Giải pháp về khai thác sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa danh thắng tỉnh khánh hòa trong hoạt động du lịch (Trang 99 - 101)

7. Bố cục luận văn

3.4. Giải pháp về khai thác sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn

Giải pháp cần phải tiến hành đầu tiên là tập trung nghiên cứu, rà soát, kiểm kê lại tất cả các DT có tại các địa bàn du lịch trọng điểm; từ đó phân loại, xác định thứ tự ƣu tiên trong khai thác phục vụ du lịch và lập danh mục DT cần đƣợc công nhận, bảo tồn. Tiến hành giải pháp này giúp nắm rõ và kịp thời về tình trạng DT, về khả năng khai thác, đánh giá đƣợc mức độ hấp dẫn của DT đối với du khách và nhu cầu bảo tồn DT.

Thứ hai, thƣờng xuyên nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá về sức chứa tại các DT (xác định dung lƣợng có thể đón tiếp khách đến tham quan). Đây là việc làm vô cùng cần thiết vì trong quá trình khai thác của con ngƣời, sự quá tải về số lƣợng khách tham quan tại một thời điểm nào đó nhƣ tại tháp Bà Ponagar vào dịp lễ hội vía Bà và mùa du lịch, vịnh Nha Trang vào mùa hè, chùa Long Sơn dịp lễ Phật Đản… đã tạo nên những tác động cơ học, hóa học làm hủy hoại các di vật nhƣ đồ thờ tự, vật dụng trang trí, gây ô nhiễm môi trƣờng nơi có khách tham quan. Nếu không tiến hành xác định sức chứa của điểm du lịch sẽ ảnh hƣởng đến tuổi thọ của tài nguyên du lịch, đồng nghĩa với việc tàn phá giá trị DT và mục tiêu phát triển du lịch bền vững không thể đạt đƣợc kết quả tốt.

Thứ ba, hoạt động du lịch có tính cạnh tranh rất cao, động cơ đi du lịch và nhu cầu của khách luôn thay đổi, điều này đòi hỏi nhà kinh doanh phải khai thác sản phẩm du lịch hợp lý để luôn luôn có khách. Nếu không còn khách du lịch thì không thể khai thác tốt DT cũng nhƣ phát triển hoạt động du lịch. Do đó, giải pháp cho vấn đề này là phải tăng cƣờng điều tra nghiên cứu thị trƣờng từ đó lựa chọn các đối tƣợng DT phù hợp với nhu cầu của khách, tạo nguyên liệu xây dựng các sản phẩm du lịch, thu hút đƣợc nhiều nguồn khách. Để nâng cao lợi ích kinh tế của việc khai thác các DT, cần phải phát huy cao nhất các tiềm năng, sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ, thƣờng xuyên trùng tu, sửa chữa tại DT nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm du lịch. Khai thác DT phải làm nổi bật đƣợc những giá trị đặc sắc của DT, tạo sức hấp

dẫn cho sản phẩm du lịch và tăng khả năng cạnh tranh, vì vậy cần phải cố gắng hết sức duy trì diện mạo nguyên thủy của DT, tránh sửa chữa quá mức hoặc phá cũ xây mới hoàn toàn.

Thứ tƣ, việc khai thác sản phẩm du lịch trên thực tế là sự khai thác tổng hợp đối với điểm đến: vừa phải thỏa mãn nhu cầu của khách về đi lại, ăn, ở, hƣớng dẫn tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí… vừa phải khai thác các sản phẩm khác để bổ sung, tạo sự liên hoàn trong chƣơng trình du lịch. Do đó, tăng cƣờng công tác kiểm soát chất lƣợng đảm bảo chất lƣợng về dịch vụ, chất lƣợng văn hóa, chất lƣợng cảnh quan môi trƣờng tại điểm tham quan, thực hiện tốt sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các tổ chức liên quan đến phục vụ khách. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần đem lại danh tiếng và uy tín cho DT, cũng nhƣ cho du lịch Khánh Hòa và cả quốc gia.

Thứ năm, tổ chức đan xen nhiều loại hình văn hóa truyền thống ngay tại các DT, KDL nhƣ: cảng du lịch Cầu Đá, các phƣơng tiện đi trên vịnh Nha Trang, quảng trƣờng 2/4, công viên dọc đƣờng Trần Phú… hoặc tại nơi khách nghỉ chân trong các làng nghề để sản phẩm du lịch thêm sinh động, kéo dài thời gian du khách lƣu lại Khánh Hòa. Giải pháp này cũng góp phần gia tăng sự lan tỏa giá trị của DT, thu hút đƣợc sự quan tâm tìm hiểu và trân trọng các thành tựu tại DT.

Thứ sáu, quy hoạch lại và triển khai mô hình “Khu phố đi bộ” trong bán kính 1km lấy tâm điểm là Quảng trƣờng 2/4, tiến hành từ 19h đến 22h ngày thứ 7 và chủ nhật. Dựa trên các hoạt động sẵn có nhƣ: chƣơng trình nghệ thuật truyền thống đƣờng phố do các diễn viên nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hòa biểu diễn tối thứ 7 và chủ nhật, chợ đêm Yến Sào, Nha Trang market cần đƣa thêm các gian hàng trò chơi dân gian, nghệ thuật sắp đặt đƣờng phố, biểu diễn kịch về lịch sử Khánh Hòa, thi giải mã về địa danh Khánh Hòa, thi viết lời hay ý đẹp về Nha Trang – Khánh Hòa, nghệ thuật thƣ pháp, tranh cát,… Mô hình này sẽ đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa, trở thành đại diện tiêu biểu cho văn hóa Khánh Hòa trong sự đối thoại, giao lƣu với du khách trong và ngoài nƣớc.

Thứ bảy, mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo tồn DT để tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, thu hút đầu tƣ từ các tổ chức cá nhân, tập thể cho công tác khai thác sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn. Tổ chức cho các đoàn Fam trip của các hãng lữ hành nƣớc ngoài đến khảo sát từ đó mở những tuyến du lịch quốc tế đƣa du khách đến Nha Trang – Khánh Hòa. Ƣu tiên hàng đầu là tăng cƣờng giao lƣu hợp tác khai thác du lịch với các nƣớc láng giềng nhƣ: Campuchia, Lào, Thái Lan; trên cơ sở những tour đang khai thác chủ yếu cho khách tham quan DT nƣớc bạn, tỉnh nên xây dựng và có hỗ trợ giá những tour nghiên cứu và học tập kinh nghiệm bảo tồn DT của Campuchia, Lào và Thái Lan cho những nhà khoa học và ngƣời kinh doanh du lịch, từ đó sẽ nâng cao ý thức và hành động thiết thực trong hoạt động khai thác gắn với bảo tồn DT tại tỉnh Khánh Hòa.

Thứ tám, quy hoạch lại bảo tàng tỉnh Khánh Hòa về công tác bảo quản hiện vật, tổ chức trƣng bày, phục vụ khách tham quan và chức năng giáo dục. Giải pháp này sẽ tăng cƣờng mức độ hấp dẫn của các chƣơng trình du lịch văn hóa, đồng thời gia tăng hiệu quả trong công tác bảo tồn DT toàn tỉnh. Bởi lẽ, bảo tàng tỉnh là nơi lƣu giữ tổng hợp các giá trị của di sản, cũng là nơi có nhiều điều kiện góp phần vào việc giáo dục cộng đồng; trong phát triển du lịch của địa phƣơng thì bảo tàng là một thành tố quan trọng tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch, một địa chỉ ý nghĩa cho hành trình du lịch của mỗi du khách khi đến với vùng miền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa danh thắng tỉnh khánh hòa trong hoạt động du lịch (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)