7. Bố cục luận văn
3.5. Giải pháp về đào tạo nhân lực du lịch gắn với bảo tồn
Trong phát triển kinh tế của quốc gia và địa phƣơng, cũng nhƣ phát triển ngành du lịch, nhân lực luôn đƣợc coi là nguồn vốn đặc biệt, là tài sản quý giá bảo đảm cho năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững. Nhân lực du lịch gắn với bảo tồn DT bao gồm đội ngũ lao động trong ngành du lịch, cán bộ ngành văn hóa và cộng đồng cƣ dân địa phƣơng. Trên thực tế, việc đào tạo, tập huấn nâng cao ý thức trách nhiệm và kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ là nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.
Thứ nhất, tăng cƣờng hợp tác rộng rãi với các đơn vị, bộ ngành trong nƣớc để thực hiện các dự án quy hoạch, bảo tồn DT và đào tạo nguồn nhân lực; tiêu biểu nhƣ Viện Bảo tồn Di tích, Công ty Tu bổ Di tích Trung ƣơng, Viện âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam, trƣờng đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Sử học. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia có thành tựu khoa học và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực du lịch gắn với bảo tồn nhƣ: Nhật Bản, Ba Lan, Canada, Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Thái Lan, Hàn Quốc. Hiện nay các địa phƣơng nhƣ Thừa Thiên Huế, Quảng Nam rất thành công trong việc bảo tồn giá trị DT và đào tạo nhân lực du lịch phần lớn cũng nhờ vào giải pháp hợp tác trong và ngoài nƣớc. Thông qua các dự án hợp tác, đội ngũ cán bộ, chuyên viên, hƣớng dẫn viên, nghệ nhân sẽ đƣợc đào tạo, trau dồi kiến thức thƣờng xuyên, đƣợc tiếp nhận những thành tựu khoa học mới về bảo tồn và không ngừng trƣởng thành, đóng vai trò là lực lƣợng nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn di sản.
Thứ hai, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý ngành văn hóa và du lịch tỉnh đi học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại các tỉnh, các vùng trong nƣớc; đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để phục vụ tốt hơn cho phát triển du lịch, đồng thời nâng cao công tác bảo tồn DT nói riêng và di sản văn hóa của tỉnh nói chung.
Thứ ba, nâng cao chất lƣợng hoạt động thuyết minh tại các điểm tham quan DT bằng cách tăng cƣờng đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên và các thuyết minh viên tại điểm để đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách, kiến thức về bảo tồn di sản văn hóa. Hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên phải đạt chuẩn về chuyên môn ngay từ khi đƣợc tuyển dụng; trong thời gian làm việc sẽ tham gia các đợt kiểm tra và tập huấn chuyên môn theo định kỳ 3 tháng một lần. Nội dung thuyết minh phải nhấn mạnh về tình trạng của DT và khuyến cáo về vấn đề sử dụng, bảo vệ giá trị DT. Mỗi nhân viên tại điểm du lịch phải là hình mẫu cho hành động bảo vệ DT để khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng làm theo. Có thể học tập một trong những giải pháp của Campuchia nhằm
phát triển du lịch bền vững là đƣa ra tiêu chí bắt buộc với một hƣớng dẫn viên du lịch tại Angkor. Hƣớng dẫn viên đƣợc hành nghề ở đây đều phải trải qua những khóa đào tạo bài bản từ chính UNESCO hoặc những địa chỉ dạy nghề có uy tín đã đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận. Vì vậy, giá thuê hƣớng dẫn viên khá cao (30USD/ ngày), chính quy định khắt khe này mà hiện nay tại Angkor thiếu hƣớng dẫn viên song không vì thế mà cơ quan quản lý DT nới lỏng điều kiện trình độ.
Thứ tƣ, quan tâm nâng cao chất lƣợng đội ngũ ngƣời làm công tác du lịch, trong đó chú trọng đào tạo bồi dƣỡng kỹ năng tuyên truyền, quảng bá du lịch. Bồi dƣỡng kỹ năng tuyên truyền về tiềm năng điểm đến du lịch của hệ thống DTLSVH và DLTC cho những ngƣời làm công tác văn hóa và quản lý DT.
Thứ năm, các ngành, các cấp phối hợp với các cơ sở, trƣờng học đào tạo du lịch trong tỉnh tập trung nghiên cứu, biên soạn, đƣa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa vào trƣờng học. Cần tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: ti vi, đài, sách, báo, tranh ảnh, phim phóng sự, tạp chí… để mọi ngƣời thấy đƣợc tầm quan trọng và giá trị của DT, về bảo vệ môi trƣờng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ DT, môi trƣờng nói chung và môi trƣờng du lịch nói riêng.
Thứ sáu, một vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay là tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc và xây dựng đội ngũ kiến trúc sƣ, kỹ sƣ, nghệ nhân, công nhân… vừa nhiều về số lƣợng, vừa sâu về chuyên môn phục vụ công tác bảo tồn DT. Đặc biệt, trong các làng nghề: chiếu, gốm, đúc đồng hiện nay đang có tình trạng lao động không thiết tha gắn bó với nghề, thanh niên trong làng không muốn theo nghề của cha ông, còn nghệ nhân cao tuổi không còn khả năng sáng tác và truyền nghề… Chính vì vậy, tỉnh cần coi trọng việc bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động, đào tạo nghệ nhân trẻ. Cần thực hiện việc phong tặng danh hiệu cho những ngƣời thợ thủ công có tài năng, có nhiều cống hiến trong sáng tạo sản phẩm và truyền nghề, vì họ có vai trò then chốt trong việc gìn giữ, thực hành, truyền nghề, lƣu truyền các giá trị văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề.