Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 37 - 40)

1.3 .Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch hoa

1.5. Sự phát triển của du lịch hoa trên thế giới và tại Việt Nam

1.5.2. Tại Việt Nam

Việt Nam đƣợc đánh giá là đất nƣớc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch hoa, tuy nhiên du lịch hoa ở Việt Nam vẫn là một khái niệm còn mới cả về lý luận và thực tiễn. Điều này thể hiện rõ qua việc điều tra tổng quan việc xây dựng và chào bán các sản phẩm du lịch của phần lớn các công ty lữ hành

có uy tín tại Hà Nội, các sản phẩm du lịch gắn với hoa chiếm tỷ lệ rất nhỏ, và phần lớn các sản phẩm đƣợc xây dựng lại là các chƣơng trình du lịch đƣa khách đến với các quốc gia có du lịch hoa phát triển. Các sản phẩm du lịch gắn với hoa đƣợc xây dựng dựa vào nguồn tài nguyên hoa của đất nƣớc còn nhiều hạn chế. Đa phần các sản phẩm này chỉ đƣợc tổ chức xây dựng vào các dịp festival hoa hàng năm đƣợc tổ chức tại một số thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt.

Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều đồ án quy hoạch phát triển du lịch các vùng lãnh thổ và các địa phƣơng nơi có tiềm năng du lịch đặc thù cũng đã đƣa ra các phƣơng án về xây dựng các công viên hoa chuyên đề; phục hồi phát triển các làng hoa, cây cảnh truyền thống; khuyến khích việc tổ chức các hội chợ hoa, Festival hoa... nhƣ những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Festival hoa Đà Lạt, festival hoa Hà Nội, đƣờng hoa Nguyễn Huệ hay lễ hội Hoa phƣợng đỏ… đƣợc tổ chức hàng năm là một minh chứng cụ thể cho hƣớng phát triển du lịch hoa ở Việt Nam.

Đà Lạt có thể xem là địa phƣơng đi đầu cả nƣớc trong phát triển du lịch hoa. Có thể nói, không nơi nào trên cả nƣớc, hoa lại đƣợc xem là một trong những sản phẩm chính của ngành du lịch nhƣ tại thành phố hoa Đà Lạt.

Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 35 khu, điểm tham quan du lịch đƣợc đầu tƣ và khai thác kinh doanh. Riêng trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã có 25 khu, điểm. Trong số đó, có trên 10 khu, điểm du lịch xác định hoa là sản phẩm tham quan chủ đạo để phục vụ du khách nhƣ. Các công ty lữ hành đƣa khách đến Đà Lạt cũng nhƣ các hãng lữ hành địa phƣơng đều thiết kế riêng những chƣơng trình du lịch gắn với hoa dành cho du khách lựa chọn. Tham gia vào những chƣơng trình du lịch độc đáo này, du khách không chỉ đƣợc tham quan những khu du lịch, thắng cảnh danh tiếng về hoa mà còn đƣợc tham quan cả những làng hoa, trang trại hoa, vƣờn hoa hay thậm chí là

những nhà vƣờn trồng hoa thuần tuý của Đà Lạt. Những làng hoa nhƣ Vạn Thành, Đông Tĩnh, Thái Phiên, Trại Mát, An Bình; những trang trại hoa nhƣ Langbiang farm, Anh Quỳnh, Lâm Sinh hay những vƣờn hoa Lan Ngọc, Minh Thƣơng, Thanh Thanh… đều đã trở thành những điểm đến quen thuộc của du khách, những địa danh không thể thiếu trong các chƣơng trình du lịch gắn với hoa tại Đà Lạt.

Năm 2005, Festival hoa Đà Lạt lần đầu tiên đƣợc tổ chức, và từ đó đều đặn hai năm một lần, sự kiện này đã trở thành điểm nhấn quan trọng của ngành du lịch Lâm Đồng. Festival hoa ngày càng chứng minh đƣợc những lợi ích to lớn về kinh tế, cũng nhƣ việc góp phần quảng bá mạnh mẽ hơn về hình ảnh thành phố Đà Lạt với bạn bè trong nƣớc và quốc tế. Lƣợng khách đến đây cũng không ngừng gia tăng qua các lần tổ chức. Năm 2005, festival hoa Đà Lạt mới chỉ đón 80.000 khách đến tham dự, thì đến năm 2012, con số này đã tăng gần 4 lần, với 300.000 lƣợt khách tham dự.

Trong dịp diễn ra Festival hoa Đà Lạt 2012 cũng đã có “tour du lịch hoa” dành riêng cho những du khách yêu hoa. Không chỉ dừng lại ở điểm đến là những làng hoa truyền thống, tour du lịch còn đƣợc mở rộng với những điểm đến là các công trình bằng hoa đƣợc các khu du lịch, đơn vị doanh nghiệp tự thiết kế để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong dịp Festival nhƣ: Ngôi nhà hoa hồng (Khu du lịch Đồi Mông Mơ), Ngôi nhà tình yêu, Vƣờn hoa giai nhân (Khu du lịch thung lũng Tình Yêu)…Ngoài ra, tour còn đƣa khách đến một số điểm tƣơng đối mới: thiền hoa ở Thiền viện Trúc Lâm, khám phá café Hoa Bách Hợp (Khu du lịch Rừng Hoa Đà Lạt), khách sạn hoa (Khách sạn Ngọc Lan)…

Nhận thức đƣợc không gian hoa của thành phố Đà Lạt không chỉ là các công viên hoa, các vƣờn hoa hay tại các khu du lịch mà còn chính là ở những con đƣờng, góc phố… nên ngành du lịch Lâm Đồng đã xây dựng đề án “Khôi

phục, nâng cấp môi trƣờng cảnh quan thành phố Đà Lạt” mà nội dung chính là mang lại cho Đà Lạt hình ảnh thành phố hoa đúng nghĩa, với cảnh quan thiên nhiên hài hoà với sự phát triển của đô thị. Trên thực tế, nhiều giải pháp của đề án đã đƣợc thực thi và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận nhƣ việc chỉnh trang lại không gian quanh hồ Xuân Hƣơng với định hƣớng chủ đạo là các công viên hoa, hình thành các con đƣờng hoa nhƣ đƣờng Mai Anh Đào, Mimoza, trồng hoa và cây xanh theo chủ đề trên các tuyến phố, tuyến giao thông quan trọng của Đà Lạt, tạo các tiểu cảnh và tiểu công viên trong nội ô thành phố nhằm hấp dẫn du khách.

Xác định hoa là sản phẩm du lịch đặc trƣng và có sức hút lớn đối với du khách đến Đà Lạt. Quy hoạch phát triển du lịch Đà Lạt năm đến năm 2015 cũng đã nêu rõ một trong những sản phẩm mục tiêu của ngành là phát triển du lịch sinh thái vƣờn, khai thác hợp lý các trang trại, vƣờn hoa tại Đà Lạt để phục vụ tham quan du lịch. Trong thu hút đầu tƣ, ngành du lịch cũng ƣu tiên thu hút những dự án du lịch khai thác đƣợc sức hấp dẫn của hoa Đà Lạt để phục vụ du khách, đó là những dự án du lịch chuyên đề về hoa hoặc những dự án du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng có sản phẩm du lịch gắn với hoa.

Ngoài Đà Lạt, một vài địa phƣơng khác trong nƣớc - nơi có nguồn tài nguyên hoa dồi dào cũng đã có những ý tƣởng gắn kết du lịch và hoa. Tiêu biểu nhƣ sự kiện đƣờng hoa Nguyễn Huệ tại thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội hoa phƣợng đỏ tại thành phố Hải Phòng, hay việc phát triển du lịch tại một số làng hoa truyền thống của Việt Nam: làng Vị Khê (Nam Định), làng Tân Quy Đông (Sa Đéc, Đồng Tháp)... Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa có sự liên kết giữa các địa phƣơng để tạo nên những sản phẩm chuyên đề hoa đặc sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch hoa ở hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)