Giải pháp về chính sách nhà nƣớc trong tổ chức quản lý gắn với bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa danh thắng tỉnh khánh hòa trong hoạt động du lịch (Trang 91 - 93)

7. Bố cục luận văn

3.1. Giải pháp về chính sách nhà nƣớc trong tổ chức quản lý gắn với bảo tồn

Du lịch đƣợc coi là một trong những phƣơng tiện hiệu quả nhất để trao đổi văn hóa, phát triển du lịch chính là động lực tích cực cho việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung, DTLSVH và DLTC nói riêng. Tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999, ICOMOS đã thông qua nội dung về mối tƣơng tác giữa du lịch và di sản văn hóa. Một số mục tiêu đáng chú ý đã đƣợc nêu trong công ƣớc: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hƣớng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại…”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những ngƣời chịu trách nhiệm về di sản và những ngƣời kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sƣu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tƣơng lai bền vững cho những di sản đó”. Công ƣớc đã nêu lên 6 nguyên tắc về du lịch văn hóa, 6 nguyên tắc này cần đƣợc áp dụng trong điều kiện của Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng vì nó rất phù hợp với thực tế phát triển du lịch và bảo tồn DT tại nƣớc ta, các nguyên tắc đó là:

+ Tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà và các khách tham quan để họ thấy đƣợc và hiểu đƣợc trực tiếp di sản và văn hóa của cộng đồng đó.

+ Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể có giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau.

+ Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản, phải bảo đảm cho du khách sẽ cảm nhận đƣợc là bõ công, là thoải mái, là thích thú.

+ Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải đƣợc tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch.

+ Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà.

+ Các chƣơng trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trƣng của di sản thiên nhiên và văn hóa.

Bên cạnh những nguyên tắc chung nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp áp dụng tại tỉnh Khánh Hòa nhƣ sau:

Thứ nhất, nhà nƣớc cần sớm nghiên cứu và ban hành một cơ chế thống nhất, có hiệu quả nhằm khai thác tốt hơn các DT nhƣ: cơ chế phân cấp quản lý DT, các quy chuẩn về công tác bảo tồn DT; có các chính sách bảo hộ nghề và làng nghề thủ công, chính sách thu hút nghệ nhân, chuyên gia khoa học trong và ngoài nƣớc đến làm việc và đóng góp cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Thứ hai, chính quyền sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về DT, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DT. Xem xét hoàn thiện những quy định về thuế nhằm cho phép các doanh nghiệp, cá nhân đƣợc giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập,… nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân có những đóng góp trực tiếp cho việc trùng tu DT, mua di vật, cổ vật hiến tặng bảo tàng tỉnh, tài trợ các chƣơng trình nghiên cứu về DT.

Thứ ba, xây dựng chính sách quy định về kinh phí bảo tồn DT hàng năm. Từ kết quả sử dụng phƣơng pháp đánh giá nhanh du lịch của tác giả, khi phỏng vấn bán chính thức ban quản lý DT tại các địa phƣơng trong tỉnh, 90% ý kiến đều đề nghị tỉnh nên thành lập quỹ bảo tồn DT, quy định một khoản kinh phí nhất định để trung tù DT theo từng năm.

Thứ tƣ, cần có những chính sách cho vay vốn ƣu đãi, hỗ trợ về kinh phí và chuyên môn kỹ thuật cho ngƣời dân và tổ chức cá nhân trong việc duy trì, trùng tu, tôn tạo các DT thuộc sở hữu tƣ nhân phục vụ cho phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa chung của tỉnh. Nhƣ trƣờng hợp làng cổ Phú Vinh tại thành phố Nha Trang, trƣớc năm 2010 có 6 nhà cổ với kiến trúc độc đáo của ngƣời Việt ở Khánh Hòa, tất cả đều thuộc quyền sở hữu của ngƣời dân. Khi nhà cổ bị xuống cấp, ngƣời dân không nhận đƣợc sự hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng và họ đã tự phá bỏ nhà cổ; hiện nay chỉ còn duy nhất nhà cổ ông Hải là địa điểm DT quan trọng trong tuyến

du lịch đồng quê, nhƣng phần mái bị dột, nền nhà phía sau cũng hƣ hỏng rất cần sự giúp đỡ từ cơ quan chuyên môn về kinh phí và kỹ thuật trùng tu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa danh thắng tỉnh khánh hòa trong hoạt động du lịch (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)