Về cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 63 - 66)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Thực trạng khai thác Cải lƣơng trong hoạt động du lịc hở các tỉnh Đồng

2.2.1. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch

ĐBSCL hiện có khoảng 900 cơ sở lưu trú du lịch, với 17 nghìn buồng, phòng, có khả năng đón tối đa 6,2 triệu lượt khách trong 365 ngày. Nhưng nói chung, quy mô nhỏ (bình quân 20 phòng/cơ sở lưu trú), mới có 19 cơ sở lưu trú từ 3 đến 4 sao (1.248 phòng) và nhất là, vẫn còn 656 cơ sở với 11.334 phòng chưa được xếp hạng (chiếm gần 70% tổng số phòng có thể đưa vào phục vụ toàn vùng). Hệ thống cơ sở ăn uống ĐBSCL đa dạng, cả ở trong các cơ sở lưu trú và bên ngoài, từ thực đơn Âu, Á đến ẩm thực truyền thống. Song còn có vấn đề về an toàn thực phẩm và chất lượng nhân lực phục vụ. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí cũng mới chỉ dừng lại ở bể bơi, sân quần vợt, gôn, mát-xa, vũ trường, ka-ra-ô-kê và còn thiếu, lại phân tán, chất lượng chưa cao. Phương tiện vận chuyển phát triển nhanh, nhất là vận chuyển thủy nội địa; nhưng cũng chậm đổi mới, đội ngũ tài công chưa được đào tạo bài bản cả về vận hành phương tiện và kỹ năng ứng xử du lịch. Khu vực ĐBSCL có 17.397 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó, 46,13% làm việc tại các cơ sở lưu trú (với tỷ lệ 12,6% cao đẳng, đại học trở lên, 14,1% trung cấp, 16,3% sơ cấp), phần lớn chưa qua đào tạo hoặc chỉ qua tập huấn ngắn hạn, là điều đáng lo

ngại trong quá trình phát triển. Trong phạm vi chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, Tổng cục Du lịch đã tham mưu để Chính phủ cấp hỗ trợ các tỉnh thuộc ĐBSCL 715 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. Từ nguồn vốn "mồi", có tính định hướng này của ngân sách trung ương, đã thu hút mạnh các nguồn lực khác: 10 triệu USD do ADB tài trợ, 21,88 triệu USD FDI vào khách sạn và resort, hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, rồi hàng loạt loại hình lưu trú mọc lên. Đáng tiếc, đa phần trong số đó, quy mô đã nhỏ, kiến trúc chẳng hòa nhập được với cảnh quan sông nước và dịch vụ còn xa mới đáp ứng tiêu chuẩn. Không có gì khác biệt giữa các "resort" Đất Mũi (Cà Mau), Biển Động (Trà Vinh) hay Gáo Giồng (Đồng Tháp), Bảy Núi (An Giang)...? Đó là chưa kể các "khu du lịch sinh thái" nhỏ hơn, cũng có nhà nghỉ, cũng thủ công bánh trái, cá sấu... ở đây có vai trò định hướng của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của chính quyền các cấp và cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Trong khi đó, ở các khách sạn cùng một nhà quản lý, cùng một thương hiệu, nhưng Victoria hotel Cần Thơ vẫn có sự khác biệt so với Victoria hotel Châu Đốc. Phải chăng một kiến trúc, cách bài trí trong, ngoài hay thậm chí, một trang phục, một nụ cười cũng đã là điểm nhấn khác biệt ? Các hãng lữ hành, những người tổng hợp, xâu chuỗi các dịch vụ và sáng tạo ra các chương trình đáp ứng yêu cầu từng thị trường, từng phân khúc đối tượng khách với giá cả cạnh tranh, lại có thuận lợi, ít nhất là sản phẩm của họ trên địa bàn ĐBSCL không bị chi phối bởi tính mùa vụ. Nhưng"nguồn vốn" tour du lịch đã phong phú chưa hay vẫn sao chép và "truyền thống" lên xe, xuống đò, thuyền, vào vườn cây trái, xem Cải lương, đờn ca Tài tử lặp đi lặp lại? Có quy trình đó, nhưng cần đan xen thích ứng. Khách không đến ĐBSCL để sáng nay đi chợ nổi Cái Răng mai lại đi Phụng Hiệp! Thực đơn từng bữa, ngoài yếu tố dinh dưỡng, đều có thể thay đổi. Sau ăn tối là chương trình gì? Hướng dẫn viên - Sứ giả truyền bá kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lý... giới thiệu tuyến, điểm tham quan, tổ chức thực hiện chương trình, chỗ dựa của khách... đã phải là "hấp dẫn viên" chưa hay đâu đó vẫn còn hiện tượng cắt xén chương trình. Đối với khách quốc tế, ngoài đường hàng không, bao nhiêu hãng lữ hành đã có tua du lịch chào bán cho khách Cam-pu-chia, Thái-lan và khách nước thứ ba đến hai nước này sang ĐBSCL qua cửa khẩu đường bộ và đường biển? Luật

Giao thông đường bộ sửa đổi đã cho phép du khách sử dụng xe ô-tô tay lái bên phải qua cửa khẩu đường bộ quốc tế vào Việt Nam từ ngày 1-7-2009 và tuyến du lịch liên quốc gia từ Rạch Giá - Phú Quốc - Xi-ha-núc-vin - Kép - Kô-kông - Chan-tha- bu-ri - Pát-tay-a vận hành từ hơn hai năm nay sẽ góp phần tăng lượng khách quốc tế đến ĐBSCL. Độ dài lưu trú bình quân của du khách trong nước đến ĐBSCL chắc sẽ không dừng ở mức 2,8 ngày và của khách quốc tế, sẽ lớn hơn 1,8 ngày như hiện nay, thu nhập du lịch vì thế sẽ cao hơn. [65]

2.2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú

Theo số liệu thống kê, năm 2010, vùng ĐBSCL đón trên 1, 2 triệu lượt khách quốc tế và gần 5 triệu lượt khách nội địa. Tuy nhiên, con số này không đồng nghĩa với việc ĐBSCL đón được 1/4 khách quốc tế đến Việt Nam, bởi thực tế, số khách dừng chân ở ĐBSCL trung bình dưới một ngày. Nếu so sánh mỗi khách quốc tế đến Việt Nam trung bình lưu trú khoảng 10,5 ngày, thì một khách du lịch quốc tế đến ĐBSCL chỉ chiếm được 1/10 số ngày lưu trú. Thực tế, muốn phát triển du lịch, phải đặc biệt chú trọng vấn đề thời gian lưu trú và chi tiêu của khách. Vì vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh với các vùng du lịch khác, ngành du lịch ĐBSCL không thể không tăng cường chất lượng các dịch vụ du lịch. Ngành du lịch ĐBSCL đã đi qua một thập kỷ (giai đoạn 2000-2010) và đang ở giai đoạn là gạch nối cho thập kỷ tiếp theo (giai đoạn 2011-2020). Thời gian qua, ngành du lịch đã tạo ra được một số kết quả tích cực trên mọi phương diện về quy hoạch, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng cơ sở vật chất về dịch vụ lưu trú, phát triển sản phẩm các địa điểm du lịch, đội ngũ nguồn nhân lực và các yếu tố liên kết khác. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu du lịch vùng đã có một nền tảng tương đối đồng bộ để bước vào giai đoạn mới. Điều này có nghĩa là nếu cơ sở lưu trú tốt thu hút khách du lịch đến nhiều thì việc đưa Cải lương vào du lịch mới phát triển theo hướng tích cực.

2.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, vận chuyển và dịch vụ

Hệ thống cơ sở ăn uống ĐBSCL đa dạng, cả ở trong các cơ sở lưu trú và bên ngoài, từ thực đơn Âu, Á đến ẩm thực truyền thống. Song còn có vấn đề về an toàn thực phẩm và chất lượng nhân lực phục vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng kích thích

nhu cầu của du du khách đến ĐBSCL. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Cải lương phát triển.

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông và vận tải, trong đó, rất chú trọng phát triển hệ thống vận tải đường thuỷ. Kết hợp chặt chẽ giao thông vận tải với thuỷ lợi. Chú ý phát triển đường giao thông xuống cơ sở. Có kế hoạch tu sửa, nâng cấp các tuyến đường trục trong vùng, và xây dựng thêm một số cảng biển, cảng sông cần thiết. Cụ thể có Phương tiện vận chuyển phát triển nhanh, nhất là vận chuyển thủy nội địa; nhưng cũng chậm đổi mới, đội ngũ tài công chưa được đào tạo bài bản cả về vận hành phương tiện và kỹ năng ứng xử du lịch. Tuy nhiên cơ sở trên cũng đủ để Cải lương phát triển trong ngành du lịch.

Ngoài ra, các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí cũng mới chỉ dừng lại ở bể bơi, sân quần vợt, gôn, mát-xa, vũ trường, ka-ra-ô-kê và còn thiếu, lại phân tán, chất lượng chưa cao. Về phương diện này sự kết hợp Cải lương và du lịch sẽ kém phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 63 - 66)