Tổ chức Good Neighbors International và việc ứng dụng tiếp cận phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu

1.2.2 Tổ chức Good Neighbors International và việc ứng dụng tiếp cận phát

cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại Việt Nam

Good Neighbors International (GNI) bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2005. Đến nay, GNI đã phát triển hoạt động tại nhiều vùng miền khó khăn trên cả nước. Tính đến tháng 4 năm 2014, GNI đã triển khai dự án tại 18 địa phương, hỗ trợ thường xuyên 7.291 trẻ em. Địa bàn hoạt động dự án của GNI bao gồm:

STT Các xã dự án Thời gian bắt đầu

1 Do Nhân, Hòa Bình Tháng 6/2005

2 Lỗ Sơn, Hòa Bình Tháng 6/2005

3 Gia Mô, Hòa Bình Tháng 6/2005

4 Xăm Khoè, Mai Châu, Hòa Bình Tháng 1/2011 5 Piềng Vế, Mai Châu, Hòa Bình Tháng 1/2011

6 Thịnh Lang, Hòa Bình Tháng 1/2011

8 Thiện Kế, Tuyên Quang Tháng 4/2012

9 Sơn Nam, Tuyên Quang Tháng 4/2012

10 Đại Phú, Tuyên Quang Tháng 4/2012

11 Vĩnh Khang, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Tháng 12/2012 12 Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Tháng 12/2012 13 Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Tháng 12/2012 14 Vĩnh Hưng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Tháng 12/2012 15 Vĩnh Long,Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Tháng 12/2012

16 Đồng Quý, Tuyên Quang Tháng 3/2014

17 Đông Lợi, Tuyên Quang Tháng 3/2014

18 Chi Thiết, Tuyên Quang Tháng 3/2014

Sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức:

Tầm nhìn Không ai còn bị đói ăn

Không ai trở thành nạn nhân của các thảm họa có thể ngăn ngừa được.

Mọi người bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không còn sự kì thị, phân biệt chủng tộc.

Sứ mệnh Tôn trọng những giá trị của con con người, nỗ lực trong việc khôi phục và bảo vệ phẩm giá con người.

Thành lập hệ thống hỗ trợ toàn cầu để góp phần biến đổi thế giới thành nơi mọi người có thể chung sống hạnh phúc.

Tận dụng nguồn lực địa phương để đem lại tác động mạnh nhất và hiệu quả cao nhất cho công việc.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng dựa vào chính năng lực của họ. Ưu tiên hàng đầu cho vấn đề trẻ em.

Tôn chỉ hành động

Đến bất kỳ đâu cần được giúp đỡ, không phân biệt màu da, văn hóa hay khoảng cách địa lý.

Thúc đẩy sự phát triển bền vững cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng dựa vào chính năng lực của họ.

 Định hướng tiếp cận phát triên cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm trong chương trình phát triển của Good Neighbors International:

Sự phát triển và tiến bộ của các quốc gia không chỉ là sự tăng trưởng kinh tế, mà còn ở phát triển văn hóa, đời sống xã hội và chất lượng sống của mỗi công dân . Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một quốc gia và là cơ sở cho sự tiến bộ và phát triển của nó. Hạnh phúc và phẩm giá con người vừa là mục đích trung tâm của sự phát triển cũng như của chính nghĩa đối với phát triển . Do đó, phát triển con người bền vững dựa trên tăng cường phúc lợi của người dân và tạo điều kiện bình đẳng cho phép tất cả mọi người nhận ra tiềm năng của mình

GNI coi tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ làm trung tâm để là cách thức hiệu quả để giải quyết các nguyên nhân sâu sa của đói nghèo. Theo quan điểm của tổ chức: trẻ em là điểm khởi đầu cho việc phá vỡ “vòng luẩn quẩn đói nghèo giữa các thế hệ”. Tiếp cận này thúc đẩy hướng phát triển dựa trên các lợi ích tốt nhất của trẻ em và hướng tới thực hiện các quyền của trẻ em, đảm bảo phát triển con người bền vững. Các phúc lợi của trẻ em sẽ chuyển thành sự thịnh vượng của một quốc gia. Đó là một thước đo quan trọng để đánh giá sự phát triển quốc gia [18, tr 15].

Cách tiếp cận trẻ làm trung tâm xác định quyền và nhu cầu của trẻ em là trọng tâm chính cho sự phát triển. Một đứa trẻ không phải tự mình lớn lên và phát triển mà là một phần không thể tách rời với một gia đình, một cộng đồng, một nền văn hóa và một quốc gia. “Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước”, chính những đứa trẻ hiện tại sẽ là người kế tục phát triển đất nước và thế giới. Trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền trẻ em bao gồm chính quyền địa phương, nhà nước,cũng như cộng đồng quốc tế. Việc thực hiện các quyền của trẻ em do đó đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp giữa các nhân tố khác nhau, không giới hạn ở bất kể quốc gia hay vùng lãnh thổ nào.Phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm rõ ràng cần dựa trên phát triển hệ thống hợp tác, hỗ trợ và quản lý trong và ngoài cộng đồng để đảm bảo chăm sóc trẻ em và phát triển của trẻ. Lý tưởng nhất, điều này sẽ được thành lập trên sự tham gia bình đẳng của tất cả các thành viên cộng đồng đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Hình 1. Mối quan hệ giữa các thiết chế với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Để định hướng cho việc ứng dụng tiếp cận này, chương trình phát triển cộng đồng lấy trẻ làm trung tâm của GNI đã đề ra các tiêu chí [18, tr 18] ứng dụng như sau:

(1) Nhiều cá nhân và các tổ chức khác nhau trong và ngoài cộng đồng cùng phối hợp về việc thực hiện quyền của trẻ em. Mỗi thành tố có một vai trò và trách nhiệm khác nhau trong tiến trình phát triển đó.

(2)Định hướng bởi các lợi ích tốt nhất cho trẻ em, dựa trên Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Quyền con người.

(3)Tăng cường tối đa sự tham gia của cộng đồng và đặc biệt là trẻ em vào tiến trình phát triển.

(4)Tăng cường các dịch vụ xã hội cơ bản tích hợp dựa vào cộng đồng.

(5)Nhấn mạnh đầu tư trọng tâm chiến lược vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục tiểu học cơ bản và thanh thiếu niên.

Tại 04 xã dự án GNI tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, tổ chức GNI đã thực hiện dự án với hình thức huy động vốn bảo trợ quốc tế để cải thiện đời sống của trẻ em và chính cộng đồng các em đang sinh sống: (1) Đầu tư trực tiếp vào trẻ em: 40%; (2) Đầu tư gián tiếp vào trẻ em: 30 % (Vận động, truyền thông nâng cao

năng lực cho cộng đồng nơi trẻ sinh sống); (3) Phát triển cộng đồng: 20 % (Phát triển sinh kế, Nâng cấp cơ sở hạ tầng cộng đồng…); (4) Hành chính dự án: 10 % (quản lý và giám sát dự án, nâng cao năng lực quản lý dự án cộng đồng)

Tổng số tiền tài trợ cho trẻ được phân bổ vào các mảng hoạt động cải thiện điều kiện sống cộng đồng như: hỗ trợ dụng cụ học tập, xây dựng trường lớp, hỗ trợ xây dựng hệ thống công trình nước sạch – vệ sinh môi trường, phát triển nông nghiệp, cải thiện sinh kế .Những thay đổi tại gia đình, trường học, cộng đồng đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ; giúp cải thiện điều kiện sống hiện tại của trẻ; giúp có thêm nhiều cơ hội sống và phát triển.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)