1.3 .Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch hoa
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch hoa trên địa bàn Hà Nội
3.1.3. Định hướng thị trường khách cho du lịch hoa
Khách du lịch luôn là nhân tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Muốn kinh doanh có hiệu quả các nhà kinh doanh luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu rõ nguồn khách, nắm đƣợc nhu cầu sở thích của từng đối tƣợng khách, từ đó đề ra các chiến lƣợc, chính sách cho phù hợp, đƣa ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu du khách. Để du lịch hoa phát triển, cần phải có một định hƣớng thị trƣờng khách tốt. Việc xác định và phân loại nguồn khách cho từng loại hình - sản phẩm du lịch gắn với hoa là việc làm cần thiết.
Với loại hình du lịch tham quan, đối tƣợng cần quan tâm là du khách nội địa, họ là những ngƣời trẻ tuổi, học sinh, sinh viên, là những ngƣời đam mê nhiếp ảnh... Mục đích tham gia du lịch hoa của nhóm đối tƣợng này thƣờng là để tham quan, giải trí và một hoạt động không thể bỏ qua, đó là chụp hình, lƣu lại những khoảnh khắc đẹp nhất bên những bông hoa. Du khách quốc tế thƣờng ít quan tâm đến các điểm tham quan gắn hoa thông thƣờng của Hà Nội, một phần vì chúng không đủ sức hấp dẫn, một phần vì họ bị hấp dẫn bởi
những tài nguyên du lịch khác tại đây. Do vậy, đây không phải là đối tƣợng khách chính của loại hình du lịch tham quan gắn với hoa.
Với loại hình du lịch sinh thái gắn với hoa, đối tƣợng khách cần quan tâm chính là những nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, một bộ phận du khách thuộc mọi lứa tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, quốc tịch... nhƣng có cùng một niềm đam mê là đƣợc khám phá vẻ đẹp của các loài hoa trong tự nhiên.
Với loại hình du lịch làng nghề, gắn với các làng nghề trồng hoa, du khách quốc tế là đối tƣợng cần quan tâm đầu tiên. Bản thân du khách quốc tế luôn bị hấp dẫn bởi yếu tố văn hóa truyền thống của các làng nghề. Tại những làng nghề trồng hoa lâu năm của Hà Nội, việc du khách đƣợc ngắm nhìn những cánh đồng hoa rộng lớn, đƣợc trải nghiệm cảm giác đƣợc làm ngƣời nông dân, tận tay vun trồng từng gốc hoa, đƣợc sinh hoạt cùng ngƣời dân làng hoa... Đó là những trải nghiệm mà du khách quốc tế luôn mong muốn trong chuyến du lịch của mình.
Với loại hình du lịch lễ hội hoa, đối tƣợng quan tâm chính, là khách nội địa. Thực tế qua những lần tổ chức lễ hội hoa tại Hà Nội, đối tƣợng tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên, những ngƣời sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội. Cũng có một bộ phận khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh thành khác trong cả nƣớc tham gia, tuy nhiên số lƣợng này không nhiều. Khách quốc tế tham dự lễ hội, chủ yếu là đối tƣợng khách đang đi du lịch tại Hà Nội, du khách quốc tế đến Hà Nội vì mục đích tham gia lễ hội hoa chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Trong những lần tổ chức tiếp theo, để tận dụng lễ hội nhƣ là một cơ hội để quảng bá rộng rãi cho du lịch hoa Hà Nội, đối tƣợng khách này cần đƣợc quan tâm hơn, họ chính là những ngƣời đƣa hình ảnh một Hà Nội hoa đến gần hơn với du khách quốc tế.
Việc định hƣớng thị trƣờng sẽ giúp du lịch hoa Hà Nội phát triển hơn nữa trong tƣơng lai. Một khi thị trƣờng mục tiêu đã đƣợc xác định, những sản phẩm du lịch gắn với hoa đƣợc xây dựng chắc chắn sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách. Hơn nữa, công tác xúc tiến quảng bá cũng sẽ có trọng tâm hơn, khắc phục điểm yếu của du lịch hoa Hà Nội hiện nay.
3.2. Một số giải pháp để phát triển du lịch hoa ở Hà Nội.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về du lịch hoa ở Hà Nội
Cần nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý trong ngành du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng xã hội về vai trò và vị trí của du lịch gắn với hoa trong sự phát triển chung của toàn ngành. Đội ngũ quản lý luôn đƣợc xem là lực lƣợng tiên phong, đóng vai trò định hƣớng cho sự phát triển của toàn ngành. Do vậy, cần tăng cƣờng nâng cao nhận thức của đội ngũ này về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên hoa trong chiến lƣợc quy hoạch phát triển du lịch của thủ đô. Điều quan trọng trƣớc mắt lúc này là cần phải có những nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên để phát triển du lịch hoa của Hà Nội. Đồng thời cũng cần có chủ trƣơng nghiên cứu một cách thấu đáo việc xây dựng nền tảng lý luận mang tính thực tiễn và đặc thù cho việc phát triển du lịch gắn với hoa. Đây chính là cơ sở quan trọng góp phần thay đổi nhận thức của chính đội ngũ quản lý về triển vọng phát triển những loại hình du lịch gắn với hoa tại Hà Nội.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là cầu nối để gắn kết du khách và sản phẩm du lịch, do vậy nhận thức của những đơn vị này về các sản phẩm du lịch gắn với hoa cũng cần đƣợc nâng cao. Hơn ai hết họ cần nhận thức đƣợc những lợi ích kinh tế to lớn mà du lịch hoa mang lại, đồng thời nhận thức đúng nhu cầu của du khách đối với những loại hình du lịch gắn với hoa. Từ đó, họ sẽ là ngƣời chủ động nghiên cứu để tạo nên những sản phẩm du lịch đáp ứng tốt nhu cầu du khách.
Khách du lịch, đây có thể đƣợc xem là đối tƣợng tiên quyết, quyết định sự tồn tại của một sản phẩm du lịch nào đó. Nếu chính du khách còn chƣa có một hình dung cụ thể về sản phẩm thì đƣơng nhiên họ sẽ ít quan tâm chú ý đến sản đó. Do vậy, chiến lƣợc tuyên truyền quảng bá cho du lịch hoa nhằm hình thành nhận thức cho du khách về du lịch gắn với hoa đóng vai trò quan trọng.
Đối với cộng đồng xã hội, dƣới góc độ là những công dân của thủ đô, cần nhận thức không gian hoa của thành phố không chỉ là các công viên, vƣờn hoa... mà còn ở ngay những con đƣờng, góc phố, không gian sinh hoạt của từng gia đình... điều này góp phần mang lại cho Hà Nội hình ảnh thành phố hoa đúng nghĩa với cảnh quan thiên nhiên hài hòa với sự phát triển đô thị.
3.2.2. Tăng cường thể chế và chính sách cho phát triển du lịch hoa
Các loại hình du lịch gắn với hoa từ lâu đã nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều du khách, tuy nhiên cho đến nay nƣớc ta vẫn chƣa có những cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích các loại hình này phát triển. Hà Nội - nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để du lịch gắn với hoa có thể phát triển, song cũng không nằm ngoài thực tế chung đó. Để có cơ sở pháp lý nhằm khuyến khích du lịch hoa phát triển, tạo ra những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách khi đến thủ đô, cần xem xét xây dựng và ban hành một số chính sách:
Ƣu đãi đối với những dự án khai thác đƣợc vẻ đẹp của hoa để thu hút khách du lịch, nhƣ những dự án du lịch chuyên đề về hoa, dự án du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng có sản phẩm du lịch gắn với hoa... Chính sách ƣu đãi này thể hiện qua việc bằng cách miễn giảm thuế sử dụng đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu đối với các phƣơng tiện trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ đặc thù của ngành trồng hoa. Tạo môi trƣờng thông thoáng để chính các doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy du lịch hoa phát triển. Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ
hành, cần hỗ trợ trong khâu nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu du khách đối với các loại hình du lịch gắn với hoa, từ đó có cơ sở đầu tƣ xây dựng những sản phẩm du lịch hoa đặc sắc cho Hà Nội.
Ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào sản xuất hoa công nghệ cao. Hỗ trợ, nâng cao vai trò của hội sinh vật cảnh thành phố, thành lập các Hợp tác xã, các hiệp hội sản xuất kinh doanh hoa để hỗ trợ sản xuất. Hỗ trợ xây dựng các mô hình hộ, trang trại sản xuất hoa. Hỗ trợ đƣa các tiến bộ về canh tác: phân bón, chế phẩm sinh học... Hỗ trợ để phát triển kỹ thuật sơ chế, bảo quản hoa. Hỗ trợ thông tin và kỹ thuật cho diện tích sản xuất hoa giá trị kinh tế cao thông qua các hoạt động tham quan, học tập tại các vùng sản xuất hoa tiên tiến trong và ngoài nƣớc. Tất cả những việc làm mang tính hỗ trợ này sẽ là cơ sở để khuyến khích ngành trồng hoa phát triển, trên cơ sở đó ngành du lịch sẽ định hƣớng để xây dựng nên những sản phẩm du lịch cụ thể phục vụ nhu cầu du khách.
Đặc biệt, các làng nghề trồng hoa luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những du khách yêu hoa khi đặt chân đến Hà Nội. Do vậy, cần ban hành những chính sách cụ thể để khuyến kích nghề trồng hoa tại đây phát triển: cho vay vốn, đánh thuế nhẹ, đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông - thủy lợi, mở rộng diện tích đất trồng, cổ động việc đƣa tiến bộ khoa học cây trồng, công nghệ sinh học ứng dụng trong hoa cảnh, đào tạo nghề, quảng bá thƣơng hiệu, giảm thiểu ô nhiễm… Tất cả những việc làm này cũng sẽ tạo bƣớc đi vững chắc cho nghề trồng hoa phát triển, trên cơ sở đó các hoạt động du lịch cũng có điều kiện để triển khai có hiệu quả.
dsc đây chắc chắn sẽ trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách mỗi dịp tết đến xuân về. Để làm đƣợc điều này, việc gìn giữ, thu thập các kỹ thuật cổ truyền trong trồng đào, cũng nhƣ việc xây dựng mô hình sản xuất,
giới thiệu đào Nhật Tân là những việc làm cần thiết, góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên sản phẩm du lịch.
Trên cơ sở chiến lƣợc và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đã đƣợc phê duyệt, cần nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc cụ thể để phát triển các loại hình du lịch gắn với hoa. Trong đó cần chú trọng phát triển các vùng chuyên canh hoa, các công viên hoa hoa chuyên đề gắn với các địa danh nổi tiếng và có truyền thống về trồng hoa.
3.2.3. Tăng cường đầu tư hạ tầng phát triển du lịch hoa, đặc biệt tại các làng du lịch hoa trọng điểm
Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng vừa là nguồn lực vừa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ thì các hoạt động du lịch sẽ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện trạng chung tại phần lớn các điểm có thể phát triển du lịch gắn với hoa ở Hà Nội hiện nay là vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, chƣa thể đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu của số đông du khách.
Tại các làng du lịch hoa trọng điểm, chính quyền địa phƣơng cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là việc mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống xử lý môi trƣờng để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch. Cũng cần phải quy hoạch để xây dựng bãi đỗ xe dành riêng cho khách tham quan. Bên cạnh đó, hệ thống biển chỉ dẫn vào các làng hoa cũng cần đƣợc quan tâm đầu tƣ, ngay cả trong nội bộ làng cũng cần có sơ đồ chỉ dẫn cụ thể các điểm tham quan đã đƣợc lựa chọn phục vụ du khách.
Về cơ sở dịch vụ du lịch tại các làng hoa, cần quy hoạch xây dựng các điểm mua sắm quà lƣu niệm và các sản phẩm đƣợc làm từ hoa; xây dựng chợ hoa- vừa là điểm trao đổi buôn bán của ngƣời dân, vừa là điểm tham quan mua sắm của du khách; khuyến khích việc đầu tƣ xây dựng các trung tâm
chăm sóc sắc đẹp, phục hồi sức khỏe có sử dụng các liệu pháp từ hoa góp phần đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu du khách.
Tại các làng hoa có đủ điều kiện để phát triển du lịch nên xây dựng nhà đón tiếp khách và trƣng bày, bán các sản phẩm của làng hoa: hoa cắt cành, hoa khô, tinh dầu chiết xuất từ hoa... Tại đây, du khách sẽ đƣợc giới thiệu về lịch sử của làng hoa, đƣợc tìm hiểu về truyền thống của làng nghề, có đƣợc những hình dung cơ bản về các công đoạn của nghề trồng hoa, nắm bắt đƣợc lịch thời vụ của các loài hoa đƣợc trồng tại làng... Điều này sẽ giúp du khách có đƣợc những hiểu biết cơ bản khi đi tham quan làng.
Cũng nhƣ tại nhiều làng nghề truyền thống khác của Việt Nam, du khách hiện nay đang có xu hƣớng muốn đƣợc nghỉ lại nhà dân để đƣợc trải nghiệm cảm giác làm ngƣời nông dân trực tiếp gieo trồng và chăm bón cho từng gốc hoa. Từ đó kéo theo nhu cầu dịch vụ ăn nghỉ cho du khách nghĩa là cơ sở vật chất phục vụ du khách cần đƣợc cải thiện, do vậy cần khuyến khích các hộ có điều kiện, cải tạo lại nhà ở, đảm bảo các dịch vụ cần thiết cho khách nghỉ lại nhƣ: nơi ăn nghỉ, công trình nhà tắm vệ sinh phù hợp... Tuy nhiên, các công trình nên đƣợc quy hoạch thiết kế với quy mô vừa phải, có thử nghiệm, đánh giá trƣớc khi mở rộng và điều quan trọng là tránh những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng.
3.2.4. Xác định vai trò của các thành phần tham gia phát triển du lịch hoa
Về phía các cơ quan quản lý du lịch, cần có văn bản chỉ rõ vai trò của du lịch hoa trong giai đoạn hiện nay, đồng thời có biện pháp nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về những đóng góp quan trọng của nguồn tài nguyên hoa trong phát triển du lịch. Cơ quan chuyên trách này cũng cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền tại nơi có tài nguyên để có những chiến lƣợc quy hoạch dài hạn, đầu tƣ về cơ sở vật chất: đƣờng sá, y tế, thông tin liên lạc....
Đối với chính quyền và ngƣời dân tại những nơi có nguồn tài nguyên hoa: cần tăng cƣờng các hoạt động quảng bá cho điểm đến, dành nguồn kinh phí nhất định cho hoạt động này. Cung cấp đầy đủ thông tin về tiềm năng phát triển du lịch hoa để giúp các cơ quan chức năng có phƣơng hƣớng quy hoạch phù hợp. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý du để hình thành các tuyến điểm du lịch gắn với hoa, tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng giúp cho du khách có nhiều lựa chọn.
Với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các chƣơng trình du lịch gắn với hoa. Trên cơ sở đó tiến hành quảng cáo qua các phƣơng tiện truyền thông của doanh nghiệp: website, tờ rơi, tập gấp... Đây chính là một cách hỗ trợ cho chính quyền tại những nơi có nguồn tài nguyên hoa để quảng bá tốt hơn sản phẩm du lịch hoa. Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành cũng cần hỗ trợ ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân tại các làng du lịch hoa trọng điểm các nghiệp vụ về đón tiếp, phục vụ và hƣớng dẫn khách du lịch. Không ai có thể thay thế đƣợc những ngƣời nông dân này, bởi họ chính là chủ nhân của những những ruộng hoa nơi đây, tuy nhiên do xuất phát điểm chỉ là những ngƣời nông dân “một nắng hai sƣơng”, nên họ còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng nhƣ những kỹ năng để phục vụ khách. Sự liên kết, hỗ trợ từ phía các công ty lữ hành, sẽ giúp các hoạt động du lịch tại đây diễn ra chuyên nghiệp hơn.
3.2.5. Tăng cường xúc tiến quảng bá cho du lịch hoa Hà Nội