Thống kê các trường hợp PÂ thay thế cho PÂ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 63)

Phụ âm b m v ph th t đ n x d l ch nh c k qu ng kh gh h p b 7 1 m 9 1 v 3 6 1 3 1 ph 3 5 1 2 1 2 1 3 3 1 th 1 4 3 1 1 3 8 t 2 1 2 5 1 đ 1 1 8 1 6 n 2 1 1 2 x 1 1 1 2 7 1 4 3 d 2 2 1 4 2 3 2 1 2 l 1 1 12 1 2 ch 2 11 3 2 1 1 2 2 nh 1 6 1 1 1 c 7 3 10 3 k 4 1 4 10 qu 1 3 2 1 13 ng 1 1 1 5 9 2 kh 1 7 13 1 gh 1 5 1 1 6 6  5 h 4 số PÂ 11 6 1 1 8 2 14 3 5 1 9 3 5 2 1 17 12 4 số lần 26 22 1 1 31 2 53 5 7 1 18 7 7 5 1 91 49 4

2. Nhận xét và bàn luận

2.1. Trẻ khiếm thính có khả năng phát âm đúng tất cả phụ âm đầu tiếng Việt. Việt.

Từ số liệu thống kê ta thấy, TKT sau khi dùng thiết bị trợ thính và được trị liệu ngôn ngữ có khả năng phát âm đúng tất cả các PÂĐ. Số lần phát âm đúng của mỗi PÂ đã được chúng tôi thống kê đầy đủ trong bảng 2.1 mục 2.1.2 ở trên. Tuy nhiên, trong số những TKT được khảo sát, không có TKT nào có thể phát âm chính xác tất cả 21 PÂĐ. Chỉ có một số TKT có khả năng phát âm đúng nhiều PÂĐ hơn cả. Còn lại, TKT chỉ có khả năng phát âm PÂĐ đúng rất ít lần hoặc đúng mức trung bình. Theo thống kê, có 9 TKT có khả năng phát âm đúng tương đối nhiều PÂĐ hơn cả (phát âm đúng từ 10 PÂ trở lên). Đó là trường hợp của BN 3, BN 24 phát âm đúng 19/21 PÂ; BN 5 phát âm đúng 18/21 PÂ; BN 23, BN 1, BN 14 phát âm đúng 15/21 PÂ; BN 2 phát âm đúng 13/21 PÂ; BN8 và BN 13 phát âm đúng 10/21 PÂ. Đặc biệt, trong số đó có 6 TKT có khả năng phát âm đúng rất nhiều PÂĐ (với khoảng trên 15 PÂ được phát âm đúng) đó là BN 3, BN 24, BN 1, BN 5, BN 23, BN 14. Có 6 TKT có số PÂĐ được phát âm đúng ít nhất (khoảng dưới 6 PÂ được phát âm đúng) là BN 28, BN 17, BN 15, BN 18, BN30, BN 12 (phát âm đúng 6 PÂ). Còn lại 15 TKT có số PÂĐ được phát âm đúng ở mức trung bình (khoảng trên 6 và dưới 15 PÂ được phát âm đúng). Đó là: BN 4, BN 6, BN 7, BN 9, BN 10, BN 11, BN 16, BN 19, BN 20, BN 21, BN 22, BN 25, BN 26, BN 27, BN 29.

Như vậy, TKT có khả năng phát âm đúng tất cả PÂĐ, nhưng số lượng TKT có khả năng phát âm đúng nhiều PÂĐ không nhiều, chỉ có 10/30 trẻ, chiếm khoảng 30% tổng số trẻ. Điều đó cho thấy khả năng phát âm bình thường đối với TKT sau can thiệp không hề đơn giản.

Có những TKT có thể phát âm đúng nhiều PÂĐ, đặc biệt là trường hợp của 6 TKT kể trên là do:

- TKT có biện pháp can thiệp tốt. Trong những TKT trên, có hơn nửa TKT đã được cấy điện cực ốc tai (BN 3, BN 24, BN 1, BN 13, BN 2). Điện cực ốc tai với những tính năng ưu việt của nó đã giúp TKT lấy lại được sức nghe gần như bình thường. TKT có sức nghe tốt. Đó chính là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng giúp trẻ có khả năng phát âm tốt.

- TKT có sức nghe sau can thiệp ở mức độ tốt. Theo kết quả đo trường tự do sau đeo thiết bị trợ thính, hầu hết những TKT này có sức nghe hiện tại ở mức độ tốt, khoảng từ 20 – 25 dB. Đây là ngưỡng nghe khá tốt giúp TKT có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ bình thường như những người bình thường khác. Do đó trẻ cũng có khả năng phát âm tốt hơn.

- Có những TKT có mức độ khiếm thính ban đầu (trước khi đeo thiết bị trợ thính) ở mức độ 2. Trong quá trình phát triển, trẻ đã có những tiếp nhận ngôn ngữ nhất định trước khi được trị liệu ngôn ngữ. Do đó, khả năng nghe – nói của TKT đó tốt hơn rất nhiều so với những TKT khác.

- Tất cả những TKT này đều có thời gian trị liệu ngôn ngữ nhiều (trên một năm rưỡi) và lớn tuổi (trên 4 tuổi). Trẻ đã được học nghe – nói nhiều. Bộ máy phát âm của trẻ hoàn thiện hơn. Trẻ có tuổi đời và tuổi nghe nhiều hơn những trẻ khác. Do đó, những trẻ này có phản xạ tốt với âm thanh lời nói. Khả năng ngôn ngữ, bao gồm cả khả năng nghe và nói của trẻ vì thế tốt hơn và hoàn thiện hơn so với những TKT khác.

Có thể thấy, những TKT có khả năng phát âm đúng nhiều PÂ thường là những TKT có sức nghe sau can thiệp tốt. TKT có thời gian trị liệu tích cực từ giáo viên và gia đình. Nhưng cũng có nhiều TKT có khả năng phát âm đúng rất ít PÂĐ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này. Trong đó, hầu hết là do TKT bị hạn chế về sức nghe và thời gian trị liệu ngôn ngữ. Nhiều TKT có mức độ khiếm thính độ 3, độ 4 nhưng không được cấy điện cực ốc tai hoặc chỉ được đeo những máy trợ thính với tính năng đơn giản, không đáp ứng đủ yêu cầu. Do đó, sức nghe sau đeo máy của trẻ khó trở về mức bình

thường, khả năng nghe - nói của trẻ bị hạn chế. Có nhiều TKT còn nhỏ tuổi, mới được can thiệp và trị liệu ngôn ngữ nên trẻ chưa quen với việc học nghe – nói, vốn ngôn ngữ ít. Bên cạnh đó, một số TKT bị những hạn chế về khả năng phát âm như bị yếu hơi, hơi lên mũi nhiều... Như ta đã biết, khi phát âm PÂ cần có luồng hơi đi ra từ phổi cộng hưởng với các vị trí ở khoang miệng tạo thành một âm. Nhưng trẻ đã bị hạn chế ngay từ việc lấy hơi nên rất khó phát ra các âm chính xác. Do đó, những TKT đó khó có khả năng phát âm chính xác một số PÂĐ. Đó là trường hợp của BN 12, BN 15, BN 18, BN 28. Trong đó, BN 12 khi phát âm hay bị hụt hơi, hơi lên mũi nhiều. BN 28 là một trẻ có tiểu sử sinh non, thể trạng yếu và bị ngạt sau khi sinh. BN 28 phát âm rất yếu, khi phát âm hơi lên mũi nhiều. BN 18 bị điếc sâu phải cấy điện cực ốc tai. Nhưng trẻ cấy điện cực ốc tai lúc bốn tuổi. Khi đó khả năng nói tự nhiên đã bị suy giảm nhiều, thời gian vàng để phát triển ngôn ngữ đã qua đi nên trẻ phát âm rất cứng và khó khăn nên cũng khó phát âm chính xác các PÂ.

2.2. Tỉ lệ các phụ âm đầu tiếng Việt đƣợc phát âm đúng

Như nhận xét ở trên, TKT có khả năng phát âm đúng tất cả các PÂĐ. Nhưng không phải TKT nào cũng có khả năng phát âm chính xác tất cả các PÂĐ. Có TKT có khả năng phát âm đúng nhiều PÂĐ, có TKT chỉ phát âm đúng rất ít hoặc đúng mức độ trung bình các PÂĐ. Do đó, sẽ có những PÂĐ được TKT phát âm đúng nhiều lần, có những PÂĐ được TKT phát âm đúng ít lần và có những PÂĐ được TKT phát âm đúng mức độ trung bình. Sau đây, chúng tôi sẽ bàn luận kĩ đến khả năng phát âm đúng của TKT đối với từng trường hợp PÂĐ.

Theo số liệu thống kê bảng 2.1 mục 2.1.2, có 294 lần trẻ phát âm đúng PÂĐ trong tổng số 630 lần phát âm, chiếm gần một nửa toàn bộ lần phát âm, đạt tỉ lệ 46,8%. Như vậy, mặc dù TKT sau can thiệp gặp nhiều khiếm khuyết về nghe nói, nhưng khả năng phát âm đúng các PÂĐ của trẻ vẫn cao. Trong đó:

2.2.1. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng cao.

Những PÂ được phát âm đúng nhiều lần nhất là /m/, /n/, //, //, /h/ và //. Trong tổng 30 lần phát âm của từng PÂ, PÂ /h/ được phát âm đúng 28 lần, tương đương với 28/30 TKT phát âm đúng; PÂ // được phát âm đúng 25 lần, tương đương với 25/30 TKT phát âm đúng; PÂ /n/ được phát âm đúng 24 lần, tương đương với 24/30 TKT phát âm đúng; PÂ // được phát âm đúng 22 lần, tương đương với 22/30 TKT phát âm đúng; PÂ /m/ và // đều được phát âm đúng 20 lần, tương đương với 20/30 TKT phát âm đúng. Sở dĩ TKT có khả năng phát âm đúng nhiều lần những PÂ này là vì chính những đặc điểm cấu âm và âm học của PÂ đó thường giúp TKT dễ dàng nghe và phát âm hơn cả.

PÂ /m/, /n/, // xét về phương thức cấu âm chúng đều là những âm tắc,

âm mũi vang. Xét về vị trí cấu âm /m/ là âm môi – môi; /n/ là âm đầu lưỡi và // là âm mặt lưỡi, vòm cứng. Đó đều là những vị trí cấu âm trước. Chính những đặc trưng cấu âm đó đã giúp TKT dễ phát âm và dễ bắt chước hình miệng. Ví dụ khi phát âm PÂ /m/, trẻ chỉ cần mím hai môi lại với nhau, lấy hơi từ họng lên, đi qua mũi và phát âm ra thành âm /m/. Khi phát âm PÂ /n/ miệng trẻ hơi mở, lưỡi đặt ở chân răng trên để ngăn luồng hơi thoát ra qua miệng, luồng hơi sẽ từ phía trong sẽ đi qua mũi tạo nên âm mũi /n/. Xét về mặt âm học, các âm mũi vang như /m/, /n/, // đều là những PÂ có tần số dao động thấp. Như đã trình bày ở trên, tiêu chí về tần số liên quan trực tiếp đến khả năng nghe của TKT. Những TKT thường đáp ứng tốt với âm thanh ở tần số thấp hơn là những âm thanh cao. Do đó, TKT thường có khả năng nghe và nhắc lại những âm thanh ở tần số thấp tốt hơn.

Hai PÂ // và /h/, xét về vị trí cấu âm đều là âm thanh hầu, xét về

phương thức cấu âm đều là PÂ vô thanh. Trong đó // là PÂ tắc họng và /h/ là PÂ xát họng. Như vậy // và /h/ là hai PÂ có vị trí cấu âm sau. Xét về mặt âm học, // là một PÂ có tần số trung bình còn /h/ là một PÂ có tần số cao. Thông thường, những PÂ có đặc điểm cấu âm và đặc điểm âm học như vậy là những

PÂ khiến trẻ khó phát âm hơn so với những PÂ khác. Nhưng ngược lại, TKT có khả năng phát đúng PÂ // và PÂ /h/ nhiều lần nhất. Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, PÂ /h/ được phát âm đúng nhiều là do TKT có thể cảm nhận rất tốt cách phát âm PÂ khi được nghe và nhìn qua hình miệng. Mặc dù PÂ /h/ là một PÂ sau, nhưng khi phát âm lại không có bất cứ sự cản trở luồng hơi nào trong khoang miệng. Do đó, khi dạy PÂ /h/, giáo viên thường đưa tay trẻ lại gần miệng của mình để trẻ cảm nhận luồng hơi thở khi phát âm. Đó là luồng hơi từ họng đi lên một cách thoải mái, như một hơi thở nhẹ. Đồng thời, khi phát âm, miệng giáo viên phải mở to để trẻ nhìn thấy. Bằng quan sát hình miệng và cảm nhận luồng hơi ở tay, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước phát âm lại chính xác PÂ /h/. Phản xạ nghe của TKT với PÂ /h/ vì thế cũng trở nên dễ dàng hơn.

Những âm tiết có PÂĐ là âm // kiểu như “ăn”, “ở”, “ủy”,...là

những âm tiết có cấu trúc bao gồm PÂĐ // cộng phần vần cộng thanh điệu. Đối với những người chưa một lần học về ngữ âm học sẽ kết luận, đây là âm tiết không có PÂĐ. Âm tiết chỉ bao gồm phần vần cộng thanh điệu. Nhưng, thực chất, trước mỗi phần vần đều có một PÂ //. PÂ này vắng mặt về chữ viết, nhưng khi phát âm vẫn được thể hiện bằng “một tiếng bật nhẹ ở thanh hầu” [24]. Đối với TKT sự xuất hiện của âm // dường như không có ý nghĩa về mặt nghe. Khi phát âm những âm tiết đơn giản như vậy, trẻ đã phát âm được âm //.

Chính vì thế, dù // và /h/ là hai PÂ có tần số cao, có vị trí cấu âm sau, nhưng TKT vẫn dễ dàng khi phát âm đúng.

PÂ // - là một PÂ có vị trí cấu âm môi – môi. Đây là PÂ có vị trí cấu

âm ngoài. Khi phát âm PÂ // ban đầu hai môi chạm vào nhau, người nói lấy hơi từ họng đi qua khoang miệng và thoát ra ngoài thành tiếng. Luồng hơi này được thoát ra một cách thoải mái, không gặp bất cứ cản trở nào của các bộ phận cấu âm trong khoang miệng. Do đó, PÂ âm này rất dễ phát âm và dễ bắt

chước hình miệng. Thêm vào đó, // còn là một PÂ có tần số thấp. TKT dễ dàng nghe được PÂ thấp này. Chính vì thế, TKT có khả năng phát âm đúng rất nhiều lần.

Mặt khác, // cũng là một trong những PÂ gắn với những phát âm sớm trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Ngay từ những năm đầu đời trẻ đã có thể phát ra âm // trong những từ bập bẹ như “ba ba”, “bà bà”. Từ khoảng một tuổi trẻ đã biết nói PÂ // và tiếp tục hoàn thiện đến năm trẻ ba tuổi [21]. Trẻ dễ dàng biết phát âm PÂ này và cũng ít khi bị phát âm sai hoặc ngọng. Do đó, TKT thường phát âm đúng nhiều lần PÂ // cũng hoàn phù hợp với quá trình phát triển ngôn ngữ tự nhiên như thế.

Như vậy, số lượng PÂ được TKT phát âm đúng nhiều lần không nhiều. Chỉ có sáu PÂ như chúng tôi đã trình bày ở trên. Đó là những PÂ có vị trí cấu âm trước, có tần số thấp hoặc là PÂ tắc thanh hầu //, xát họng /h/. Nhóm PÂ /m/, /n/, //, //, /h/ và // không những được phát âm đúng rất nhiều lần mà còn là PÂ có xu hướng thay thế cho những PÂ khác trong trong những lần phát âm của TKT. (Phần nhận xét về những lần phát âm thay thế sẽ được chúng tôi trình bày kĩ ở phần dưới)

2.2.2. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng thấp.

Bên cạnh các PÂ được phát âm đúng nhiều, có những PÂ được TKT phát âm đúng rất ít lần. Đó là các PÂ //, /f/, //, /k/ (bao gồm cả PÂ c, k, qu), /tʰ/, /s/ và /c/. Trong tổng 30 lần phát âm, PÂ qu /k /, /s/ và // được phát âm đúng 10 lần, tương đương với 10/30 TKT phát âm đúng; PÂ /tʰ/ được phát âm đúng 9 lần, tương đương với 9/30 TKT phát âm đúng; PÂ /f/ và kh // được phát âm đúng 8 lần, tương đương với 8/30 TKT phát âm đúng; PÂ /k/ k

được phát âm đúng 7 lần, tương đương với 7/30 TKT phát âm đúng; PÂ /k/ c

phát âm đúng 6 lần, tương đương với 6/30 TKT phát âm đúng; và PÂ /c/ chỉ được phát âm đúng 5 lần, tương đương với 10/30 TKT phát âm đúng. TKT phát âm đúng những PÂ này ít lần bởi vì:

Xét về phương thức cấu âm, những PÂ này hầu hết là PÂ vô thanh. Trong đó, PÂ /f/, /s/ và // là PÂ xát, vô thanh còn PÂ /c/, /k/ (bao gồm c, k, qu) là âm tắc vô thanh. Xét về vị trí cấu âm PÂ /k/ (bao gồm c, k, qu), // và // đều là những âm có vị trí cấu âm sau. Đó là những PÂ gốc lưỡi, dưới vòm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ) (Trang 63)