 công trình công cộng (trường học, nhà văn hóa, UBND, trạm y tế); hỗ trợ 40 hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh tiêu chuẩn; hỗ trợ 10 hộ gia đình làm Biogas.

(3)Tổ chức 02 chiến dịch bảo vệ môi trường tại 11 thôn xóm trên địa bàn.

Về lĩnh vực nâng cao năng lực:

Nguyên tắc quan trọng đối với công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng đó là phát huy tính tự lực của cộng đồng. Nâng cao nhận thức và kỹ năng của các thành viên trong cộng đồng để chính họ tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. Do vậy, GNI không chỉ can thiệp thay đổi các điều kiện vật chất của cộng đồng, mà còn thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cộng đồng: - Tổ chức các cuộc vận động nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về

các vấn đề trẻ em, gia đình và xã hội, củng cố và tăng cường vai trò của một số nhóm yếu thế trong xã hội như trẻ em, phụ nữ. Chương trình này được triển khai thông qua các hoạt động như: giáo dục xã hội, triển lãm và các chiến dịch vận động hàng năm.

- Bổ trợ kiến thức và kỹ năng thực hiện dự án phát triển cộng đồng cho cán bộ cộng đồng (cán bộ xã, trưởng thôn)

- Chương trình bổ trợ kỹ năng hướng nghiệp: Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng, giúp họ trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tìm kiếm được những cơ hội việc làm tốt cho mình. Các lớp đào tạo có thể là tập huấn kỹ năng sử dụng vi tính, ngoại ngữ, nghề thủ công,…

Theo thống kê tại Bảng 8, có thể thấy rằng chương trình phát triển tại 04 xã của huyện Sơn Dương đã tác động trực tiếp đến trẻ em sống tại địa bàn (bảo trợ học sinh, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục…) cũng như các hệ thống có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với trẻ (gia đình, nhà trường, làng xóm,...). Với sự tác động toàn

diện vào các hệ thống giáo dục – gia đình – môi trường tự nhiên... Tác động cải biến từ cơ sở hạ tầng đến nhận thức của cộng đồng. Cách tiếp cận này hướng điện sự phát triển đồng đều và cơ sở cho sự phát triển bền vững cho cộng đồng 04 xã.

Bảng 8. Thống kê các hoạt động dự án GNI tại huyện Sơn Dương (2011~2014)2

ST

T LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Đơn vị tính Số lượng I Bảo trợ học sinh

1 Số trường hợp đặc biệt khó khăn được hỗ trợ trường hợp 12

2 Quà tặng hàng năm hs mầm non suất 2668

3 Quà tặng hàng năm hs tiểu học suất 5124

4 Quà tặng hàng năm hs THCS suất 1300

Tặng quà nhân các dịp Tết, Trung thu, 1/6… Xuất quà 9092

II Phát triển giáo dục 5 Số hoạt động ngoại khóa (Tết thiếu nhi, Trung thu,

Ngày hội thể thao...) đã tổ chức hoạt động 20

6 Số lớp học bổ trợ kiến thức (toán văn, Tin học...) đã

tổ chức lớp 25

7 Số khóa học cho giáo viên khóa 5

8 Hỗ trợ học phí cho học sinh học sinh 600

9

Số khóa tập huấn nâng cao kỹ năng (Phòng chống tai nạn thương tích, Giáo dục giới tính, ...) đã tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)