Nguồn nước ngọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 44 - 45)

1.3 .Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch hoa

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch hoa ở Hà Nội

2.1.1.4. Nguồn nước ngọt

Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó có sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy theo hƣớng tây - bắc - đông - nam vào Việt Nam từ Lào Cai và chảy ra vịnh Bắc Bộ. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì, qua Hà Nội dài khoảng 120 km.

Sông Đuống - là phân lƣu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km.

Sông Nhuệ (còn gọi là sông Từ Liêm), chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam qua đất huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Thƣờng Tín, Phú Xuyên.

Sông Cà Lồ trƣớc kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Sông Cà Lồ còn có tên là sông Phù Lỗ, là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đông Anh và Hiệp Hòa (Bắc Giang).

Từ ngày 1-8-2008 tỉnh Hà Tây nhập vào Hà Nội nên thành phố có thêm các con sông: sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang, là ranh giới tự nhiên ở cực tây Hà Nội ngày nay.

Nguồn nƣớc ngọt do sông này cung cấp góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng nhƣ trong tƣới tiêu, sản xuất.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hà Nội đƣợc đánh giá là môi trƣờng tốt để các loài thực vật sinh trƣởng và phát triển, trong đó có hoa. Du lịch hoa vốn gắn liền với yếu tố tài nguyên là hoa, sự ƣu ái của tự nhiên dành cho Hà Nội khiến nơi này có thêm cơ hội để phát triển hơn nữa các loại hình du lịch gắn với hoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)