Về lực lượng hướng dẫn và giải pháp tiếp thị thu hút khách du lịch tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 66 - 67)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Thực trạng khai thác Cải lƣơng trong hoạt động du lịc hở các tỉnh Đồng

2.2.2. Về lực lượng hướng dẫn và giải pháp tiếp thị thu hút khách du lịch tại các

các điểm du lịch

Về phương diện này lực lượng hướng dẫn viên du lịch ở ĐBSCL nói chung có thể nói tiếng Anh thông thạo. Do đó việc thuyết minh, giải thích, giới thiệu bộ môn nghệ thuật ĐCTT, Cải lương,..với khách nước ngoài thì việc sử dụng ngoại ngữ không phải điếu khó khăn. Nhưng, để giới thiệu với những nhà nghiên cứu nước ngoài thì lực lượng hướng dân viên xem ra còn rất nhiều bất cập. Vì hướng dẫn viên chỉ học khái quát về văn hóa- nghệ thuật Việt Nam ở ghế nhà trường. Họ chỉ nắm biết những đặc trưng, giá trị, so sánh được với các loại hình nghệ thuật khác (cũng rất chung chung) còn những hiểu biết chuyên sâu về từng thể loại, loại hình nghệ thuật thì rất hạn chế. Do đó lực lượng hướng dẫn viên chỉ thích hợp cho những khách du lịch tham quan, du ngoạn và giải trí là chủ yếu. Còn muốn hướng đến các loại du khách đi nghiên cứu, khảo sát, khám phá văn hóa dân tộc thì cần một lực lượng hướng dẫn viên có trình độ chuyên sâu hơn về nghệ thuật Việt Nam nói chung và Cải lương nói riêng.

Tại các điểm du lịch hiện nay phổ biến nhất vẫn là nghệ thuật Đờn ca Tài tử. Mô hình này được áp dụng phục vụ khách du lịch khá phổ biến ở các tỉnh đồng

bằng sông Cửu Long gần 20 năm qua. Chủ yếu phục vụ trong nhà hàng hay các tụ điểm ẩm thực. Thực khách vừa ăn vừa thưởng thức ngón đàn, lời ca của các tài tử, nghệ nhân và thỉnh thoảng có vài trích đoạn Cải lương diễn từ 2-3 vai song chủ yếu vẫn là ca hơn diễn. Chính vì lẽ đó nhiều địa phương có tiềm năng hoạt động Cải lương như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp đã không giữ chân du khách lưu lại qua đêm. Điều đó còn cho thấy gần như là "khoảng trắng" trong khai thác nghệ thuật Cải lương vào hoạt động du lịch. Trên thực tế, nghệ thuật này chỉ phục vụ cho cư dân vùng nông thôn, rất ít phục vụ cho khách du lịch diễn ra ở những Trung tâm Văn hóa của huyện, tỉnh hoặc ở rạp hát.

Nguyên nhân này là do sự sắp xếp và quản lý của các nhà du lịch địa phương quyết định. Để nghệ thuật Đờn ca Tài tử - Cải lương này vừa phát triển vừa phục vụ khách du lịch thì Bộ VHTTDL kết hợp với nhiều tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, nghệ nhân, cư dân địa phương,…nhất quán chung tay xây dựng và phối hợp thực hiện với mục đích chung bảo vệ nền văn hóa truyền thống nước nhà nói riêng và văn hóa đại diện nhân loại nói chung.

Mặt khác, sân khấu Cải lương chuyên nghiệp biểu diễn ở đây chính là nhà hát mà dân gian ta thường gọi là rạp hát. Nhà hát còn có nghĩa là một thiết chế văn hóa với đầy đủ các thành tố như: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức và nhân sự, phương thức hoạt động và kinh phí được cấp. Thí dụ: nhà hát Cải lương Việt Nam, nhà hát Trần Hữu Trang, nhà hát Tây Đô, nhà hát Cao Văn Lầu, …Trong việc khai thác nghệ thuật vào hoạt động du lịch ở các địa phương chưa có nơi nào thực sự tạo nhà hát thành địa điểm du lịch. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác quảng bá, tiếp thị, công tác tổ chức trình diễn, đội ngũ làm nghề Cải lương nhưng am hiểu du lịch … Tất cả vẫn còn ở thế tiềm năng, nếu biết đầu tư, khai thác và phát huy thì những nhà hát (rạp hát) sẽ là những địa chỉ du lịch "níu chân" du khách ở lại với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 66 - 67)