Hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 41 - 58)

Mỗi kí hiệu ngôn ngữ - tức mỗi từ hoặc hình vị - đều có hình thức biểu đạt bằng âm thanh của nó. Miêu tả ngôn ngữ không thể không biết đến những đặc trưng ngữ âm của mỗi cấu tạo âm thanh. Người ta miêu tả các yếu tố ngữ âm về mặt sinh lí – tức cấu âm và cả mặt vật lí – tức âm học. Nếu mặt thứ nhất thuyết minh những sự khu biệt âm thanh xét về nguồn gốc cấu tạo thì mặt thứ hai giải thích những sự khác biệt của ngữ âm về mặt vật lí. Đó là những đặc trưng mà người nghe tiếp nhận được bằng tai và xử lí, phân tích bằng não. Với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại ngày nay, con người đã có thể miêu tả các yếu tố ngữ âm khá chính xác về cả hai mặt.

Sự phân loại các âm tố về mặt âm học đã được xây dựng trên tài liệu âm phổ. Các máy phân tích âm phổ cho chúng ta các phổ hình, qua đó các âm tố thể hiện rõ các đặc trưng âm học: cao độ, cường độ, trường độ v.v...

Như đã trình bày ở trên, về mặt cấu âm, đặc tính quan trọng của PÂ là việc xuất hiện sự tắc nghẽn dòng khí trong khoang âm và sau đó là sự thoát ra của dòng khí. PÂ được nhận diện bằng tiêu chí về vị trí cấu âm- tức là vị trí của điểm tắc nghẽn dòng khí trong khoang âm và 2- phương thức cấu âm, tức là cách khắc phục sự tắc nghẽn, để dòng khí thoát ra. Tiêu chí về vị trí cấu âm và phương thức cấu âm quy định các đặc trưng âm học của PÂ. Ba đặc trưng âm học quan trọng để nhận diện (khu biệt) các PÂ là: Trường độ, cường độ và tần số. Trong 3 tiêu chí trên, tiêu chí về tần số liên quan trực tiếp đến khả năng nghe (sức nghe, thính lực). Như đã trình bày trong phần thính lực đồ và sơ đồ quả chuối âm thanh ngôn ngữ, mỗi PÂ có vị trí khác nhau trong thính lực đồ quả chuối ngôn ngữ, phụ thuộc vào cường độ và tần số của mình. Tần số PÂ là vùng tần số được tăng cường (Trong luận văn này quy định dùng từ “tần số” để chỉ “vùng tần số được tăng cường”F). Trong thính học, tần số của tín hiệu âm học (đơn âm) chia thành 3 mức: tần số cao, tần số trung bình và tần số thấp. Phụ thuộc vào vùng tần số được tăng

cường, PÂ - một dạng tín hiệu âm học trong giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên, cũng được phân thành 3 loại:

PÂ thấp: Vùng tần số dưới 1000Hz được tăng cường.

PÂ trung bình: Vùng tần số từ 1000 Hz đến 2000Hz được tăng cường PÂ cao: Vùng tần số trên 2000 Hz được tăng cường.

Ta có thể quan sát một số hình ảnh sau đây:

* Hình 1.3. dưới đây là dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết bi với PÂĐ b // có vùng tần số thấp (dưới 1000 Hz) được tăng cường.

Hình 1.3: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết bi với PÂĐ b // có vùng tần số thấp (dưới 1000 Hz) được tăng cường.

* Hình 1.4. dưới đây là dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết xa với PÂĐ x /s/ có vùng tần số cao (từ 3.500 Hz đến 7.000 Hz) được tăng cường.

Hình 1.4: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết xa với PÂĐ x /s/ có vùng tần số cao (từ 3.500 Hz đến 7.000 Hz) được tăng cường.

* Hình 1.5. dưới đây là dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết ki với PÂĐ k /k/ có vùng tần số trung bình (từ 2000 Hz đến 3000 Hz) được tăng cường

Hình 1.5: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết ki với PÂĐ k /k/ có vùng tần số trung bình (từ 2000 Hz đến 3000 Hz) được tăng cường

Dựa trên việc phân tích các đặc trưng phổ âm của các PÂĐ, Nguyễn Văn Lợi phân các PÂĐ tiếng Việt thành 3 nhóm như sau:

- PÂ thấp: /m/ m; /n/ n; // nh; / / ng, ngh; /l/ l; // b; // đ.

- PÂ trung bình: /t/ t; /k/ c, k, qu; / / (không ghi); /v/ v; /z/ d, r; // g, gh.

- PÂ cao: /tʰ/ th; /f/ ph, /s/ x; /c/ ch; // kh, /h/ h.

Mỗi TKT có một sức nghe khác nhau, phản ánh khả năng nghe của trẻ ở từng tần số từ thấp đến cao. Vì thế trẻ nghe được những âm thanh của tần số nào trong vùng quả chuối ngôn ngữ (speech banana) sẽ quyết định nó có thể nghe được những PÂ nào. Trên lâm sàng và từ thực tế kiểm nghiệm bằng test đo trường tự do trong thính học, test 6 âm Ling trong trị liệu ngôn ngữ cho thấy, TKT thường đáp ứng tốt hơn với những âm có tần số thấp và khó khăn hơn khi nghe những âm có tần số cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe PÂ của trẻ. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng phát âm PÂ.

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng những lí thuyết về đặc trưng cấu âm của PÂ bao gồm phương thức cấu âm và vị trí cấu âm và lí thuyết về đặc điểm âm học (tần số) của PÂ. Nếu như những đặc điểm về âm học như tần số ảnh hưởng đến khả năng nghe PÂ của TKT thì những đặc điểm về cấu âm ảnh hưởng đến khả năng phát âm PÂ của TKT. Trong đó, đặc trưng thể hiện rõ nhất về PÂ khi phát âm chính là vị trí cấu âm của PÂ. Đó chính là cái chúng ta có thể miêu tả thậm chí là quan sát, bắt chước và cảm nhận được. Trên cơ sở của những đặc trưng âm học và vị trí cấu âm chúng ta nhận biết được đâu là những PÂ dễ phát âm, đâu là những PÂ khó phát âm.

1.4.4. Về phụ âm tắc thanh hầu //

Theo những người nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, phụ âm tắc thanh hầu // là một âm vị có nhiều bàn cãi. Ở những âm vị như “ăn”, “uống”, “ủy”,... “quả có hiện tượng khép khe thanh lúc mở đầu, khi chúng được phát âm lên.

Tiếng bật do động tác mở khe thanh đột ngột được nghe rõ hoặc không nghe rõ ở từng người, trong từng lúc, phụ thuộc vào phong cách và bối cảnh ngữ âm” [24]. Có nhiều người không cho đó là một PÂ thuộc hệ thống ngữ âm tiếng Việt mà không có sự giải thích nào. (Cù Đình Tú 1977, Hữu Quỳnh & Vương Lộc 1980, Hoàng Thị Châu 1989, Vương Hữu Lê & Hoàng Dũng 1994...). Có nhiều người thừa nhận sự tồn tại của nó trước các âm tiết không có PÂĐ, nhưng chỉ coi đó là biến thể tự do của âm zero chứ không phải là một âm vị độc lập. Có rất nhiều tác giả, trong đó có những người sáng lập ra chữ quốc ngữ coi // là thuộc tính của nguyên âm. Bên cạnh đó, có nhiều người cho rằng // là một âm vị độc lập trong hệ thống âm đầu tiếng Việt như Lê Văn Lý 1948, Thompson 1965, Hoàng Tuệ & Hoàng Minh 1977, Đoàn Thiện Thuật 1977, Kirby 2005, Mai Ngọc Chừ et al 2006,...

Trước những âm tiết như “ăn, uống, ủy, oải,...” quả có một âm nào đó. Bởi khi phát âm, trước khi âm chính bắt đầu ta có thể nghe thấy một tiếng bật nhẹ ở thanh hầu do sự khép siết của thanh môn bị phá vỡ đột ngột. Khi đánh vần các âm tiết kiểu dạng như vậy, người Việt thường có thói quen đánh vần đầy đủ ba phần từ âm âm chính, âm cuối, vần, âm đầu, vần, thanh điệu, âm tiết. Ví dụ đánh vần “làm” – a mờ am, lờ am lam huyền làm, đánh vần “ăn” –

á nờ ăn, ờ ăn ăn; đánh vần “yêu” – i ê u yêu, ờ yêu yêu;...Hoặc khi nói tắt

người Việt hay có thói quen chỉ nói PÂĐ như “đi ngủ” thành “ đ ng”, “làm việc” thành “l v”, “ăn cơm” thành “ờ c”, “yêu đương” thành “ờ đ”,...Yếu tố

được phát âm là “ờ” chính là sự minh họa cho âm tắc thanh hầu.

Trong số các tác giả thừa nhận sự tồn tại độc lập như một âm vị của âm tắc thanh hầu // trong hệ thống âm đầu của tiếng Việt, chỉ có Đoàn Thiện Thuật, 1977, đưa ra những lí giải đầy đủ và có hệ thống.

Đầu tiên, tác giả cho rằng khi thừa nhận // là một âm vị độc lập sẽ tạo nên một thế tương liên cân đối tắc/ xát / - h/ trong hệ thống. Thứ hai, sự có mặt của âm // trong âm tiết sẽ làm cho bất kì âm tiết nào cũng là một cấu trúc

hoàn chỉnh, chặt chẽ gồm ba phần bắt buộc là PÂĐ, âm chính và thanh điệu. Thứ ba, // chính là giải pháp thuyết phục để lí giải các hiện tượng láy của tiếng Việt kiểu như “lục ục, uể oải, inh ỏi,...” Với âm vị // các miêu tả các từ kép láy sẽ đơn giản, thống nhất. Trong trường hợp này // sẽ luân phiên với các PÂ tạo thành các từ láy như luân phiên /l - / hay / - /,...Thứ tư, thùa nhận // cũng là bắt buộc để thống nhất trong việc giải thích các hiện tượng môi hóa của PÂĐ trong các âm tiết có âm đệm /w/ và các âm tiết mở đầu bằng âm đệm /w/. Do đó những âm tiết như “ăn”, “uống”, “oan” sẽ được phiên âm

là /ăn1/, /u5/, /wan1/.

Như vậy, với các bằng chứng trên thì rõ ràng // là một âm vị độc lập trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Nó cũng chứng ming rằng, trong các trường hợp phát âm “ghế” thành “ế”, “cá” thành “á”, “hồng” thành “ồng” của TKT, PÂĐ không phải bị mất đi như nhiều người vẫn lầm tưởng. PÂĐ chỉ bị thay thế bằng một PÂ tắc thanh hầu //. Dưới đây là dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ và phổ đồ của phụ âm đầu // trong âm tiết ăn,uống.

Hình 1.6: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ và phổ đồ của phụ âm đầu // trong âm tiết ăn /ăn1/

Hình 1.7: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ và phổ đồ của phụ âm đầu // trong âm tiết uống/u5/

1.4.5. Phụ âm B // và Đ // trong tiếng Việt

Khi phiên âm hai PÂĐ bđ trong tiếng Việt, trong các giáo trình ngữ âm học, các bài báo cáo khoa học đều sử dụng hai kí hiệu IPA là /b/ và /d/. Điều đó thể hiện quan điểm của các nhà nghiên cứu coi /b/ là âm tắc, hữu thanh, hai môi và /b/ là âm tắc, hữu thanh, đầu lưỡi /d/. Theo quan niệm này, hai PÂ trên thuộc cơ cấu luồng hơi phổi, giống cách thức tạo tất cả các PÂ khác của tiếng Việt. Tuy nhiên, một số tác giả khác cho rằng trước khi hai PÂ này được thể hiện thì ở thanh hầu đã xuất hiện một tiếng tắc nhẹ mà L.C Thompson đã gán cho nó giá trị của âm vị tắc thanh hầu //, những tác giả khác thì gọi là hiện tượng “tiền thanh hầu hóa”. [14], [15]

Về PÂ B, từ rất sớm A. de Rhodes đã nhận thấy sự khác biệt của PÂ này trong tiếng Việt so với các ngôn ngữ châu Âu và miêu tả rất tỉ mỉ. Ông cho rằng, có hai âm b, một là b thông thường (giống với ngôn ngữ châu Âu) và một là phụ âm không giống với phụ âm /b/ trong ngôn ngữ châu Âu. Trong các công trình ngữ âm tiếng Việt của L. Thompson, Kirby miêu tả phụ

âm này như phụ âm hút vào // (implosive), đối lập với phụ âm /b/ - phụ âm nổ ngoài (plosive) trong ngôn ngữ châu Âu. [34]

Tương tự PÂ B / / ,“Đ” của tiếng Việt là phụ âm hút vào // ; còn âm /d/ của nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới là hơi phải bật ra ngoài” [20]. Bên cạnh đó, “ khi phát âm hai âm “b” và “đ” , nếu đặt nhẹ ngón tay lên phía trước thanh hầu, chúng ta sẽ thấy thanh hầu dịch chuyển xuống phía dưới. Thanh hầu khép chặt, dịch chuyển xuống phía dưới có tác dụng giống như pittong hút không khí từ ngoài vào bên trong các khoang cộng hưởng” [20]. Như vậy, kết hợp các nhận định về tính chất “tiền tắc họng”, tiền thanh hầu hóa”, “hút vào”... của các tác giả và sự cảm nhận trước tiếp cách phát âm hai PÂ trên có thể kết luận “b” và “đ” của tiếng Việt là hai phụ âm tắc, hữu thanh, hút vào, thuộc cơ cấu luồng thanh hầu. Kí hiệu IPA của hai PÂ này là // và //.

Dưới đây (Hình 1.8 và 1.9) là dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ, phổ đồ (vùng tần số được tăng cường của phụ âm đầu b // trong âm tiết ba và phụ âm đ / / trong âm tiết đa

Hình 1.8: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ, phổ đồ (vùng tần số được tăng cường của phụ âm đầu b // trong âm tiết ba

Hình 1.9: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ, phổ đồ (vùng tần số được tăng cường của phụ âm đầu đ // trong âm tiết đa

2. Tƣ liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Tƣ liệu nghiên cứu

2.1.1 Các “mẫu” nghiên cứu (Trẻ khiếm thính)

Tư liệu nghiên cứu của luận văn là các lần phát âm PÂĐ. Chủ thể của các lần phát âm ấy chính là các TKT- các “mẫu” nghiên cứu. Chúng tôi đã chọn có chủ đích 30 TKT. Đây là những trẻ sinh ra đã bị tổn thương thính giác hay còn gọi là trẻ bị điếc trước ngôn ngữ. Vùng tổn thương thính giác diễn ra tại ốc tai. Sau đó, trẻ đã dùng máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai và được trị liệu ngôn ngữ. Đối tượng bao gồm cả trẻ nam và nữ, từ ba đến sáu tuổi.

Tiếp tục, để thuận tiện cho mục tiêu nghiên cứu thứ 2, chúng tôi phân loại TKT theo các yếu tố khác nhau (các biến khác nhau). Những biến này là các yếu tố liên quan mật thiết đến khả năng phát âm của một TKT. Như ta đã biết, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát âm nói chung và khả năng phát âm PÂĐ nói riêng của TKT. Đứa trẻ càng hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi thì càng có khả năng nói tốt và ngược lại. Trong đó, những yếu tố con người không thể can thiệp là giới tính, tuổi,...;những yếu tố con người có thể

can thiệp như biện pháp can thiệp, thời gian trị liệu, sự quan tâm dạy dỗ của gia đình – xã hội, sức nghe của trẻ (liên quan đến biện pháp can thiệp, thời gian can thiệp và hiệu chỉnh thiết bị trợ thính,...).

Căn cứ vào tình hình chung và căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe nói của TKT, chúng tôi đã tiến hành phân loại trẻ theo các biến: biện pháp can thiệp, sức nghe, thời gian trị liệu, tuổi và giới tính. Sự phân chia trẻ thành từng nhóm đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận xét và so sánh khả năng phát âm giữa các nhóm TKT. Theo đó, chúng tôi phân loại TKT như sau:

- Phân loại theo biện pháp can thiệp: Phân chia thành nhóm TKT đeo máy trợ thính và nhóm TKT cấy điện cực ốc tai

- Phân loại theo sức nghe: Phân chia thành nhóm TKT có sức nghe tốt hơn và nhóm TKT có sức nghe kém hơn.

- Phân loại theo thời gian trị liệu: Phân chia thành nhóm TKT có thời gian trị liệu nhiều và nhóm TKT có thời gian trị liệu ít.

- Phân loại theo tuổi: Phân chia thành nhóm TKT lớn (trẻ trên 4 tuổi) và nhóm TKT nhỏ (trẻ dưới 4 tuổi).

- Phân loại theo giới tính: Phân chia thành nhóm TKT nam và nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 41 - 58)