Hiện trạng về “cun g cầu” đối với du lịch hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 67 - 75)

1.3 .Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch hoa

2.2. Hiện trạng phát triển du lịch hoa ở Hà Nội

2.2.4. Hiện trạng về “cun g cầu” đối với du lịch hoa

Hiện tại, đối với du lịch hoa chƣa có số liệu thống kê cụ thể về lƣợng khách cũng nhƣ khả năng cung ứng các chƣơng trình du lịch từ phía các công ty lữ hành. Tuy nhiên thông qua một khảo sát nhỏ do tác giả thực hiện, phần nào sẽ thấy rõ hiện trạng về cán cân cung - cầu trong du lịch hoa tại Hà Nội.

Khảo sát đƣợc tiến hành đối với khách du lịch và công ty lữ hành, hay cũng chính là “cầu thị trƣờng” và “cung thị trƣờng” khi xét trên góc độ thị trƣờng.

Bảng 2.1: Thống kê phát - thu phiếu điều tra

STT Đối tƣợng

Số đơn vị điều

tra

Số phiếu điều tra

Phát ra Thu về hợp lệ 1 Khách du lịch Khách nội địa 80 80 76 Khách quốc tế 80 80 75 2 Công ty lữ hành 20 20 20  Về phía khách du lịch

Dựa trên kết quả khảo sát đối với hai nhóm đối tƣợng là khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đang tham quan du lịch tại Hà Nội thì thấy rằng:

Cả hai nhóm du khách này đều mong muốn đƣợc tham gia các hoạt động du lịch gắn với hoa. Cụ thể, 94,7% du khách nội địa và 80% du khách quốc tế đƣợc hỏi, lựa chọn phƣơng án “rất sẵn sàng”. Điều này cho thấy tại Hà Nội các loại hình và sản phẩm du lịch gắn với hoa tuy chƣa phải là phổ biến, song luôn nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều du khách.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia du lịch hoa của khách du lịch 94,7% 3,9% Khách nội địa1,4% Rất sẵn sàng Còn cân nhắc Không muốn 80% 13,3% 6,7% Khách quốc tế Rất sẵn sàng Còn cân nhắc Không muốn

(Nguồn: Bảng tổng hợp kết quả điều tra - phụ lục 3)

Đánh giá tầm quan trọng của nguồn tài nguyên hoa trong phát triển du lịch, 85,5% du khách nội địa cho rằng hoa chính là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Hà Nội. Trong khi đó, ở du khách quốc tế, chỉ 29,3% số khách đƣợc hỏi có cùng quan điểm trên. Còn lại trên 70% du khách quốc tế đƣợc hỏi cho rằng hoa không phải là tài nguyên quan trọng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Hà Nội. Điều này cho thấy, khách du lịch quốc tế không có nhiều thông tin về các điểm đến/ sự kiện du lịch gắn với hoa tại Hà Nội. Đây cũng lý do tại sao chỉ 26,7% du khách quốc tế có biết về một số điểm hay sự kiện du lịch gắn với hoa tại Hà Nội.

Về mục đích cũng nhƣ những kỳ vọng của du khách khi đến các điểm tham quan hay sự kiên du lịch gắn với hoa. Phần lớn du khách đều tham gia

với mục đích tham quan, giải trí (85,5% khách nội địa, 96% khách quốc tế); những điểm đến hay sự kiện này tại Hà Nội chƣa thực sự thu hút những nhà nghiên cứu hay những ngƣời làm kinh doanh.

Về mong muốn của du khách khi đến các điểm tham quan/ sự kiện du lịch gắn với hoa, cả du khách quốc tế và nội địa đều thích nhất là đƣợc chiêm ngƣỡng các tác phẩm nghệ thuật làm từ hoa, sau đó đến việc tham gia các hoạt động du lịch gắn với hoa và cuối cùng là đƣợc mua sắm các sản phẩm lƣu niệm làm từ hoa.

Biểu đồ 2.3: So sánh các mong muốn của du khách khi tham gia du lịch hoa

(Nguồn: Bảng tổng hợp kết quả điều tra - phụ lục 3)

Khi nhận xét về các hoạt động du lịch gắn với hoa tại Hà Nội ở thời điểm này, 65,8% khách nội địa và 60% du khách quốc tế đều cho rằng, các hoạt động chỉ ở mức bình thƣờng, 37,3% khách quốc tế nhận định các hoạt

động còn nghèo nàn, đơn điệu. Điều này cho thấy, các hoạt động du lịch gắn với hoa chƣa thực sự hấp dẫn khách du lịch.

Tham khảo ý kiến du khách về các giải pháp để phát triển du lịch hoa Hà Nội trong tƣơng lai. Với du khách nội địa, phần lớn đều cho rằng cần đầu tƣ xây dựng thêm nhiều điểm tham quan gắn với hoa. Còn với du khách quốc tế, họ cần thêm nhiều thông tin về du lịch hoa Hà Nôi. Do vậy, vấn đề đầu tƣ về cơ sở vật chất, hạ tầng và công tác xúc tiến quảng bá cho du lịch hoa cần đƣợc quan tâm.

Biểu đồ 2.4: So sánh ý kiến của du khách về giải pháp để phát triên du lịch hoa HàNội

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Khách nội địa Khách quốc tế

19,7% 20%

52,6%

16% 27,7%

64% Xúc tiến quảng bá cho du lịch

hoa

Xây dựng các điểm tham quan gắn với hoa

Phát triển nghề trồng hoa

(Nguồn: Bảng tổng hợp kết quả điều tra - phụ lục 3)

Về thị trƣờng khách du lịch hoa, cũng theo điều tra:

Với khách quốc tế, chiếm số đông vẫn là những thị trƣờng khách quen thuộc của du lịch Việt Nam nhƣ: du khách đến từ các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Họ đều quan tâm đến du lịch hoa Hà Nội, tuy nhiên họ lại có quá ít thông tin về du lịch hoa tại đây.

Với khách nội địa: đa phần họ là những ngƣời trẻ tuổi, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức đến từ một số tỉnh thành phố lân cận, một số khác đến

từ các tỉnh phía nam. Chiếm số đông là đến các điểm du lịch gắn với hoa tại Hà Nội trong hành trình tham quan kết hợp.

Về phía các công ty lữ hành

Đối tƣợng điều tra là một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội.

Về kinh nghiệm xây dựng và tổ chức chƣơng trình du lịch gắn với hoa, kết quả là hơn 60% các doanh nghiệp lữ hành đƣợc hỏi chƣa từng xây dựng và tổ chức, 35% đã xây dựng nhƣng chƣa tổ chức, chỉ có 5% đã xây dựng và tổ chức nhiều lần. Nhƣ vậy, du lịch hoa tại Hà Nội vẫn còn khá mới mẻ và chỉ có một số ít các doanh nghiệp lữ hành tham gia kinh doanh.

Biểu đồ 2.5: Đánh giá kinh nghiệm xây dựng và tổ chức chương trình du lịch gắn với hoa của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội

(Nguồn: Bảng tổng hợp kết quả điều tra - phụ lục 3)

Với câu hỏi, “công ty có ý định sẽ phát triển du lịch hoa thành một sản phẩm mũi nhọn của công ty không?” chỉ 30% có ý định, 70% không muốn phát triển vì đó không phải thế mạnh của họ, và họ nghĩ doanh thu mang lại không cao. Kết quả này chứng tỏ cần phải có nguồn khách phong phú mới thu hút đƣợc các doanh nghiệp lữ hành tham gia.

Tuy nhiên, có đến 75% các doanh nghiệp lữ hành đƣợc hỏi cho rằng hoa chính là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm

60% 35%

5%

Chưa xây dựng và tổ chức Đã xây dựng nhưng chưa tổ chức

Đã xây dựng và tổ chức nhiều lần

du lịch cho Hà Nội. 80% cho rằng Hà Nội có điều kiện để phát triển du lịch hoa. 60% đang có ý định xây dựng những chƣơng trình du lịch chuyên đề hoa để phục vụ du khách. Điều này cho thấy du lịch hoa đang bắt đầu nhận đƣợc sự quan tâm của các công ty lữ hành.

Phần lớn các công ty lữ hành đƣợc hỏi đều cho rằng, các làng hoa truyền thống của Hà Nội (Nhật Tân, Ngọc Hà...) là nơi tốt nhất để phát triển du lịch hoa, bởi lẽ chỉ những nơi này mới tạo cho Hà Nội sản phẩm du lịch hoa đặc trƣng. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng các công ty du lịch không đánh giá cao khả năng có thể phát triển du lịch hoa tại vƣờn quốc gia Ba Vì, chỉ 5% số công ty lữ hành đƣợc hỏi lựa chọn có thể phát triển du lịch hoa tại đây. Đây chính là vấn đề mà ban quản lý vƣờn quốc gia Ba Vì cần quan tâm.

Các công ty lữ hành cũng nhận ra rằng, lý do lớn nhất (45%) khiến du khách ít quan tâm đến các chƣơng trình du lịch gắn với hoa chính là vì công tác quảng bá của các công ty lữ hành còn hạn chế, có một số công ty đã xây dựng các chƣơng trình du lịch hoa song lại không giới thiệu đến du khách, vì thế du khách không có cơ hội để lựa chọn. Mặt khác, các công ty cũng nhận thấy, nội dung chƣơng trình du lịch gắn với hoa còn quá đơn điệu nên cũng không hấp dẫn du khách. Theo các công ty, để phát triển du lịch hoa ở Hà Nội, quan trọng nhất là việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho du lịch hoa (55%), sau đó đến công tác quảng bá, xúc tiến (30%) và cuối cùng là nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về du lịch hoa.

Từ kết quả điều tra kết hợp với thực tế phát triển của du lịch hoa tại Hà Nội, có thể thấy một số vấn đề sau:

- Tồn tại một lƣợng cầu lớn từ phía du khách đối với các chƣơng trình du lịch hoa, song nguồn cung từ phía các công ty du lịch chƣa đáp ứng đƣợc. - Hoạt động du lịch tại các điểm đến hay sự kiện gắn với hoa chƣa thực sự

- Các điểm tham quan gắn với tài nguyên hoa còn quá ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của du khách.

- Các nhà cung cấp đếu nhận thấy vai trò của tài nguyên hoa trong phát triển du lịch, song chƣa có những hành động cụ thể để biến nó thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

- Công tác xúc tiến cho du lịch hoa chƣa đƣợc quan tâm. Các chƣơng trình du lịch gắn với hoa còn quá xa lạ đối với du khách.

Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch hoa ở Hà Nội có thể thấy một số thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

Du lịch hoa là hình thức du lịch dựa vào các giá trị tự nhiên là chính, nó có ý nghĩa giáo dục môi trƣờng và góp phần cho nỗ lực bảo tồn. Bên cạnh đó, du lịch hoa tại Hà Nội còn phát triển trên cơ sở các làng hoa với những giá trị nhân văn truyền thống. Nhƣ vậy, tham gia các loại hình du lịch gắn với hoa tại Hà Nội không chỉ đƣợc tận hƣởng các giá trị tự nhiên mà còn giúp am hiểu về văn hóa của Thăng Long nghìn năm tuổi. Đây là loại hình đƣợc khuyến khích phát triển. Hơn thế nữa, phát triển du lịch hoa sẽ góp phần tích cực vào đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần nâng cao tính hấp dẫn và cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Hà Nội hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch hoa: tài nguyên hoa phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lƣợng cao…Đây chính là cơ hội để Hà Nội phát huy thế mạnh của mình, khẳng định vai trò và vị thế của du lịch thủ đô.

Khó khăn:

Hiện chƣa có chính sách và chiến lƣợc riêng cho phát triển du lịch hoa ở Việt Nam, vì vậy việc phát triển du lịch hoa ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng sẽ không thuận lợi đứng từ góc độ chính sách cụ thể. Đa số các

chính sách cũng nhƣ các đề án quy hoạch chỉ đóng vai trò là công cụ gián tiếp, chứ chƣa trực tiếp tác động lên du lịch hoa.

Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển, đô thị mở rộng, khu công nghiệp hình thành, trình độ dân trí đƣợc nâng cao, … là yếu tố góp phần thúc đẩy nhu cầu hƣởng thụ cái đẹp, thƣởng ngoạn hoa cảnh, nhƣng mặt khác nó cũng làm mai một hoặc thu hẹp các làng hoa. Nhiều ví dụ cho thấy diện tích các làng hoa bị thu hẹp đáng kể nhƣ diện tích làng hoa ở Tây Hồ giảm đi hơn 20%, làng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp, … chỉ còn vài chục sào. Việc thu hẹp diện tích các làng hoa truyền thống của Hà Nội, có thể chỉ ảnh hƣởng rất nhỏ đến nguồn cung ứng hoa, vì hiện tại Hà Nội đang mọc lên rất nhiều làng hoa mới; song cái mất lớn nhất đối với chính ngành du lịch thủ đô đó là các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề cũng dần mất theo. Văn hóa truyền thống luôn là yếu tố hấp dẫn du khách, Hà Nội nếu để mất các làng hoa cũng đồng nghĩa với việc để mất cơ hội xây dựng một sản phẩm du lịch hoa hấp dẫn.

Tiểu kết chƣơng 2

Căn cứ vào hệ thống cơ sở lý luận ở chƣơng 1, nội dung chƣơng 2 tác giả đã nêu ra những điều kiện mà Hà Nội đang có, để có thể phát triển du lịch gắn với hoa. Trên cơ sở những điều kiện này, tác giả cũng phân tích rõ thực trạng phát triển của du lịch hoa tại Hà Nội hiện nay trên một số phƣơng diện: thực trạng về loại hình - sản phẩm, về chính sách, về xúc tiến quảng bá; về nhu cầu của du khách và khả năng đáp ứng từ phía các công ty lữ hành đối với du lịch hoa.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LICH HOA Ở HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)