7. Bố cục luận văn
2.4. Vai trò của du lịch trong phát huy di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
thắng cảnh Khánh Hòa
2.4.1. Giới thiệu, quảng bá di tích với du khách trong và ngoài nước
Kinh doanh du lịch là hoạt động xây dựng – bán – thực hiện các sản phẩm du lịch dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch tại điểm đến. Thông qua sản phẩm du lịch các đặc trƣng về văn hóa và tự nhiên của vùng miền đƣợc khách du lịch biết và lựa chọn. Nhƣ vậy, du lịch đóng vai trò là cánh cửa để kết nối giữa điểm du lịch và khách du lịch.
Trong quá trình khai thác DT du lịch đã làm nhiệm vụ quảng bá sâu hơn về hình ảnh và những giá trị di sản văn hóa tới nhân loại. Sau khi tham quan xong các DT, mỗi du khách sẽ có nhận định và ấn tƣợng riêng, chính họ trở thành kênh quảng cáo miễn phí và hiệu quả về DT đến những ngƣời thân quen; từ đó kích thích sự tò mò và nảy sinh ý định đến tham quan, tìm hiểu DT.
Ngành du lịch sử dụng các phƣơng tiện truyền thông truyền thống và hiện đại đã đƣa thông tin và hình ảnh của DT Khánh Hòa phổ biến trong tỉnh, cả nƣớc và ra thế giới. Giúp khách du lịch tiếp cận với DT nhanh và dễ dàng hơn, chỉ cần sử dụng internet du khách sẽ thấy đƣợc vẻ đẹp thơ mộng của vịnh Nha Trang, nét văn hóa Chăm đặc sắc của Tháp Bà, những làng nghề truyền thống, các món ăn đậm chất vùng miền... Tất cả sẽ tác động đến sự lựa chọn và lôi cuốn du khách.
Thông qua các chƣơng trình xúc tiến du lịch hàng năm của tỉnh, tham gia các hội chợ trong nƣớc và quốc tế, trong các kỳ festival biển… đều hƣớng đến mục tiêu quảng bá giá trị tài nguyên du lịch Khánh Hòa, trong đó có giá trị DT.
2.4.2. Thu hút các hoạt động phát huy giá trị di sản
Hoạt động du lịch đã thúc đẩy nền kinh tế đa thành phần tại địa phƣơng, tạo nên sức hút về vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển kinh tế và phát huy các giá trị văn hóa.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tham gia phát huy giá trị DT thông qua việc đƣa DT vào chƣơng trình tour, tuyến.
Qua các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa hàng năm đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan tìm hiểu di sản giúp phát huy rộng rãi giá trị di sản; từ những chƣơng trình này cũng thu hút các dự án khai thác di sản mang tính chất liên vùng của Chính phủ, Bộ VHTT và DL, các công ty lữ hành lớn trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Saigontourist, Viettravel, Pegas Touristik…
2.4.3. Tăng cường nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với di tích
Xét tổng thể, du lịch đã góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cƣ. Khi lợi ích kinh tế từ du lịch đƣợc ngƣời dân tự ý thức, ủng hộ sẽ tạo động lực thu hút, huy động mọi nguồn lực của họ trong việc bảo tồn,
phát huy giá trị DT phục vụ du lịch. Đây là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động tiêu cực của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan (phá hoại tài nguyên, không biết hết giá trị của tài nguyên), qua đó góp phần tăng cƣờng ý thức và hành động từ cộng đồng vào việc bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.
Hoạt động du lịch tại các DT giúp ngƣời dân nhận ra giá trị văn hóa của quê hƣơng, nâng cao lòng tự hào dân tộc; từ đó có những thái độ trân trọng, đồng thời chủ động tìm hiểu và giới thiệu các giá trị này đến bạn bè, khách tham quan. Ngƣời dân địa phƣơng sẽ có nhiều hoạt động tự nguyện bảo vệ tài sản DT; tích cực tham gia, ủng hộ các chƣơng trình liên quan đến việc bảo tồn và duy trì hoạt động ở DT.
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 2 của luận văn nghiên cứu về thực trạng khai thác và bảo tồn DT ở Khánh Hòa trong hoạt động du lịch, tập trung vào các vấn đề: thực trạng du lịch; thực trạng khai thác, trùng tu, tôn tạo DT; vai trò của du lịch trong bảo tồn và phát huy DT tại địa phƣơng.
Thực trạng du lịch tỉnh Khánh Hòa bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhân lực, sản phẩm, tổ chức quản lý, tuyên truyền quảng bá; trong đó luận văn đã phân tích số liệu thực tế từ các cơ quan ban ngành, kết hợp khảo sát khách du lịch để thu thập những ý kiến của họ về chất lƣợng dịch vụ du lịch ở Khánh Hòa, từ đó tạo thuận lợi cho việc đƣa ra những định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch gắn với DT và bảo tồn DT.
Hoạt động khai thác và bảo tồn DT ở Khánh Hòa còn bộc lộ những thiếu sót cơ bản là:
- Nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của DT và trách nhiệm đối với DT đã đƣợc nâng cao nhƣng chƣa sâu sắc và toàn diện.
- Công tác quản lý DT cần tiếp tục đƣợc củng cố, nhiều DT cần phải giải tỏa sự vi phạm.
- Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị DT còn thiếu định hƣớng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nguồn lực do dân đóng góp chƣa đƣợc quy tụ dƣới sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc nên không đƣợc định hƣớng để sử dụng có hiệu quả.
- Nhiều dự án tu bổ DT đƣợc thực hiện nhƣng vẫn thiếu sự đầu tƣ đồng bộ cho DT, từ tu bổ kiến trúc, nội thất đến tôn tạo cảnh quan sân vƣờn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đƣờng đi lối lại trong và xung quanh DT, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ… Cơ sở hạ tầng tại các DT còn yếu, hệ thống giao thông đến DT không phải hoàn toàn thuận lợi do đó đã gây khó khăn cho du khách khi tiếp cận DT.
- Hoạt động khai thác tại DT còn đơn điệu, chƣa có sự kết hợp tốt giữa khai thác giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể. Việc sản xuất hàng lƣu
niệm phục vụ khách chƣa đƣợc chú ý đúng mức, chủ yếu còn mang tính tự phát, do ngƣời dân tự nghĩ và làm nên thiếu định hƣớng, thiếu sự chuyên môn (nhƣ sự tham gia của họa sĩ, kiến trúc sƣ…). Do đó, sản phẩm lƣu niệm ít đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu nhanh hỏng và không thể hiện đƣợc đặc trƣng của DT. Vì vậy, giá trị dịch vụ trong khai thác DT còn chiếm một tỷ trọng rất thấp.
Vai trò của du lịch trong bảo tồn và phát huy DT ở Khánh Hòa là một công việc phức tạp nên luận văn chỉ dừng lại ở những đánh giá mang tính chất định tính và dự báo nhằm định hƣớng phát triển cho du lịch di sản và bảo tồn di sản tại Nha Trang – Khánh Hòa trong tƣơng lai.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ - VẮN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH
Ở KHÁNH HÒA