Vấn đề trùng tu, tôn tạo di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa danh thắng tỉnh khánh hòa trong hoạt động du lịch (Trang 75 - 78)

7. Bố cục luận văn

2.2. Thực trạng khai thác và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cản hở

2.2.1. Vấn đề trùng tu, tôn tạo di tích

Từ năm 2006 – 2012, TTBTDT – DLTC Khánh Hòa đã trích nguồn kinh phí hoạt động 272,2 triệu đồng hỗ trợ 35 DT trong công tác bảo quản, tu bổ, tôn tạo. Các DT trƣớc khi tiến hành trùng tu đều đƣợc UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo cơ quan chuyên môn là Sở VHTT & DL kiểm tra thực trạng và hƣớng dẫn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu du lịch (triệu đồng)

Tháng 8/2013 tiến hành trùng tu DT Miếu Trịnh Phong, nhƣng thay vì giữ lại đặc trƣng kiến trúc ban đầu và nguyên vật liệu gỗ truyền thống, giữ lại tuổi đời cho DT; thì công trình đã bị tháo dỡ và xây mới hoàn toàn bằng xi măng cốt thép.

Hiện nay công tác gìn giữ, trùng tu, tôn tạo DT tại Khánh Hòa còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là mức độ xâm hại, lấn chiếm DT ngày một tăng (nổi bật là khu vực các đô thị); trong khi nhu cầu phát triển du lịch, nhu cầu tham quan, khám phá của du khách ngày một tăng nhƣng công tác trùng tu, tôn tạo và các nhiệm vụ liên quan khác chƣa đáp ứng đƣợc; thiên tai, lũ lụt ngày một nhiều đã gây ảnh hƣởng lớn đến độ bền, tuổi thọ của DT… Tất cả những khó khăn, vƣớng mắc đó đã làm cho nhiệm vụ trùng tu và tôn tạo DT hiện nay ở Khánh Hòa chƣa theo kịp với tốc độ phát triển ở một số nội dung sau:

- Với nhiều lý do khác nhau, nhiều DT bị xâm hại, lấn chiếm nhƣng chƣa có nguồn kinh phí từ ngân sách để giải phóng, đền bù, giải tỏa: chùa Long Sơn, văn miếu Diên Khánh, Am Chúa, Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Đình Cù Lao…;

- Quy định về kinh phí cho trùng tu, tôn tạo DT còn đánh giá và thực hiện theo định mức của các công trình xây dựng khác;

- Kỹ thuật, nguyên tắc trùng tu, tôn tạo chƣa đƣợc thống nhất, chƣa đảm bảo về mặt chuyên môn;

- Thiết bị, vật tƣ, nguyên liệu và công tác nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho việc trùng tu, tôn tạo còn hạn chế;

- Việc tổ chức hoạt động, phối kết hợp khai thác giá trị DT còn tồn tại bất cập, hoạt động lễ hội tại DT gắn với tâm linh còn bị lợi dụng, bảo vệ cảnh quan xung quanh DT chƣa hiệu quả. Cụ thể vẫn tồn tại các hiện tƣợng nhƣ: bán hàng rong, bán vé số, xin ăn tại lễ hội Am Chúa năm 2013; buôn bán hàng ăn trƣớc đình Cù Lao…;

- Vấn đề xã hội hóa trong trùng tu, tôn tạo DT chƣa phát huy tác dụng tích cực; tính đến tháng 4/2013 mới có 20 DT đƣợc bảo quản, tu bổ với nguồn kinh phí chủ yếu từ đóng góp của nhân dân.

- Chủ trƣơng bàn giao DT cho các trƣờng của ngành Giáo dục – Đào tạo để bảo vệ, quản lý, khai thác giáo dục truyền thống là đúng đắn nhƣng tỉnh triển khai và thực hiện còn nhiều hạn chế. Chƣa có DT nào đƣợc bàn giao cho trƣờng học, công tác khai thác giáo dục truyền thống chủ yếu do các trƣờng tự triển khai cho học sinh đi tham quan, chƣơng trình do ngành giáo dục tỉnh phát động không nhiều, TTBTDT - DLTC tỉnh chƣa tiến hành khai thác DT về mặt giáo dục truyền thống kết hợp với trƣờng học trên địa bàn tỉnh.

Tác giả cũng đã sử dụng phiếu câu hỏi khảo sát ý kiến của khách du lịch đến với Nha Trang – Khánh Hòa về vấn đề bảo tồn DT, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để sử lý thông tin cho kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của khách du lịch về vấn đề khai thác và bảo tồn di tích tại Khánh Hòa

Số lƣợng: 220 khách (khách du lịch nội địa: 160, khách du lịch quốc tế: 60)

Nội dung câu hỏi

Tỷ lệ % trả lời Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Rất hài lòng

Chuyên môn giới thiệu của hƣớng dẫn viên

0,9 10,0 58,2 25,9 5,0

Cung cấp thông tin chỉ dẫn tại điểm du lịch

10,5 32,3 26,4 25,0 5,9

Giá trị nguyên gốc của đối tƣợng tham quan

22,7 27,7 31,8 16,8 0,9 Công trình đƣợc xây dựng thay thế 13,6 24,5 40,0 17,3 4,5 Công trình đƣợc xây dựng bổ sung 7,7 19,1 52,7 18,2 2,3 Hoạt động văn hóa tại điểm du lịch 0,5 8,2 50,5 32,3 8,6 Bảo vệ môi trƣờng tại điểm du lịch 3,2 26,8 33,2 25,5 11,4

(Nguồn: tác giả điều tra và tổng hợp)

Từ bảng 2.8 cho thấy, khách du lịch đánh giá thấp đối với vấn đề khai thác và bảo tồn DT tại Khánh Hòa, cụ thể tỷ lệ du khách chƣa hài lòng về các vấn đề:

cung cấp thông tin chỉ dẫn tại điểm du lịch chiếm đến 42,8%, giữ gìn giá trị nguyên gốc của DT chiếm đến 50,4%, công trình đƣợc xây dựng thay thế chiếm đến 38,1%. Hai khía cạnh khiến du khách hài lòng nhất là: hoạt động văn hóa tại điểm du lịch chiếm 40,9% và bảo vệ môi trƣờng tại điểm du lịch chiếm 36,9%. Nhƣ vậy, trong tổng số 220 khách đƣợc điều tra, tỷ lệ du khách hài lòng đối với hoạt động khai thác và bảo tồn DT ở Khánh Hòa dƣới mức 50%, trong khi trên 50% du khách đề nghị nên giữ lại giá trị nguyên gốc của DT, thông tin này là một trong những cơ sở thực tế để tỉnh xem xét và đƣa ra các quy hoạch khai thác, bảo tồn DT hợp lý hơn trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa danh thắng tỉnh khánh hòa trong hoạt động du lịch (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)