Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 70 - 72)

2. Nhận xét và bàn luận

2.2. Tỉ lệ các phụ âm đầu tiếng Việt được phát âm đúng

2.2.2. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng thấp

Bên cạnh các PÂ được phát âm đúng nhiều, có những PÂ được TKT phát âm đúng rất ít lần. Đó là các PÂ //, /f/, //, /k/ (bao gồm cả PÂ c, k, qu), /tʰ/, /s/ và /c/. Trong tổng 30 lần phát âm, PÂ qu /k /, /s/ và // được phát âm đúng 10 lần, tương đương với 10/30 TKT phát âm đúng; PÂ /tʰ/ được phát âm đúng 9 lần, tương đương với 9/30 TKT phát âm đúng; PÂ /f/ và kh // được phát âm đúng 8 lần, tương đương với 8/30 TKT phát âm đúng; PÂ /k/ k

được phát âm đúng 7 lần, tương đương với 7/30 TKT phát âm đúng; PÂ /k/ c

phát âm đúng 6 lần, tương đương với 6/30 TKT phát âm đúng; và PÂ /c/ chỉ được phát âm đúng 5 lần, tương đương với 10/30 TKT phát âm đúng. TKT phát âm đúng những PÂ này ít lần bởi vì:

Xét về phương thức cấu âm, những PÂ này hầu hết là PÂ vô thanh. Trong đó, PÂ /f/, /s/ và // là PÂ xát, vô thanh còn PÂ /c/, /k/ (bao gồm c, k, qu) là âm tắc vô thanh. Xét về vị trí cấu âm PÂ /k/ (bao gồm c, k, qu), // và // đều là những âm có vị trí cấu âm sau. Đó là những PÂ gốc lưỡi, dưới vòm mềm. Những PÂ này khó phát âm hơn những âm khác vì chính đặc trưng cấu âm đó của nó. Đối với những PÂ này, phương pháp quan sát hình miệng cũng không mang lại hiệu quả nhiều. Bởi trẻ rất khó quan sát những thay đổi của bộ phận cấu âm ở phía trong khoang miệng. Do đó, trẻ khó bắt chước lại chính xác.

PÂ /f/ là một âm môi – răng. Đây là một PÂ có cấu âm trước. Khi phát âm, răng trên và môi dưới chạm nhau, hơi từ khoang miệng đi lên sẽ thoát ra ngoài qua khe hở ở hai bên khóe miệng và tạo thành phát âm. Thông thường, trẻ sẽ dễ phát âm PÂ này. Hoặc khi nhìn hình miệng trẻ dễ dàng phát âm lại chính xác. Nhưng thực thế, TKT phát âm đúng PÂ này rất ít lần. Bởi vì /f/ là một PÂ có tần số rất cao. TKT rất khó nghe chính xác PÂ này. Bên cạnh đó, biện pháp nhìn hình miệng cũng không mang lại hiệu quả khi trẻ không thể nghe rõ. Khi không nghe rõ PÂ, TKT khó lòng mà phát âm lại đúng PÂ /f/, khó lòng phát âm khu biệt /f/ với những PÂ gần về vị trí cấu âm như /m/, /b/, đặc biệt là /v/.

PÂ /tʰ/ là một PÂ bật hơi duy nhất trong toàn bộ hệ thống PÂĐ. Đây cũng là một PÂ có tần số cao. TKT bị hạn chế nhiều về mặt nghe, nhất là đối với những âm có tần số cao. Do đó, TKT thường không phân biệt tốt đặc điểm bật hơi của PÂ này. Việc quan sát hình miệng cũng không mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, theo nhiều tài liệu nghiên cứu, /tʰ/ không phải là một PÂ gắn với những phát âm sớm của trẻ. Thường thường, trẻ biết nói PÂ /tʰ/ từ khi trẻ khoảng ba tuổi và phát âm hoàn thiện PÂ này khi trẻ bảy tuổi. Vì thế, hiện tượng nhiều trẻ nhỏ bị ngọng phát âm PÂ /tʰ/ là điều rất phổ biến. Nhiều TKT thuộc đối tượng khảo sát của chúng tôi cũng không ngoại lệ.

Xét về mặt âm học, hầu hết những PÂ trên đều là âm có tần số cao. Đặc biệt PÂ /s/, /f/ và // có tần số rất cao. Nhiều TKT gặp khó khăn khi nghe những âm có tần số cao bởi sức nghe của TKT ở tần số cao chưa tốt (Xem ở phần phụ lục, bảng sức nghe của trẻ). Khi trẻ nghe không rõ, trẻ sẽ không thể nhắc lại chính xác về PÂ. Do đó, TKT thường phát âm PÂ này thành một PÂ khác theo cái mà chúng nghe được.

Như vậy, có tám PÂ TKT phát âm đúng rất ít. Đó là những PÂ có tần số cao, PÂ xát vô thanh. Những PÂ này cũng chính là những PÂ thường xuyên bị phát âm thay thế. Không những vậy, những PÂ này còn rất ít lần hoặc không có lần nào thay thế cho PÂ khác. (Phần nhận xét về những lần phát âm thay thế PÂ sẽ được chúng tôi trình bày kĩ ở phần dưới)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 70 - 72)