Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Xã Đại Phú, Thiện Kế, Sơn Nam, Văn Phú là 04 xã nằm ở phía Tây Nam huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cách Trung tâm huyện lỵ Sơn Dương trên 30 km và cách Thủ đô Hà Nội trên 150 km.

Toàn xã có 4,136 hộ với 19,692 khẩu gồm 3 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 50%, dân tộc Cao Lan chiếm 49%, dân tộc Hoa kiều chiếm 1%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, trong đó lực lương lao động trong công nghiệp -

tiểu thủ công nghiệp khoảng trên 1,5%, dịch vụ chiếm 1% và trên 90% trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Với tổng diện tích tự nhiên 9845 ha, 04 xã có quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả huyện. Đất đai tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh lúa, ngô, mía cung cấp nguyên liệu cho sản công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp.Kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chế biến nông sản. Cây trồng chính của xã là lúa, ngô, mía và cây màu.Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 65%, chăn nuôi 33% và dịch vụ nông nghiệp 2%. Giống như các xã trong huyện cây lương thực chủ yếu là cây lúa, cây ngô, cây mía là các cây trồng chủ đạo. Bước đầu sản xuất nông nghiệp của xã đã bước đầu được điều chỉnh theo hướng thị trường, một số sản phẩm đã được sản xuất, chế biến cung cấp ra thị trường song những sản phẩm này việc tiêu thụ gặp khó khăn, một số sản phẩm chăn nuôi trâu, bò, lợn...

Theo số liệu đánh giá hộ nghèo thu thập đầu năm 2011, số hộ nghèo chiếm 38,2%. Trong đó 57,72% số hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số. Các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo của các hộ nghèo trong toàn xã nguyên nhân chính dẫn đến nghèo là: Thiếu vốn đầu tư sản xuất, thiếu đất canh tác; thiếu kinh nghiệm sản xuất và kế hoạch chi tiêu, các nguyên nhân khác đông con, thiếu việc làm, ốm đau, tàn tật…Ngoài số hộ nghèo đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các chương trình, dự án để giúp cho họ thoát nghèo thì có một số lượng lớn những hộ vừa thoát nghèo nhưng có mức thu nhập bấp bênh, trên mức chuẩn nghèo nhưng dễ dàng quay lại mức nghèo khi gặp các rủi ro, thiên tai. Thông qua các chương trình của Chính phủ hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn và các hoạt động của Dự án xây dựng thí điểm xây dựng nông thôn mới (JAIKA, 2002). Tuy vậy những hộ nghèo vẫn còn dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài (như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường…). Hiện tại, khi dự án kết thúc người dân phải đối mặt với rủi ro quay trở lại tình trạng đói nghèo do những biến động về giá cả thị trường, do thiên tai và dịch bệnh cây trồng, vật nuôi [26, tr 4]. Vì vậy việc hỗ trợ những hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các hoạt động kết nối họ với thị trường, sử dụng bền vững trên

nguồn tài nguyên thiên nhiên để tăng thu nhập, giúp họ thoát nghèo bền vững là mối quan tâm lớn của chính quyền xã 04 xã.

70% người dân trong vùng sử dụng chủ yếu nguồn nước tự nhiên từ trên núi (nước tự chảy), các hộ còn lại sử dụng nước giếng đào hoặc giếng khoan. Tuy nhiên nguồn nước chưa đảm bảo vệ sinh, về mùa khô lại thiếu nước nghiêm trọng. Chuồng trại xây dựng ngay sát nhà, bếp và giếng nước. Lượng chất thải do chăn nuôi đổ ra hàng ngày không nhỏ, nhưng không được xử lý. Trên địa bàn toàn cả 03 xã không có hầm xử biogas, do điều kiện kinh tế các hộ gia đình khó khăn, quy mô chăn nuôi nhỏ. Tỉ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn rất thấp (22.35%)

Do mức sinh cao nên số trẻ em tại địa bàn tương đối cao 9377 em (2011). Điều kiện kinh tế hộ gia đình nhiều hộ khó khăn, điều kiện cơ bản về vệ sinh môi trường, trường, trạm… tại địa bàn còn thiếu thôn nên tỉ lệ trẻ mắc các bệnh (da liễu, hô hấp, tiết niệu) tới 14,7 %, 0.5% trẻ tử vong dưới 5 tuổi, tỉ lệ suy dinh dưỡng cao (26.8%). Tỉ lệ suy dinh dưỡng có chiều hướng tăng lên, nguyên nhân do: Trình độ dân trí có hạn, các bà mẹ chưa có đầy đủ kiến thức và kỹ năng nuôi trẻ; Khẩu phần ăn chưa đầy đủ, chế biến thức ăn không hợp khẩu vị,; Điều kiện kinh tế khó khăn, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Có 1.8 % trên tổng số trẻ cần bảo vệ đặc biệt (trẻ mồ côi, khuyết tật hoặc bị bệnh hiểm nghèo) [20, tr 12]

Hệ thống trường học trên địa bàn 04 xã được phân bố thành một điểm trường trung tâm và nhiều điểm trường phụ (chi trường) do đặc điểm dân cư sống rải rác và địa hình chia cắt hiểm trở bởi đồi núi và sông suối. Các chi trường còn thiếu nhiều cơ sở vật chất và các phòng chức năng và các công trình phụ thiết yếu cho việc học tập và sinh hoạt tại trường của học sinh. Một số trường còn thiếu phòng học, phòng học ở chi trường không đảm bảo an toàn, thiếu đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của cô, của trẻ nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục còn chưa đảm bảo chất lượng, trẻ thiếu phương tiện học liệu để chơi, để học, khám phá và trải nghiệm ảnh hưởng đến kết quả học tập và vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó, các tài liệu, sách tham khảo vẫn đang còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Ở các điểm trung tâm và điểm lẻ có nhà bếp để tổ chức ăn trưa cho trẻ tại trường tuy

nhiên tất cả đều chưa đảm bảo và ở hầu hết các điểm lẻ là bếp tranh tre tạm bợ, đun nấu bằng củi.

Gia đình và cộng đồng đánh giá cao vai trò của giáo dục, các bậc phụ huynh đều có mong muốn con cái mình được đến trường đúng độ tuổi và theo hết chương trình đào tạo. Do vậy, công tác khuyến học của địa phương được thực hiện tốt, đã vận động được trẻ em đến trường đúng độ tuổi đạt tỷ lệ là 97.7%. Tuy nhiên nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc đến trường, chẳng hạn như phải đi học xa (trên 10km), thiếu phương tiện di chuyển; đường đi học vắng và phải đi qua nơi nguy hiểm, đi qua nhiều sông suối. Bên cạnh đó, kinh tế gia đình của nhiều học sinh thuộc diện nghèo và cận nghèo, nên các em vẫn còn thiếu thốn đồ dùng học tập thiết yếu cũng như khó khăn trong đóng góp các khoản phí giáo dục hàng năm (đối với học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông)

Với đặc điểm kinh tế- xã hội kể trên, cộng đồng dân cư tại 04 xã nói chung và trẻ em tại công đồng nói chung có các nhu cầu nổi bật cần đáp ứng như sau:

Nhu cầu của trẻ em

 Được gia đình và cộng đồng yêu thương, chăm sóc.

 Được chăm sóc đầy đủ về ăn, mặc, ở, đi lại.

 Được đến trường học tập và vui chơi với bạn bèn; tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Nhu cầu của các hộ nghèo và cận nghèo

 Gia đình có sinh kế đem lại thu nhập ổn định.Có kiến thức và kỹ năng sản xuất và vận dụng tốt vào thực tế sản xuất của gia đình.

 Các thành viên của gia đình được chăm sóc sức khỏe tốt, được đáp ứng nhu cầu ăn – mặc - ở;

 Con cháu được học hết cấp III, kiếm được việc làm ổn định.

Nhu cầu của nhà trường

 Cơ sở vật chất của nhà trường được nâng cấp.

Nhu cầu của các đoàn thể và chính quyền địa phương

 Năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng cao

 Học sinh không phải nghỉ bỏ học. Các học sinh nghèo được hỗ trợ.

cách bền vững.

 Đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt với các nhóm yếu thế trong cộng đồng.

 Phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa địa phương

Nhu cầu chung của cộng đồng:

 Cộng đồng thoát nghèo

 Đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong cộng đồng được cải thiện và nâng cao.

 Các nhu cầu cơ bản về sinh tồn và phát triển của các thành viên trong cộng đồng được đáp ứng.

 Các thành viên cộng đồng đều có cơ hội tiếp cận nguồn lực để chăm sóc, bảo vệ và phát triển bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)