Định hướng phát triển một số điể m tuyến du lịch hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 75 - 83)

1.3 .Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch hoa

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch hoa trên địa bàn Hà Nội

3.1.1 Định hướng phát triển một số điể m tuyến du lịch hoa

Các điểm du lịch đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của du lịch nƣớc ta. Chúng tạo nên sức hút về du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần vào sự tăng trƣởng của kinh tế địa phƣơng và ngành du lịch, đóng góp vào ngân sách Trung ƣơng và địa phƣơng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, việc đƣa ra những định hƣớng cụ thể để phát triển các điểm du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Mục 8, điều 1 của Luật du lịch định nghĩa: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Bên cạnh đó tại mục 4 điều 1 đã giải thích rõ tài nguyên du lịch bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.

Các làng hoa

Từ định nghĩa trên có thể thấy trên địa bàn Hà Nội hiện nay, các làng hoa hoàn toàn có thể quy hoạch lại để phát triển thành những điểm du lịch hoa hấp dẫn. Tài nguyên du lịch tại đây, ngoài nguồn nguồn tài nguyên hoa phong phú, còn phải kể đến đó là cảnh quan thiên nhiên, là các di tích văn hóa lịch sử, các giá trị nhân văn truyền thống của những làng nghề hàng trăm năm tuổi... Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các làng nghề trồng hoa tại Hà Nội hiện nay chính vấn đề cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong du lịch, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm, nó cũng quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Tại các làng hoa, chƣa có bãi đỗ xe cho khách tham quan, hệ thống giao thông nội mạng trong làng cũng chƣa có những chỉ dẫn cụ thể... Bên cạnh đó các dịch vụ du lịch cần thiết phục vụ khách tham quan tại các làng hoa cũng còn nhiều hạn chế: chƣa có đội ngũ hƣớng dẫn viên chuyên nghiệp, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí gần nhƣ không có... Do vậy, dù nguồn tài nguyên có, song các làng hoa chƣa thể trở thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách.

Các làng hoa truyền thống thuộc khu vực nội thành: Ngọc Hà, Nhật Tân, Nghi Tàm... hiện đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa một cách chóng mặt. Làng Ngọc Hà gần nhƣ chỉ còn là tên gọi của ký ức, làng Nhật Tân đang bị một dự án Công viên cây xanh của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội “thôn tính”, các làng hoa khác tại khu vực quận Tây Hồ, cũng không tránh khỏi tình trạng diện tích đất canh tác hoa bị thu hẹp, để nhƣờng chỗ cho các tòa nhà cao tầng tiện nghi, hiện đại.. Các làng hoa Hà Nội là nét duyên dáng rất riêng của Hà Nội, nếu để mất sẽ rất khó khôi phục. Hơn nữa mất một làng nghề, nhiều giá trị văn hóa phi vật chất khác cũng sẽ mất theo. Nếu quy hoạch

phát triển các làng hoa này thành điểm du lịch hoa thì đây sẽ là những điểm tham quan vô cùng hấp dẫn. Các nƣớc có du lịch hoa phát triển, các điểm du lịch hoa thƣờng là những trang trại/ cánh đồng hoa hiện đại, ít có một điểm du lịch hoa nào trên thế giới lại lƣu giữ đƣợc nhiều trầm tích văn hóa nhƣ Ngọc Hà hay Nhật Tân của Hà Nội. Do vậy, có thể diện tích canh tác hoa tại những làng này không còn nhiều, song có lẽ muộn còn hơn không, trên cơ sở những diện tích đất đai còn lại ít ỏi, có thể chỉ là những mảnh vƣờn nhỏ của một số ngƣời tâm huyết với nghề hoa, cần có những chính sách phù hợp để họ có thể vẫn gìn giữ đƣợc nghề truyền thống của cha ông. Có thể sẽ không nhiều, song du ít, nhƣng nó cũng sẽ giúp lƣu giữ hình ảnh của một làng lúa – làng hoa lâu đời của một thủ đô nghìn năm tuổi. Tại điểm du lịch hoa này, du khách tuy không đƣợc ngắm nhìn những cánh đồng hoa bạt ngàn, không đƣợc chứng kiến công nghệ sản xuất hoa tƣơi hiện đại... nhƣng du khách lại đƣợc đắm mình trong truyền thống văn hóa lịch sử của làng nghề hàng trăm năm tuổi. Tại chính mảnh đất này, gặp những con ngƣời sinh ra, lớn lên rồi sống chết cùng thăng trầm của nghề hoa, đƣợc nghe chính ngƣời nông dân của thủ đô nói chuyện nghề, du khách chắc chắn sẽ có những trải nghiệm thú vị. Hơn nữa, nếu du lịch phát triển thì chính các khoản thu từ hoạt động du lịch sẽ góp phần không nhỏ vào công tác bảo tồn làng nghề.

Đối với các làng hoa ven đô mới hình thành trong khoảng mƣời đến hai mƣơi năm trở lại đây, lại cần có định hƣớng quy hoạch phát triển theo một hƣớng khác. Đây là những làng nghề mới, song lại luôn đƣợc ví là “vựa” hoa của thủ đô. Ƣu điểm nổi trội của các làng nghề là có diện đất đất canh tác hoa lớn, đa số các hộ dân đều tham gia trồng hoa. Đây là điều kiện quan trọng để có thể biến nơi đây thành điểm du lịch hoa hấp dẫn. Trên thực tế, đã có không ít các đoàn khách quốc tế ghé thăm các làng hoa này, họ có thể là những nhóm khách lẻ, tự tìm hiểu và chủ động đến tham quan, một số khác lại là

khách của các công ty lữ hành... Khách du lịch nội địa lại tập trung vào thị trƣờng trẻ tuổi, phần lớn sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ biết về các làng hoa này qua các phƣơng tiện truyền thông, qua bạn bè giới thiệu và đa số họ chủ động hoàn toàn về mặt thời gian và phƣơng tiện đi lại tham quan. Một số ít, các đoàn khách đến từ các tỉnh khác, thƣờng đi theo tour của các công ty lữ hành và các làng hoa này chỉ là một trong số các điểm dừng chân tham quan trong lịch trình.

Du khách đến đây thì ngoài việc tham quan, chụp hình, du khách còn có nhu cầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của làng hoa, lịch sử, nguồn gốc một số loại hoa đặc trƣng, cách sản xuất của nông dân địa phƣơng có khác gì so với nhiều quốc gia trên thế giới... Do vậy muốn thu hút sự quan tâm của du khách thì các hoạt động du lịch diễn ra tại đây phải đƣợc phải thể hiện đƣợc tính chuyên nghiệp. Có nhƣ vậy thì hoa, từ một loại nông sản bình thƣờng mới trở thành một phần không thể thiếu của du lịch Hà Nội. Có nhƣ vậy, làng hoa mới có điều kiện trở thành một điểm du lịch hoa hấp dẫn.

Vườn quốc gia Ba Vì

Một điểm du lịch quen thuộc đối với mỗi ngƣời dân Hà Nội, đó là vƣờn quốc gia Ba Vì - nơi đƣợc mệnh danh là lá phổi xanh của thủ đô. Tuy nhiên, tại đây dƣờng nhƣ nguồn tài nguyên hoa đang bị lãng quên. Nếu biết tận dụng nguồn tài nguyên này, vƣờn quốc gia Ba Vì có thể trở thành một điểm du lịch hoa hấp dẫn trong tƣơng lai của thủ đô.

Nhƣ đã đề cập tại mục 2.3 của Chƣơng 2, vƣờn quốc gia Ba Vì có một loại cây hoa đặc hữu với tên gọi là Thu hải đƣờng Ba Vì. Tại đây, rải rác có rất nhiều những bụi Thu hải đƣờng mọc hoang dƣới các tán lá rợp. Cũng đã có một số du khách là các nhà nghiên cứu tìm đến đây để có cơ hội quan sát loài hoa đặc hữu này, tuy nhiên đó là con số không đáng kể. Vậy phải chăng

đến giống Thu hải đƣờng này. Điều quan trọng, đây là nguồn tài nguyên có sẵn, hơn nữa lại là một loài đặc hữu chỉ Ba Vì mới có. Có chăng, việc cần làm lúc này là đầu tƣ về phƣơng tiện quan sát, xây dựng tuyến tham quan, cung cấp thông tin cụ thể mùa hoa nở... thì chắc chắn rằng đây sẽ trở thành một tour sinh thái mới lạ, hấp dẫn du khách.

Bên cạnh Thu hải đƣờng Ba Vì, dã quỳ tại vƣờn quốc gia Ba Vì cũng đƣợc nhiều ngƣời yêu hoa biết đến. Hoa dã quỳ không chỉ đẹp vì sắc vàng rực rỡ, tại nhiều quốc gia ngƣời ta biết đến dã quỳ còn bởi chính công dụng của nó. Tại Mexico, nó đƣợc sử dụng để chữa bong gân, gãy xƣơng, các vết thâm tím… Tại miền nam Trung Quốc, dã quỳ đƣợc sử dụng để chữa một số bệnh nhƣ nấm bàn chân, ra mồ hôi trộm, bệnh vàng da… Tại Đài Loan, dã quy đƣợc bán phổ biến ở thị trƣờng thuốc thảo mộc. Dã quỳ đƣợc ngƣời Pháp đƣa vào trồng ở các đồn điền tại Lâm Đồng để làm phân xanh cho các vƣờn cà phê, cao su, nhờ thân chứa nhiều chất phốt pho, ma giê. Hơn nữa, hạt của dã quỳ rất dễ phân tán, cây dễ trồng nhờ dâm cành. Do vậy, ý tƣởng là tại sao vƣờn quốc gia Ba Vì không mở rộng diện tích trồng loài hoa này. Những khóm hoa hiện có, đa phần là do mọc tự nhiên, chƣa có sự tác động của con ngƣời. Trong tƣơng lai, nếu đƣợc sự quan tâm đầu tƣ đúng hƣớng rất có thể nơi đây sẽ trở thành điểm ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất của miền Bắc. Để làm đƣợc điều này, trƣớc hết cần có những quy hoạch cụ thể phần diện tích để phát triển loài cây này, tiếp đó là việc xây dựng hình ảnh cho một sản phẩm du lịch mới, xây dựng tuyến tham quan, thời gian tham quan, chuẩn bị thông tin về loài hoa này để giới thiệu cho du khách…Ngoài ra, có thể sử dụng nó để làm một số loại thuốc bán cho du khách, hay dùng chính hình ảnh của hoa để in trên các sản phẩm lƣu niệm: lịch bàn, áo, mũ… đây chính là những món quà vô cùng ý nghĩa mà du khách nào cũng muốn có mỗi khi đi du lịch.

Chợ hoa Quảng Bá

Tại Hà Nội, cũng có một điểm đến khác đƣợc đánh giá là hấp dẫn đối với những du khách yêu hoa, đó chính là chợ hoa đêm Quảng Bá. Tuy nhiên giống nhƣ nhiều điểm đến hấp dẫn có gắn với hoa ở Hà Nôi, nơi đây cũng chƣa đƣợc chính thức công nhận là “một điểm du lịch” theo đúng nghĩa của nó, mặc dù trên thực tế cũng đã có không ít du khách trong nƣớc và nƣớc ngoài tìm đến.

Chợ hoa thuộc địa bàn quận Tây Hồ, nằm ngay sát chân đê và đến nay vẫn còn là chợ tạm. Ban đầu chỉ là một cái chợ nhỏ họp tự phát ở khu vực ngã ba phƣờng Nhật Tân, hình thành do nhu cầu tự sản xuất và tự tiêu thụ hoa của bà con vùng Nhật Tân, Quảng An, Quảng Bá và Từ Liêm. Đến năm 1996, khi quận Tây Hồ đƣợc thành lập, ngƣời ta di chuyển chợ về Quảng An và nơi này trở thành điểm đến của những ngƣời mua bán hoa không chỉ trong vùng mà cả các tỉnh khác. Chợ chia thành hai khu rõ rệt, một khu sạp hàng dành cho những ngƣời kinh doanh cố định, thƣờng bán phụ liệu và hoa. Còn một khu họp ngoài sân rộng dành cho những ngƣời bán thời vụ thƣờng mang hoa tự trồng đƣợc hoặc mua lại của dân trồng đem bán. Chợ hoa nhộn nhịp trong bóng tối nhƣng lại có sự yên bình khác lạ, những trao đổi giữa ngƣời mua, ngƣời bán dƣờng nhƣ không phải dựa vào những ánh đèn điện mà qua sự quen thuộc, thân thiện với nhau. Ngƣời mua ngƣời bán trao đổi nhẹ nhàng với nhau, không cãi vã, lớn tiếng nhƣ những chợ khác. Và cũng có thể, khi ngƣời ta gắn bó với hoa thƣờng ngày thì cả ngƣời mua và ngƣời bán thƣờng nhẹ nhàng hơn, có văn hóa hơn. Đấy phải chăng chính là nét khác biệt của khu chợ, khiến du khách yêu hoa không thể bỏ qua mỗi khi đặt chân đến Hà Nội. Chợ hoa hoạt động hoàn toàn với mục đích thƣơng mại, là nơi trao đổi buôn bán hoa của các tiểu thƣơng. Các hoạt động du lịch diễn ra tại đây chỉ mang tính tự phát, số đông là tự tìm đến, tự trải nghiệm, số còn lại chiếm tỉ lệ

không lớn là khách của các công ty du lịch, họ đến đây trong lịch trình “city tour Hà Nội”. Để nơi đây có thể kết hợp tốt cả hai chức năng thƣơng mại và du lịch, thì cần thiết phải có sự đầu tƣ hơn nữa về mặt cơ sở hạ tầng, dịch vụ để phục khách tham quan. Bên cạnh đó, cũng cần phải thiết kế những sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng của chợ hoa đêm. Có nhƣ vậy, nơi đây mới có thể trở thành một điểm du lịch thực sự.

Hà Nội còn đƣợc biết đến với chợ hoa nổi tiếng nằm ở phố Hàng Lƣợc –

chợ hoa xuân Hàng Lược. Nổi tiếng vì lâu đời cũng có, vì cổ kính cũng có,

nhƣng điều khiến nó trở thành một phần ký ức của ngƣời Hà Nội chính là vì mỗi năm chợ hoa này chỉ họp một lần. Gọi là chợ hoa Hàng Lƣợc bởi chợ đƣợc họp trên phố cổ Hàng Lƣợc và các ngõ phố phụ cận. Thời nhà Lê, nơi này là đầu mối sản xuất và bán buôn lƣợc ngà lớn nhất cả nƣớc. Đến đầu thế kỷ XX nghề này mai một. Từ năm 1912 Hàng Lƣợc trở nên nổi bởi tại đây có một chợ hoa chợ hoa quý phái, độc đáo nhất kinh thành Thăng Long. Chợ bắt đầu họp từ 23 tháng Chạp và kéo dài đến tận giáp Giao thừa. Hơn 100 năm qua, chợ họp liên tục, trừ Tết Đinh Hợi 1947, khi mặt trận Hà Nội diễn ra ác liệt trong những ngày toàn quốc kháng chiến.

Đối với mỗi ngƣời Hà Nội, chợ hoa Tết Hàng Lƣợc đã đi vào tiềm thức và nỗi nhớ, khơi nguồn cho thi ca nhạc họa. Trong tập tùy bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, cố nhà văn Nguyễn Tuân đã tƣởng tƣợng chợ hoa Hàng Lƣợc “nhƣ một dòng sông hoa đào, chảy từ Đào Nguyên ở núi Thiên Thai về giữa lòng Thủ đô”.

Với “tuổi đời” hàng trăm năm, chợ hoa Tết Hàng Lƣợc thực sự là một điểm đến hấp dẫn đối với những du khách muốn hiểu về nét văn hóa Tết của ngƣời Hà Nội. Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay là phải tạo dựng lại không gian văn hóa truyền thống của chợ hoa Hàng Lƣợc xƣa. Đồng thời xây dựng những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để chào bán cho du khách. Khi đó, chợ

hoa xuân Hàng Lƣợc sẽ trở thành một điểm tham quan trong một chuỗi các điểm đến gắn với hoa của một tour du lịch chuyên đề hoa mỗi độ xuân về.

Công viên chuyên đề hoa

Công viên chuyên đề hoa là một khái niệm còn khá xa lạ đối với ngƣời Việt Nam, tuy nhiên đối với nhiều nƣớc trên thế giới, loại hình công viên này đã trở nên quá quen thuộc. Cả thế giới đều biết đến công viên hoa tulip Keukenhof của Hà Lan, hay công viên hoa Tử đằng của Nhật Bản... đây là những điểm đến đã trở nên quá quen thuộc đối với khách du lịch. Tại Việt Nam, cũng đã xuất hiện một số công viên chuyên đề: công viên văn hóa lịch sử Đầm Sen, công viên nƣớc Hồ Tây… Nhƣng công viên chuyên đề hoa thì dƣờng nhƣ còn khá xa lạ. Loại hình công viên chuyên đề này xuất hiện đầu tiên tại thành phố hoa - Đà Lạt. Tuy nhiên, đa phần những công viên này quy mô còn hạn chế, các hoạt động du lịch diễn ra tại đây còn đơn điệu và nhìn chung chƣa thực sự thu hút đƣợc khách du lịch.

Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, ý tƣởng về một không gian xanh đô thị luôn dành đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời. Trên cơ sở ý tƣởng này có thể có thể hình thành nên những công viên chuyên đề hoa tại khu vực ngoại thành, nhƣ là những vành đai xanh của thủ đô. Vành đai đặc biệt này sẽ không chỉ giúp Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)