Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và Cải lƣơn gở ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 74)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và Cải lƣơn gở ĐBSCL

2.3.1. Thành tựu

Điểm nổi bật trong việc đánh giá Cải lương ở phương diện du lịch có các mặt mạnh sau đây:

- Giữ gìn và phát phát huy được bản sắc văn hoá của dân tộc.

- Tạo một lối sống sinh hoạt văn hoá lành mạnh cho xóm, ấp (xã, phường). - Tạo được sân chơi bổ ích cho những người yêu nghệ thuật.

- Góp phần làm phong phú và đa dạng cho sản phẩm du lịch của địa phương - Có sự quản lý tốt của nhà nước đối với đờn ca Tài tử và sâu khấu Cải lương - Ủng hộ nhiệt tình của khán giả đối với đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương - Tạo được sự hấp dẫn cho du khách, góp phần phát triển du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ với địa hình thấp có hệ thống kênh rạch chằng chịt đan xen những cù lao, miệt vườn cây trái 4 mùa. Quần cư gắn liền với vùng sinh thái này có đặc thù văn hoá “lúa nước” của một thời mở đất “khai khẩn đất Phương Nam”. Tại đây cũng là vựa lúa lớn nhất của cả nước. ĐBSCL có nền văn hoá đa dân tộc, nổi rõ là văn hoá Việt, Hoa, Khmer, được gìn giữ và phát triển trong quá trình sinh tồn của cộng đồng, vùng châu thổ với đặc trưng các lễ hội mang tính tín ngưỡng như hội Oc – Om – Bóc, hội Vía Bà (An Giang), Roya của người Chăm. Đồng thời với các di tích lịch sử như Ấp Bắc (Tiền Giang), Đồng Khởi (Bến Tre), đồi Tức Dụp (An Giang),… cùng với nhiều chùa chiền mang dấu ấn tôn giáo đã tạo nên đời sống văn hoá tinh thần phong phú đa dạng của dân cư ĐBSCL. Đồng bằng sông Cửu Long với tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, song song với yếu tố sinh vật về cây, con thì cảnh quan ở ĐBSCL cũng không kém phần hấp dẫn; khi bình minh hoặc hoàng hôn trên mặt sông, mặt biển, với những kỳ thú huyền ảo thanh bình để con người thư giãn đắm mình trong thiên nhiên cùng với những cảnh quan đẹp như Rừng Dừa Bến Tre, núi Sam An Giang, Hà Tiên, Phú Quốc Kiên Giang,… tạo nên các tuyến điểm du lịch mang dấu ấn cảnh quan môi trường mà cuộc sống công nghiệp đang muốn tìm về cội nguồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân chủng với đặc trưng dân cư quần tụ gắn liền với việc khai thác vùng đất mới. Con người ở đây không những biết lợi dụng điều kiện

tự nhiên mà còn biết chinh phục thiên nhiên. Hệ thống kênh rạch chằng chịt và các đê bao quanh các vườn cây trái cho thấy sự lao động cần cù và thông minh của người dân ĐBSCL. Bên cạnh văn hoá lao động, văn hoá sinh hoạt dân cư với kiến trúc nhà ở, trang phục và phong cách ẩm thực tạo nên các nét riêng của cư dân của miền sông nước cùng với ca kịch Cải lương, Đờn ca Tài tử, các điệu lý câu hò phản ánh cuộc sống dân dã, sâu đậm và phóng khoáng mà đây cũng chính là yếu tố hấp dẫn để khách du lịch tìm đến Đồng bằng sông Cửu Long. Và đương nhiên, khách du lịch không thể không đến thủ phủ của miền Tây, đó là Tây Đô Cần Thơ, với đầy đủ đặc trưng của miền sông nước Cửu Long, lại đang trên đà chuyển mình phát triển của một thành phố trẻ để xứng tầm là đô thị loại một, đô thị du lịch của miền Tây. Ví dụ khách du lịch đến Cần Thơ: Năm Khách quốc tế (lƣợt khách) Khách nội địa (lƣợt khách) 2005 86,648 320,682 2009 150,300 537,228 Dự báo 2010 220 800

Qua bảng số liệu cho thấy lượng khách du lịch đến Cần Thơ tăng cao, trong vòng 4 năm lượng khách quốc tế tăng 1,7 lần, khách nội địa tăng hơn 1,6 lần. Từ đó cho thấy sản phẩm du lịch ở Cần Thơ có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách mà đặc biệt là khách quốc tế, một trong những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đó thì có Cải lương. Tuy cung cách hoạt động và hiệu quả chưa được đánh giá cao, nhưng nó đã chứng tỏ được sức sống mạnh mẽ và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.

2.3.2. Hạn chế

- Các cơ quan ban ngành chưa có sự quan tâm sâu sắc đối với bộ môn nghệ thuật này nên nó chưa được đầu tư để phát triển.

- Hiện nay đã có sự liên kết là đưa nghệ thuật Cải lương vào hoạt động du lịch.

Tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì còn quá sơ sài, chưa có chiến lược cụ thể. - Việc phục vụ Cải lương tại các điểm du lịch chưa thực sự đúng nghĩa của nó.

vở diễn, hoặc do thời gian hạn chế, không gian biểu diễn không phù hợp để nghệ sỹ biểu diễn các động tác múa, hình thể, nên không nói hết được cái hay, cái độc đáo của Cải lương, bởi Cải lương là loại hình nghệ thuật có tính tổng hợp.

- Chưa mở được các lớp giảng dạy môn nghệ thuật này trong các trường cao đẳng, đại học tại địa phương.

- Quá chú trọng vào khai thác thu lợi nhuận mà không chú ý bảo tồn, gìn giữ nét đẹp, nét văn hoá đặc sắc của dân tộc, người nghệ sỹ mất đi niềm hăng say sáng tạo.

- Vẫn còn một số nghệ sỹ chạy theo lối diễn câu khách rẻ tiền, thương mại hoá sân khấu.

- Vấn đề kịch bản đang là vấn đề cấp thiết đáng báo động cho Cải lương. Sân khấu Cải lương chính thống đang trong tình trạng “khan hiếm” những kịch bản hay, vừa giữ được nét truyền thống lại vừa phải mang hơi thở của thời đại, phù hợp với thị hiếu của công chúng. Trong khi đó, vẫn tồn tại không ít những vở diễn kích động bạo lực, tình dục…, là những “con sâu làm rầu nồi canh”.

- Tình trạng sân khấu Cải lương ngày càng thưa vắng khán giả, số lượng buổi diễn giảm sút, “người hát không đủ người nghe”…

- Đời sống của những nghệ sỹ Cải lương chưa được quan tâm đúng mức. - Chưa quan tâm đúng mức tới việc đào tạo lớp nghệ sỹ trẻ cho mai sau. Trong buổi kinh tế thị trường như hiện nay, cả ca nhạc, văn hoá nghệ thuật cũng có thể bị “thị trường hoá”, lại thêm sự “hỗn tạp” trong âm nhạc và thị hiếu của giới trẻ, nếu các cơ quan, ban ngành có liên quan như Viện Sân khấu, Hội nghệ sỹ sân khấu, bộ Văn hoá thể thao và du lịch, các trường nghệ thuật… không có những giải pháp kịp thời thì nghệ thuật Cải lương nói riêng, và nền âm nhạc dân tộc nói chung sẽ bị mai một.

- Thiếu sự đầu tư đúng hướng cho đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương - Thiếu lực lượng đào tạo và kế thừa trẻ tuổi và nhiều tâm huyết như các bậc tài danh tiền bối.

2.3.3. Những triển vọng của việc khai thác Cải lương trong tương lai

Trong tương lai các tỉnh sẽ quy hoạch lại các điểm du lịch có phục vụ biểu diễn Cải lương, thành lập các ban hát, đoàn hát có cấp phép của cơ quan chức năng, đồng thời hỗ trợ kinh phí hoạt động và đảm bảo cuộc sống cho người nghệ nhân để

họ không chuyển sang nghề khác. Lập ra các cơ sở đào tạo, truyền nghề cho lớp trẻ để Cải lương không bị mai một. Quan trọng hơn, chỉ một mình Cải lương không thể thu hút lượng khách đông đảo, phải cùng kết hợp với các kiểu du lịch khác, phải có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tốt, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp. Các tỉnh phải thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ VHTTDL trong Quyết định số 2473/QĐ-TTg.

Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể. Riêng ở điều 1, khoản 3, điểm a có đoạn phát triển du lịch của các tỉnh Nam Bộ như sau:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng, sinh thái biển, đảo, du lịch MICE. [54]

Tiểu kết chƣơng 2

Cải lương là một nghệ thuật lớn, là đặc sắc, là niềm tự hào, là cá tính của người dân Nam Bộ. Nghệ thuật Cải lương đang được khai thác phục vụ du lịch ở nhiều địa phương thuộc ĐBSCL và đã đem lại hiệu quả không nhỏ. Đó là do sự hấp dẫn vốn có của Cải lương và một phần do các nhà kinh doanh du lịch đã biết khéo léo kết hợp nghệ thuật bản địa này với nhiều loại hình du lịch khác.

Tuy nhiên, nghệ thuật biểu diễn Cải lương chính thống hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị thương mại hoá, tầng lớp kế tục nghệ thuật đặc sắc này hiện nay quá ít ỏi, “như sao buổi sớm”. Để khai thác nghệ thuật Cải lương phục vụ tốt cho hoạt động du lịch thì chúng ta phải khai thác toàn bộ, đầy đủ và toàn diện bộ môn nghệ thuật này.

Hiện nay, ĐBSCL chỉ và mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ trong nghệ thuật Cải lương, đó là những bài Vọng cổ, những điệu lý, khúc ngâm và cái nền âm

nhạc của sân khấu Cải lương, đó là Đờn ca Tài tử. Trước thực tế khách quan đó, làm thế nào để từ một phần rất nhỏ của nghệ thuật Cải lương mà du khách được thưởng thức (ca Cải lương, trích đoạn biểu diễn) nhưng họ vẫn cảm nhận được cái thần thái, cái hay cái đẹp của nghệ thuật truyền thống của dân tộc, thấy yêu mến hơn quê hương đất nước.

Đó không chỉ là trách nhiệm của người nghệ sỹ, những người làm du lịch, mà còn là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, mà gần nhất là Sở VHTTDL - cơ quan quản lý chuyên ngành văn hóa-nghệ thuật ở các tỉnh.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Căn cứ chính sách phát triển du lịch của vùng ĐBSCL

- Theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL là một khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Và theo “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch vùng ĐBSCL là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên của Vùng. Theo sự chỉ đạo, trên cơ sở khai thác lợi thế về truyền thống văn hóa nước nhà và cùng với sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong đó có Cải lương – sản phẩm đặc thù ở ĐBSCL sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL: du lịch tham quan sông nước, miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong Vùng, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên). Trong loại hình du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa trong Vùng phải được nhắc đến là nghệ thuật ĐCTT đã được UNESCO vinh danh năm 2013 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Song song đó cũng phải phát triển sản phẩm du lịch đặc thù khác là Cải lương – món ăn tinh thần hằng ngày của cư dân miền sông nước.

- Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa Khmer tại Sóc Trăng. Theo tinh thần chỉ đạo ở trên thì chỉ có cụm bán đảo Cà Mau – quê

hương của bài Vọng cổ trong NTCL - phát triển loại hình du lịch văn hóa đặc biệt với Cải lương.

3.1.2. Căn cứ chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Khẳng định việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Đảng ta nhấn mạnh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm giá trị văn hóa vốn có của dân tộc. Để kế thừa và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta phải có quyết tâm cao với nhiều giải pháp đồng bộ, tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ:

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh theo các chuẩn mực chân, thiện, mỹ tiến bộ. Trong đó, đặc biệt có chính sách bảo tồn có hiệu quả các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. ĐCTT ở Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Do đó, việc bảo tồn vốn quý của dân tộc mình là việc làm cần phải được mọi công dân Việt Nam yêu mến, trân trọng và gìn giữ nó từ thế hệ này sang thế hệ khác chẳng những ở trong nước mà còn ngoài nước nữa trong cộng đồng có người Việt sinh sống.

- Chú trọng khuyến khích năng lực lao động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ.

Nhà nước có chính sách chủ trương khuyến khích phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Nghệ thuật Cải lương ở miền Tây Nam Bộ - cái nôi của Cải lương - đã có bề dầy lịch sử gần 100 năm. Cải lương cũng phải cần được bảo vệ trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam vì Cải lương sử dụng cái nền âm nhạc Tài tử phục vụ cho âm nhạc sân khấu Cải lương. Hơn nữa, mỗi diễn viên biểu diễn trên sân khấu đều phải trải qua việc học tập bài bản âm nhạc Tài tử.

- Đẩy mạnh giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng với các nội dung và các hình thức thích hợp. Để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng cần có sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy

Đảng, chính quyền, nhà trường, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, các tổ chức quần chúng; có những hình thức giáo dục sinh động, phù hợp với từng đối tượng ở các địa bàn (đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, hải đảo...). Chúng ta cũng cần sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, internet..), sách, các tác phẩm văn học nghệ thuật trong công tác tuyên truyền. Việc giáo dục văn hóa truyền thống nước nhà thì Cải lương có thể nói là phương tiện thông tin tốt nhất ở ĐBSCL. Một vở tuồng trên sân khấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch (Trang 74)