7. Bố cục luận văn
1.1. Vấn đề bảo tồn văn hóa và việc bảo tồn văn hóa trong du lịch
1.1.4. Bảo tồn văn hóa trong du lịch
Văn hóa di sản và du lịch luôn có mối quan hệ cộng sinh. Những năm gần đây du lịch đã trở thành hiện tƣợng kinh tế xã hội ở hầu hết các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhiều chƣơng trình du lịch văn hóa ra đời là một minh chứng cho tầm quan trọng của di sản văn hóa và mối quan hệ giữa du lịch với văn hóa. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu về văn hóa và con ngƣời với cộng đồng quốc tế, góp phần bảo tồn văn hóa.
Nghiên cứu và phát triển du lịch đang là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm vì xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, điều này đƣợc khẳng định thông qua các chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam và đón Huân chƣơng Hồ Chí Minh, đồng chí Vũ Khoan đã chỉ rõ: “Du lịch Việt Nam đã thực sự trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng... đem lại hàng tỉ đô la cho đất nƣớc, tạo nên hàng triệu việc làm cho ngƣời lao động. Hơn thế nữa, du lịch là một cách xuất khẩu tại chỗ, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, là ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế đất nƣớc. Đặc biệt, thông qua con đƣờng du lịch làm cho bạn bè thế giới hiểu biết về văn hóa, về phong tục tập quán con ngƣời Việt Nam; do đó, du lịch Việt Nam còn làm cho bạn bè gần xa trên thế giới hiểu biết hơn về đất nƣớc con ngƣời, về lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam; từ đó nâng cao vị thế Việt Nam trên chính trƣờng thế giới”.
Công tác bảo tồn văn hóa phải gắn liền với việc phát huy giá trị di sản bởi chỉ có nhƣ thế di sản mới có sức sống bền vững. Theo đó, phát triển du lịch văn hoá là sản phẩm cốt lõi, vừa phát huy đƣợc thế mạnh địa phƣơng, vừa là công cụ để bảo tồn các giá trị di sản. Hoạt động du lịch vừa khai thác văn hóa đồng thời nuôi dƣỡng và truyền bá văn hóa. Vậy, hoạt động bảo tồn văn hóa không chỉ diễn ra trong cộng đồng mà còn là hoạt động gắn liền với ngành kinh doanh du lịch.