Các lí thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận của nghiên cứu

1.1.2 Các lí thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.1.2.1 Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của L.V Bertalaffy (Lý thuyết hệ thống tổng thể, 1968) và được phát triển bởi Urie Bronfenbrenner (1917), Novert Wiener (1948), W.R Ashby (1956), Bronfenbrenner & Moris (1998). Lý thuyết này dựa trên quan điểm sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Theo đó, “hệ thống là phức hợp các phần tử có quan hệ nhất định với nhau và với môi trường” [7, tr 10]. Mọi hệ thống đều có những quy luật xoay quanh các phạm trù: Đại cương về hệ thống, Cấu trúc của hệ thống, Động thái của hệ thống và Điều khiển hệ thống. Có nhiều kiểu phân loại hệ thống, theo Pincus và Minahan, hệ thống được phân loại thành ba loại như sau: (1) Hệ thống phi chính thức hoặc tự nhiên: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp; tinh thần, lời khuyên bảo, thông tin, các nguồn lực và hoạt động trợ giúp cụ thể; (2) Hệ thống chính thức: Các tổ chức xã hội, hiệp đoàn xã hội mà cá nhân là thành viên trong đó.; (3) Các hệ thống xã hội: Các chương trình tình nguyện, các phong trào xã hội;

Trong công tác xã hội, lý thuyết hệ thống hướng đến giải quyết vấn đề về tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của hành vi hoặc cá nhân (Hanson, 1995). Thuyết hệ thống nhấn mạnh vào sự tương tác của con người với môi trường sinh thái của mình. Sự can thiệp tại bất cứ điểm nào trong hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống. Các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng (Pincus và Minahan).

Urie Bronfenbrennerđã xây dựng khung lý thuyết hệ thống sinh thái xã hội (2000) đề cập đến phân tích mối quan hệ giữa cá nhân với các hệ thống [10, 120]. Khung này bao gồm hệ vi mô (microsystem) là hệ thống thuộc về đời sống cá nhân,

hệ cấp trung (mesosystem) chỉ mối liên hệ giữa các hệ vi mô, hệ ngoại vi (exosystem) gồm các bối cảnh xã hội trong đó các cá nhân không có được vai trò chủ động, hệ vĩ mô (macrosystem) gồm văn hóa và tư tưởng hệ, và chu trình thời gian gồm vòng đời của cá nhân và các bối cảnh lịch sử xã hội. Theo đó, cá nhân không phải là một con người đơn lẻ và thụ động, mà là một tác nhân tích cực, tương tác với gia đình, bạn bè, trường học, hàng xóm, tổ chức tôn giáo, các dịch vụ sức khỏe…

Như vây, theo thuyết hệ thồng, trẻ em là một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn gia đình và cộng đồng. Sự tồn tại và phát triển của trẻ em chịu tác động rất lớn từ các hệ thống xung quanh như: kinh tế hộ gia đình, giáo dục, môi trường tự nhiên… Muốn hỗ trợ trẻ em nghèo cần xuất phát từ việc giải quyết các khó khăn từ các hệ thống xung quanh trẻ. Ngược lại, từ sự đầu tư vào phát triển trẻ em cũng dẫn đến sự thay đổi mang tính dài hạn về phía cộng đồng.

Trong đề tài này, người nghiên cứu vận dụng lý thuyết hệ thống để phân tích mối quan hệ và tác động qua lại của cộng đồng với nhóm trẻ em nghèo và nguyên nhân của tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm.

1.1.2.2 Các nguyên lý phát triển cộng đồng

Nguyên lý phát triển cộng đồng là những lý luận, nguyên tắc mà những người làm công tác phát triển cộng đồng cần phải tuân theo. Nguyên lý phát triển cộng đồng là chỗ dựa để cân nhắc trong quá trình xác định mục tiêu, xây dựng hoạt động và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển trong những cộng đồng nhất định. Nội dung nguyên lý phát triển cộng đồng gồm 7 nguyên lý cơ bản [3, tr 6] như sau:

 Nguyên lý 1 - Phát triển tổng thể: Xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, môi trường và con người là 6 thành tố cơ bản của một cộng đồng. Nguyên lý đề cập đến phát triển tổng thể có nghĩa là khi tập trung trong việc phát triển cộng đồng cần phải có sự phát triển công bằng đồng đều giữa các yếu tố trên. Và có thể thấy dự án đã thực hiện trên cơ sở 6 thành tố cơ bản này của cộng đồng.

 Nguyên lý 2- Phát triển bền vững: Giải pháp cho việc phát triển bền vững là phải phát huy tiềm năng địa phương. Dự án này thực hiện trên cơ sở cộng đồng là người có quyền quyết định cao nhất trong việc phát triển tương lai và tác động để phát triển tương lai của họ. Bởi vậy, trao quyền cho cộng đồng và giúp đỡ họ thực hiện những quyền của họ là cách để thực hiện phát triển bền vững.

 Nguyên lý 3- Đảm bảo tính công bằng trong phát triển: Đảm bảo tính công bằng trong phát triển, các vấn đề của cá nhân và cộng đồng phải được xem xét thường xuyên.

 Nguyên lý 4 - Tạo được sự tham gia tối đa trong cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng sẽ đạt được hiểu quả tối đa nếu họ có quyền trong việc xác định nhu cầu, xây dựng những hoạt động can thiệp, tự mình duy trì những hoạt động đó. Điều quan trọng là để tất cả các nhóm trong cộng đồng đều có thể tham gia vào hoạt động phát triển với một tinh thần hợp tác cùng phát triển.

 Nguyên lý 5 - Tạo ra/ Tăng cường sự liên kết và sử dụng hiệu quả kiến thức ngoài cộng đồng: Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá cộng đồng có phát triển hay không chính là sự liên kết với các cộng đồng khác. Tuy một cộng đồng được xem là phát triển phải là cộng đồng tự lực về kinh tế, quản lý sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên… tuy nhiên cộng đồng cũng cần có những liên kết ở mức độ cộng đồng với cộng đồng để tạo ra những hoạt động hoặc những trao đổi kinh nghiệm cần thiết.

 Nguyên lý 6 - Học và làm việc cùng cộng đồng: Nguyên lý này có nghĩa là mỗi cán bộ làm công tác phát triển đi đến cộng đồng trước hết là học từ cộng đồng và sau đó là làm cùng với cộng đồng chứ không tâm niệm là đi dạy cộng đồng làm phát triển. Hiểu được cách suy nghĩ, phân tích và hành động của mỗi nhóm đối tượng trong cộng đồng là điểm xuất phát cho việc cùng nhau tìm ra những giải pháp giúp cộng đồng có lợi nhất.

 Nguyên lý 7 - Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài cộng đồng cho một mục đích chung:Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội luôn luôn đóng góp một phần rất quan trọng trong lĩnh vực phát triển cộng

đồng. Họ quan tâm đến những nhóm thiệt thòi, ít được quan tâm trong xã hội - họ phân tích tìm hiều hoàn cảnh, tìm hiểu nguyên nhân của các khó khăn, trở ngại, đồng thời thu hút sự quan tâm của xã hội đến nhu cầu của những nhóm bị thiệt thòi. Mặt khác, Tổ chức chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm chính cho những hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế xã hội theo đinh hướng phát triển quốc gia. Bởi vậy, cần có sự phối kết hợp giữa các tổ chức phi chính phủ và Tổ chức chính phủ trong các hoạt động phát triển cộng đồng để đạt được hiệu quả cao nhất, không trùng lặp, chồng chéo và đặc biệt là không đi ngược lại với những định hướng phát triển của nhà nước. Đó là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình phát triển cộng đồng. Hiện nay, việc đánh giá các tiếp cận phát triển cộng đồng chưa có một bộ tiêu chí cụ thể thống nhất nào. Do vậy, căn cứ trên hai lý thuyết ứng dụng kể trên, người nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc ứng dụng cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm của GNI tại 04 xã của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang như Bảng 6 dưới đây.

Bảng 6. Bảng tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả ứng dụng tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm của GNI

STT Tiêu chí Chỉ số

1 Sự phát triển tổng thể

+ Các lĩnh vực phát triển

+ Tỉ lệ vốn đầu tư cho phát triển từng lĩnh vực 2 Công bằng và bình

đẳng trong cộng đồng

+ Các nhóm đối tượng hưởng lợi. + Số người/lượt người được hưởng lợi

+ Mức độ biết và tiếp cận được các hoạt động dự án

3 Huy động và sử dụng nguồn lực trong – ngoài cộng đồng

+ Tỉ lệ vốn huy động cho chương trình phát triển cộng đồng

+ Các nguồn lực bên ngoài huy động được cho chương trình phát triển tại 04 xã.

+ Các nguồn nội lực huy động được cho chương trình phát triển tại 04 xã.

+ Mức độ đóng góp nguồn lực của cộng đồng vào chương trình phát triển.

4 Sự phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế của của cộng đồng

+ Mức độ hài lòng của đối tượng hưởng lợi đối với các hoạt động của chương trình phát triển.

+ Tỉ lệ đối người dân trong cộng đồng đánh giá các hoạt động của chương trình phát triển ở mức Tốt trở lên.

5 Sự thay đổi nhận thức và năng lực của cộng đồng

+ Số khóa/đợt tập huấn/tuyên truyền thay đổi nhận thức/ nâng cao năng lưc.

+ Các đối tượng được nâng cao năng lực.

+ Số người/lượt người được tập huấn nâng cao năng lực.

+ Mức độ thay đổi của về nhận thức và năng lực của các đối tượng được tập huấn/truyền thông

6 Tính tự lực và sự tham gia của cộng đồng

+ Mức độ tham gia của các thành viên cộng đồng vào các giai đoạn của chương trình phát triển.

+ Mức độ tự lực của cộng đồng trong các giai đoạn của chương trình phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)