Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 92 - 123)

3.2.1 .Khai thác Cải lương tại điểm du lịch hiện tại

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.1. Đối với Trung ương

- Bộ Tài chính cần phải có chính sách phù hợp trong viêc giảm bớt thuế cho các công ty du lịch để họ trích ra một phần tài chính trong việc trả công các nghệ nhân và nghệ sỹ phục vụ tại các điểm du lịch. Có như thế những người truyền bá nền nghệ thuật truyền thống sẽ yên tâm với nghề trong mục đích chung của quốc gia: bảo tồn, phát huy, phát triển nền nghệ thuật truyền thống nói chung Cải lương nói riêng.

- Bộ kế hoạch đầu tư cần quy hoạch đầu tư xây dựng mới những nhà hát cần thiết trong việc đưa Cải lương vào du lịch đạt kết quả tốt nhất. Trước mắt Bộ lên kế hoạch cho tu sửa toàn bộ các rạp hát cũ đã xuống cấp. Chú ý nhất là sửa lại cố gắng làm sao lưu giữ được kiến trúc cũ. Chẳng hạn khi nói về Cải lương được trình diễn đầu tiên tại rạp Thầy Năm Tú, thì kiến trúc rạp hát phải thật giống với cái cũ cách đây non một thế kỷ.

- Để nghệ thuật Đờn ca Tài tử - Cải lương vừa phát triển vừa phục vụ khách du lịch thì Bộ VHTTDL kết hợp với nhiều tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, nghệ nhân, cư dân địa phương,…nhất quán chung tay xây dựng và phối hợp thực hiện với mục đích chung bảo vệ nền văn hóa truyền thống nước nhà nói riêng và văn hóa đại diện nhân loại nói chung.

- Có chính sách ưu tiên của Bộ VHTTDL trong tuyển sinh và đào tạo học viên theo học ngành âm nhạc dân tộc, hỗ trợ những học viên có hoàn cảnh khó khăn để học viên có thêm điều kiện học tập tốt. Trong quá trình học, phải tạo điều kiện cho học viên tham gia vào nhiều chương trình biểu diễn Cải lương, ĐCTT để cải thiện khả năng thực hành, kinh nghiệm trình diễn.

3.3.2. Đối với địa phương

3.3.2.1. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh

- Chỉ đạo kịp thời trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, các công trình văn hoá, nghệ thuật như: rạp hát, khán phòng trình diễn Cải lương.

- Thường xuyên tổ chức những liên hoan văn nghệ giao lưu văn hóa nghệ thuật với các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm trong cách làm nghệ thuật Cải lương trong du lịch.

3.3.2.2. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Tổ chức hội thảo khoa học có sự tham gia của nhiều đối tượng như chuyên gia du lịch, nhà nghiên cứu nghệ thuật, nghệ nhân, nghệ sỹ, cư dân địa phương nhằm tìm ra giải pháp về bảo tồn, phát triển, khai thác Cải lương trong du lịch và vẫn giữ được bản sắc và sự độc đáo của nó. Từ đó, đưa ra định hướng chung cho công tác bảo tồn và khai thác Cải lương.

- Tiếp tục rà soát, kiểm tra để hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, bổ sung quy chế quản lí du lịch và quy định tổ chức hoạt động biểu diễn ĐCTT và Cải lương tại các điểm du lịch.

- Tuyên truyền những quy chế về quản lí du lịch và quy định về tổ chức biểu diễn đờn ca Tài tử, Cải lương tại các điểm du lịch cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

- Tăng cường công tác quản lí hoạt động Cải lương tại điểm du lịch. Thường xuyên kiểm tra nội dung trình diễn Cải lương để tránh trường hợp vì hám lợi mà trình diễn những nội dung phản động. Đồng thời, thành lập ban thanh tra thường xuyên kiểm tra hoạt động biểu diễn Cải lương của các nghệ sỹ và kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch nhằm phát hiện và xử lí kịp thời những hành vi sai phạm.

- Nghệ nhân là lực lượng quan trọng trong chiến lược bảo tồn nghệ thuật sân khấu Cải lương cũng như đờn ca Tài tử, tuy nhiện hiện nay, số lượng nghệ nhân lớn tuổi, am hiểu sâu nhạc tài tử và những người tâm huyết với việc giữ gìn, phổ biến âm nhạc truyền thống ngày càng hiếm. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có nhiều biện pháp bảo tồn nghệ nhân, đặc biệt là những cây đại thụ" trong nhạc Tài tử. Theo người viết, công tác bảo tồn nghệ nhân Tài tử phải bắt đầu từ bảo tồn gia đình nghệ nhân tài tử có truyền thống lâu đời vì đây là môi trường giáo dục truyền âm nhạc truyền thống hữu ích, đào tạo và sản sinh ra thế hệ tài năng trẻ tương lai. Vì vậy Bộ VHTTDL cần yêu cầu các sở VHTTDL các tỉnh cần tổ chức điều tra, thống kê số lượng nghệ nhân và gia đình có truyền thống nhạc Tài tử lâu đời trên địa bàn trong tỉnh. Qua đó, phát động trong trào bảo tồn đờn ca tài tử trong gia đình nghệ nhân bằng việc thành lập câu lạc bộ nghệ nhân tài tử qui tụ đông đảo lực lượng nghệ nhân tham gia, tạo môi trường cho họ giao lưu sinh hoạt, học tập, vừa truyền nghề cho thế hệ trẻ. Có biện pháp giữ vững lòng yêu nghề và tạo sự yên tâm hoạt động nghệ thuật của nghệ nhân là phải bảo đảm đời sống kinh tế cho nghệ nhân như liên kết đưa nghệ nhân vào nhóm tài tử tại các điểm du lịch, tài trợ kinh phí cho gia đình nghệ nhân mở điểm du lịch đón khách. Đồng thời có chính sách bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các tài năng trẻ, "tài tử nhí" ở gia đình tài tử có cơ hội biểu diễn trước du khách. Mặt khác, thường xuyên tổ chức những đợt tặng quà cho nghệ nhân mỗi dịp

lễ Tết, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề giúp họ hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ giá trị của đờn ca Tài tử và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển du lịch, cải thiện đời sống nhân dân và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Yêu cầu có chiến lược truyền nghề lâu dài và phải có sự hợp tác, giữa nhiều ngành: văn hóa nghệ thuật, du lịch, giáo dục cùng sự hưởng ứng của toàn thể cộng đồng. Ngay từ lúc mới ra đời, người yêu thích nhạc Tài tử chủ yếu tham gia học ở các "lò" của nghệ nhân, nhạc sĩ, đào tạo nên nhiều tài năng nghệ thuật trong lĩnh đờn ca Tài tử và Cải lương. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này còn vướng một số hạn chế nên hiệu quả đào tạo chưa cao. Do mang tính tự phát, chỉ tập trung vào một số đối tượng quen biết nên số lượng đào tạo không đông và địa bàn hoạt động không rộng. Mặt khác, theo pháp truyền nghề đờn ca theo kiểu truyền khẩu, truyền ngón đờn đã tạo sự không thống nhất trong lòng bản, mỗi nơi một vẻ .

- Đa dạng hóa công tác đào tạo đờn ca Tài tử ở cấp địa phương, huyện, tỉnh bằng hình thức đào tạo tư nhân, nhà nước qua trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, trường văn hóa - nghệ thuật,... Thời gian đào tạo ngắn hạn đến dài hạn, cơ bản đến nâng cao với đủ lớp dành cho nhiều đối tượng, lứa tuổi, mức học phí vừa phải, quan tâm đến công tác đào tạo lực lượng trẻ, có chế độ, chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đang theo học có hoàn cảnh khó khăn: miễn giảm học phí, tài trợ tiền mua tài liệu, nhạc cụ,...

- Mời những nghệ nhân, nhạc sĩ, nghệ sĩ có uy tín trong ĐCTT tham gia giảng dạy, tập huấn, trân trọng ý kiến của họ và có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với lực lượng làm công tác giảng dạy âm nhạc Tài tử, Cải lương nhằm tạo động lực yêu nghề và sống lâu với nghề

3.3.2.3. Đối với các nghệ nhân

Mỗi nghệ nhân phải ý thức được việc phục vụ với khách du lịch là điều hãnh diện, tự hào một dân tộc còn lưu giữ những nét độc đáo có một không hai trên thế giới. Nghệ nhân phải là tấm gương, là đại diện cho quốc gia xét về mặt văn hóa. Hãy cố gắng vượt qua trở ngại trước mắt để xứng đáng là con Hồng cháu Lạc. Lấy tinh thần, niềm tin cho cuộc sống của mình.

- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngón đờn, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp sư phạm và kiến thức lĩnh vực du lịch cho đối tượng làm công tác truyền nghề ( giảng viên âm nhạc dân tộc, nghệ nhân, nghệ sỹ)

3.3.2.4. Đối với các nghệ sỹ

Nghệ sỹ cũng vậy, đã vào nghề này thì lấy tinh thần dân tộc làm lẽ sống cho mình cho nghiệp tổ. Phục vụ khán giả là chính. Do vậy khi đứng trên sàn diễn phải thật sự “cháy” hết mình. Có như thế mỗi câu hát lời ca mới đi sâu vào tâm hồn, chạm vào trái tim của người khác được. Chính vì vậy, khi khách chia tay sẽ “mong” có ngày tái ngộ.

3.3.2.5. Đối với các đoàn Cải lương

- Đề nghị các đoàn hát Cải lương ở ĐBSCL phải liên kết, đoàn kết lại vì đây là thời điểm các đoàn phải nắm chặt tay nhau cùng đi trên một “chiến tuyến” đó là bảo vệ nền nghệ thuật truyền thống nước nhà. Trước mắt các Đoàn cần phải tổ chức phục vụ bà con cô bác nói chung và khách du lịch nói riêng với mục đích cao cả là nghệ thuật vị nghệ thuật. Chúng ta cũng nên áp dụng thuyết chính danh của Khổng Tử. Điều này có nghĩa là mọi người hoàn thành nhiệm của mỗi người của mỗi diễn viên. Để quảng bá bộ môn nghệ thuật Cải lương đặc sắc vô nhị này các đoàn phải luân phiên lưu diễn khắp hang cùng ngõ hẽm của ĐBSCL để phục vụ dân địa phương cũng như du khách trên tinh thần là chính. Các đoàn hát giờ đây giống như là những nhà truyền giáo vậy. Do đó giáo lý về chuyên môn phải thật vững vàng, chớ các đoàn không thể chạy theo thị hiếu thị trường làm vẩn đục nền âm nhạc truyền thống. Quý vị hiện nay có thể nói là những người “tiên phuông” mang lời ca tiếng hát của mình để giành giựt lại mạng sống của Cải lương. Chính vì lẽ đó nhiệm vụ của các đoàn rất quan trọng. Các đoàn phải phải thật sự nghiêm khắc trong vai diễn của từng nghệ sỹ, phải trau chuốt trong từng lời ca của kịch bản, nghệ sỹ trên sân khấu diễn có hồn, phải chỉnh chu trong trang phục, phải có soạn giả am hiểu đời sống thực tế cũng như lý thuyết, …Có như vậy buổi biểu diễn của đoàn có thể chạm vào trái tim của khán thính giả. Từ sự rung động chân thật trên sân khấu sẽ thu hút du khách đến với nghệ thuật truyền thống dân tộc vốn dĩ nó mộc mạc như nông dân dầm sương dãi nắng. Nó dễ dàng bị đánh bại bởi phù phiếm xa hoa của tân nhạc Âu

Tây nếu chúng ta chạy theo nó vì sức mạnh của nó biểu hiện ra bề ngoài là sự model, là mốt thời thượng. Để chống lại điều này Nhà nước và Đảng ta đã có chủ trương giáo dục đưa âm nhạc truyền thống vào trong học đường. Vì chỉ có giáo dục mới làm cho người ta có tinh thần vững vàng trước phong ba bão táp. Thậm chí trước cái chết họ cũng không hề khuất phục như Cụ Hồ từng phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục qua hai câu thơ sau: “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Nói tóm lại, dù hiện nay nước ta trong thời mở cửa văn hóa ngoại lai sẽ xâm nhập bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào. Các đoàn đoàn kết sẽ không sợ bất cứ kẻ thù nào làm hỏng nền nghệ thuật nước nhà.

- Kế đến là các đoàn phải tùy cơ ứng biến trên sân khấu trong khảng thời gian để làm sao buổi diễn của đoàn mang đến cho khán giả một thông điệp nào đó chẳng hạn như về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam, về những con người anh hùng của dân tộc trong chiến đấu lao động. Thông qua buổi biểu diễn trên sân khấu làm sao cho du khách thấu hiểu nghệ thuật của dân tộc về âm nhạc, ca từ, kịch bản, điệu hát, câu hò,…Làm sao cho du khách một cảm giác lâng lâng, vương vấn khi phải lên đường về lại quê hương.

3.3.2.6. Đối với các công ty du lịch

- Các công ty du lịch cần thiết kế nhiều tour kết hợp đờn ca Tài tử, Cải lương bằng chương trình đặc sắc, độc đáo, tránh thưởng thức trùng lặp một dạng thức đờn ca Tài tử, Cải lương nhiều lần trong chương trình tour. Ngoài ra không ngừng cải thiện chất lượng và đổi mới nội dung chương trình tour bằng việc tăng thêm dịch vụ bổ sung, cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp cho du khách bằng việc tăng thời lượng dành cho hoạt động thưởng thức đờn ca Tài tử trong tour du lịch ( khoảng 30 phút/tour) và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên thông qua việc thường xuyên mở lớp nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ và tuyển chọn hướng dẫn viên giỏi mới, đặc biệt là hướng dẫn viên quốc tế có chuyên môn về Cải lương. Bên cạnh đó, công ty phải tuân thủ những quy định, chính sách, đường lối phát triển du lịch của tỉnh, địa phương, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

- Đối với nghệ nhân, nghệ sỹ phục vụ du lịch, công ty cần dành nhiều chính sách thiết thực cho họ như quy định mức thù lao cụ thể trong chương trình tour,

giúp đỡ gia đình nghệ nhân khó khăn, tặng nhạc cụ biểu diễn, tài trợ kinh phí cho hoạt động học tập, nâng cao tay nghề của họ, tổ chức tiệc tổng kết hàng năm, tặng quà cuối năm,...

- Đối với các điểm du lịch, lãnh đạo công ty phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của các điểm, tổ chức họp mặt với chủ điểm du lịch theo định kì để kịp thời khắc phục được những khó khăn, hạn chế phát sinh, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người dân. Mặt khác, phải tăng nguồn vốn hỗ trợ cho việc trang bị, sửa chữa cơ sở vật chất tại điểm du lịch, kịp thời điều chỉnh mức giá cho phù hợp giá thị trường.

3.3.2.7. Đối với cộng đồng

- Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương và khách du lịch trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách, không có cảnh ăn xin, chèo kéo khách du lịch, tạo môi trường văn minh lịch sự phục vụ khách du lịch.

- Ở các tỉnh thành Nam bộ, lâu nay đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Qua khảo sát thực tế cho thấy, đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương vẫn còn nhiều khán giả yêu thích nó và đến với nó bằng nhiều hình thức và trình độ cảm thụ khác nhau. Dù rằng có sự phân khúc thị trường đối với nhu cầu giải trí của người dân ở vùng nông thôn, vùng thành thị và đặc biệt là những ảnh hưởng từ xã hội tác động tác động đến nhu cầu giải trí của công chúng hiện nay. Sở dĩ khán giả vẫn còn yêu mến hai bộ môn nghệ thuật độc đáo này là vì bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác như: ca nhạc, điện ảnh, kịch nói, xiếc, ảo thuật,... đờn ca Tài tử và nghệ thuật Cải lương đã luôn định hình trong lòng khán giả bằng những hình ảnh quê hương trong một thế kỷ qua. Mặt khác, chúng còn giữ một vai trò tích cực trong phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương qua các sáng tác mới, qua những vở diễn mang tính chất tuyên truyền.

Tiểu kết chƣơng 3

Với chính sách, cơ chế của nhà nước ta hiện ta cùng với những điều kiện thực tế tại ĐBSCL đã nói lên thực tế tình hình khách quan về tương lai khả quan của Cải lương. Cải lương hoàn toàn có thể được khai thác trong du lịch như âm nhạc Tài tử. Để giải quyết vấn đề trên, người viết đưa ra một số biện pháp xem như là thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 92 - 123)