6. Cấu trúc của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Quan niệm về bảo tồn, phát huy, phát triển
1.1.3.1. Bảo tồn và phát huy
Bảo tồn là bảo vệ những giá trị có nguy cơ biến mất trên thế giới, như các di sản văn hóa, các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng v v... Hay bảo tồn là bảo vệ duy trì giữ gìn những gì tồn tại trong thực tế, những gì tồn đọng và có giá trị về mặt lịch sử, mang tính chất tiến hóa, mang tính chất duy trì để tồn tại, phát triển lâu dài thì gọi là bảo tồn.
Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng tác dụng và tiếp tục phát triển. [48]. Ví dụ: thêm phát huy quyền làm chủ; phát huy ưu điểm, …
Nói tóm lại bảo tồn và phát huy là một trong những hoạt động tích cực và hữu hiệu nhất để bảo vệ các giá trị nghệ trị nghệ thuật, văn hóa về tất cả các lĩnh vực mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia quan tâm.
1.1.3.2. Bảo tồn và phát triển
Bảo tồn và phát triển không những dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mà còn phát triển các giá trị đó trên khắp mọi miền đất nước và cả hoàn cầu.
Ví dụ: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ vừa mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại năm 2013. Chính vì vậy, loại nhạc cổ này không chỉ phát triển ở trong nước mà vươn rộng ra khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thế giới - nơi có cộng đồng người Việt sinh sống.
Phát triển văn hóa là một tất yếu khách quan của sự vận động của lĩnh vực văn hóa nhằm đem tới sự biến đổi giá trị và hệ giá trị nhằm vươn tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người. Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng. Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trò góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa [58].
1.1.3.3. Bảo tồn văn hóa trong du lịch
Trong thời đại của thế kỷ thứ XXI, xu hướng giao lưu giao, hòa nhập kinh tế,… trở nên quá đổi bình thường. Do đó để hòa nhập với quốc tế nhưng không bị hòa tan thì chúng ta cần phải:
Độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ này thì độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là cái quyết định, là cơ sở vững chắc để mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế có hiệu quả, và ngược lại chính việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở những nguyên tắc nhất định là điều kiện quan trọng để phát triển, củng cố và giữ gìn độc lập, tự chủ quốc gia và bảo tồn, phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Xử lý hài hòa những mối quan hệ này sẽ giúp nước ta phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của mình, vừa tranh thủ được các điều kiện, các nguồn lực bên ngoài đề phát triển.[59]
Như đã trình bày ở trên, sự giao lưu văn hóa là điều không tránh khỏi. Cải lương cũng vậy. Cải lương phải giao lưu và tiếp thu cái mới. Nghĩa là Cải lương sẽ trang bị cho mình cái hình thức lẫn nội dung mới mẻ tuy nhiên không để mất đi bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc vốn có hằng trăm năm lịch sử.