Thực trạng triển khai tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng triển khai tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm

tâm tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Phương châm hành động của GNI là: “Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho trẻ em”. Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp chăm sóc và bảo trợ trẻ em, tổ chức GNI đã lấy đối tượng chính của các chương trình phát triển của mình là trẻ em. Thông qua nguồn tài trợ trực tiếp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ các nhà hảo tâm trên khắp thế giới, GNI mong muốn giúp cải thiện điều kiện sống, ăn ở và học tập của các em theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

GNI nhận thấy rằng sự tồn tại và phát triển của trẻ em chịu tác động rất lớn từ các hệ thống xung quanh như: kinh tế hộ gia đình, giáo dục, môi trường tự nhiên... Ví dụ: Những ảnh hưởng của sự nghèo đói và thiếu cơ hội phát triển là khắc nghiệt nhất đối với trẻ em, điều đó gây thiệt hại lâu dài trong tâm trí và cơ thể của trẻ. Nó hạn chế khả năng con người cũng như những cơ hội cuộc sống của trẻ. Thiệt hại do suy dinh dưỡng, bệnh tật và thiếu chăm sóc đầy đủ trong thời thơ ấu cản trở việc học trong tương lai và phát triển thể chất của trẻ khi trưởng thành. Trẻ em sống trong nghèo đói sau đó lại trở thành các ông bố bà mẹ nghèo đói – do đó tiếp tục vòng luẩn quẩn đói nghèo.Vòng luẩn quẩn nghèo đói có tác động tiêu cực đến tất cả các giai đoạn của cuộc sống của trẻ em. Thậm chí trước khi chúng được sinh ra, tác động của tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai thường xuyên khiến ở trẻ sơ sinh nhẹ cân. Chăm sóc không đầy đủ và dinh dưỡng, kết hợp với môi trường mất vệ sinh dẫn đến mô hình bệnh tật của bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh có thể phòng ngừa khác thường giết trẻ em dưới năm tuổi.Đối với những trẻ em sống sót, những yếu tố này làm suy yếu khả năng thể chất, tâm lý xã hội và nhận thức của họ.

Từ những nguyên nhân khó khăn kể trên, GNI nhận thấy việc thực hiện giúp trẻ em hạnh phúc là phần lớn phụ thuộc vào sự chăm sóc, bảo vệ gia đình và cộng đồng trẻ đang sinh sống. Vì vậy, muốn giúp các trẻ em thoát khỏi cảnh khó khăn

không chỉ cần các hỗ trợ trực tiếp cho trẻ (thực phẩm, quần áo, học phí...) mà quan trọng hơn cả là cần thay đổi môi trường mà trẻ đang sinh sống (gia đình, nhà trường, cộng đồng) theo chiều hướng tích cực hơn. Các giải pháp hỗ trợ cần đề ra giải quyết tận gốc vấn đề từ môi trường xung quanh trẻ, ví dụ: kinh tế gia đình khó khăn, trường lớp dột nát, nước sạch chưa đảm bảo…

Hình 3. Mối quan hệ các hệ thống tự nhiên xã hội trong cộng đồng với trẻ em

Do vậy, chương trình phát triển cộng đồng của GNI tiếp cận giải quyết đồng thời và song song cả vấn đề của cộng đồng và vấn đề của nhóm nhóm trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn. Nguồn vốn tài trợ được đầu tư vào hai hướng chính là: Hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em và Hỗ trợ phát triển môi trường cộng đồng trẻ đang sinh sống. Hai hướng hỗ trợ này có mối quan hệ mật thiết và tác động tương hỗ cho nhau.Hỗ trợ trẻ em nghĩa là giảm áp lực nuôi dưỡng trẻ cho gia đình và cộng đồng, hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng làng xóm, phát triển kinh tế gia đình cũng đồng nghĩa với việc cải thiện điều kiện sống cho trẻ.

Nước sạch – vệ sinh môi

trường Giáo dục Chính trị - văn hóa Gia đình Trẻ em Y tế Cộng đồng địa phương

Hình 4. Hướng tiếp phát triển cộng đồng của GNI

Mục tiêu cụ thể của chương trình : (1)Thúc đẩy các em học sinh tích cực đến trường thông qua việc hỗ trợ điều kiện học tập, góp phần duy trì tỷ lệ học sinh đến trường và hỗ trợ các trường học trên địa bàn các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học; (2) Thúc đẩy các em học sinh tích cực đến trường thông qua việc hỗ trợ điều kiện học tập, góp phần duy trì tỷ lệ học sinh đến trường và hỗ trợ các trường học trên địa bàn các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học; (3) Cải thiện điều kiện trường, lớp và thiết bị dạy và học cho các trường trên địa bàn dự án (4) Tăng cường tiếp cận nước sạch sinh hoạt và điều kiện vệ sinh môi trường đảm bảo thông qua các hoạt động hỗ trợ công trình nước sạch và xây nhà vệ sinh. (5) Tăng thu nhập bền

vững cho người nghèo và cận nghèo thông qua việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất nông lâm nghiệp; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và cải thiện việc cung cấp các dịch vụ tài chính.

Hình 5. Minh họa vòng tròn tác động lan tỏa của tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại huyện Sơn Dương

Chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn các xã vùng khó khăn huyện Sơn Dương tập trung vào các hoạt động chính sau:

(1) Cung cấp các dịch vụ đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của trẻ em thông qua hoạt động Bảo trợ trẻ em: Gửi thư và quà của nhà tài trợ; Tặng quà hàng năm cho trẻ; Hỗ trợ các trường hợp trẻ đặc biệt ( khuyết tật, bệnh hiểm nghèo)

(2) Cải thiện chất lượng Giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tại địa bàn thông quan hoạt động Phát triển giáo dục: Tập huấn phương pháp giảng dạy thân thiện cho giáo viên mầm non, tiểu học; Tập huấn kỹ năng quản lý cho các bộ quản lý nhà trường; Nâng cấp/xây mới lớp học; Hỗ trợ cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn cho các trường; Cải tạo/Xây mới bếp ăn cho các trường và hỗ trợ tiền ăn trưa cho các trẻ trong diện dự án bảo trợ; Hỗ trợ trang thiết bị dạy và học cho các trường

(3) Phát triển hệ thống và dịch vụ Bảo vệ trẻ em thông qua việc thiết lập hệ thống bảo vệ trẻ em: Tập huấn cho phụ huynh học sinh về bảo vệ trẻ em; Thành lập các câu lạc bộ trẻ em, Câu lạc bộ cha mẹ học sinh.

(4) Cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ thông qua hoạt động Chăm sóc sức khỏe. (5) Tăng thu nhập cho các hộ nghèo thông qua các hoạt động phát triển sinh kế như hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, tập huấn kỹ thuật sản xuất mới, thành lập các nhóm trồng trọt chăn nuôi, hỗ trợ tài chính; đào tạo nghề cho người chưa có việc làm.

Hình 6. Mô hình tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm của GNI

Với cách tiếp cận kể trên, qua 04 năm ứng dụng cách tiếp cận này để triển khai các hoạt động dự án phát triển cộng đồng và trẻ em tại địa bàn huyện Sơn Dương, dự án đã được cộng đồng và chính quyền địa phương đánh giá cao : Hoạt động của Dự án được cộng đồng rất ủng hộ và nhiệt tình tham gia các hoạt động cần đến sự đóng góp ngày công (làm kênh mương, cải tạo mặt đường,…), những kết quả đã tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của các em học sinh, nhất là

các em học sinh nghèo cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường tại các xã thuộc địa bàn dự án… Các kết quả đạt được cho thấy, các hoạt động triển khai rất thiết thực và phù hợp với điều kiện, nhu cầu của từng địa phương… Nhìn chung, các hoạt động dự án triển khai trên địa bàn đều mang tính nhân đạo, nhằm mục đích cải thiện đời sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn với đối tượng hướng tới là những hộ nghèo, học sinh nghèo... Do đó, các dự án đều mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho một bộ phận nhân dân, đặc biệt với những người có hoàn cảnh khó khăn. Các dự án này tuy giá trị không lớn nhưng đã giúp cho nhiều hộ nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần tăng cường an sinh xã hội” [27, tr13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm tại việt nam ( nghiên cứu chương trình phát triển của tổ chức good neighbors international t (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)