6. Cấu trúc của đề tài
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.3. Căn cứ điều kiện thực tế của ĐBSCL
3.1.3.1. Đội ngũ nhân lực hoạt động ĐCTT và Cải lương
* Lĩnh vực ĐCTT: Trước tiên để đào tạo một diễn viên Cải lương thì phải đào tạo phần âm nhạc Tài tử - là "phần nền" quan trọng, sau đó đến kỹ thuật biểu diễn sân khấu. Hiện nay, có các đơn vị đào tạo chuyên môn ở ĐBSCL như sau:
- Các lò dạy nhạc và gia đình nòi truyền nghề. Mỗi tỉnh đều có các lò dạy nhạc Tài tử - Cải lương. Đây là hình thức đào tạo tư nhân do các nghệ sỹ, nghệ nhân yêu nghề và tâm huyết với nghệ thuật mà mở lò đào tạo. Lò dạy chủ yếu đàn và ca. Gọi là lò vì theo quan niệm của những người hoạt động Tài tử- Cải lương thì mỗi tài tử hay diễn viên muốn hoạt động nghệ thuật phải học tập và rèn luyện một cách căn cơ và nghiêm cẩn. Hiện ở ĐBSCL có rất nhiều lò dạy nhạc này, học phí thỏa thuận giữa thầy và trò, chương trình đào tạo do chủ lò định ra. Ở Trà Vinh có Lò Tám Dấu, Tiền Giang có Lò Bảy Du, Cần Thơ có Lò Trúc Linh, Gò Công có Lò Đức Huệ …Tùy theo danh tiếng của chủ lò mà thu hút nhiều hay ít đệ tử.
Các lò dạy nhạc này hầu hết đều là các nghệ nhân, nghệ sỹ, không chỉ dạy học trò mà họ còn có ý thức hướng con cháu của mình theo nghiệp hát. Do đó ngay từ bé họ đã phát hiện năng khiếu bẩm sinh và chuẩn bị tư thế đào tạo.
- Các lớp đào tạo tại trung tâm văn hóa(TTVH) tỉnh-thành. TTVH là thiết chế văn hóa quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa do nhà nước xây dựng. 13 tỉnh- thành ở ĐBSCL đều có TTVH 3 cấp: tỉnh-thành, quận-huyện và phường-xã. Trong số các nhiệm vụ quan trọng của TTVH cấp tỉnh có việc tổ chức các hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa và đào tạo năng khiếu nghệ thuật. Từ những thập niên 80 (thế kỷ XX) đến khi đất nước đổi mới đường lối kinh tế và văn hóa thì các nhiệm vụ quan trọng nói trên đều được thực thi một cách có hiệu quả tại các TTVH. Ở đó, các lớp đào tạo nghệ thuật biểu diễn ngắn hạn, các lớp dạy Đờn ca Tài tử theo cấp độ, các câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ được thành lập và những chương trình liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật diễn ra hàng năm.
Qua khảo sát thực tế, nguồn lực đào tạo và tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật đều có thể thực thi tại các TTVH, đặc biệt ở cấp tỉnh. Vì nơi đây, để thực hiện 4 chức năng quan trọng của TTVH là: tuyên truyền - giáo dục, sáng tạo, giao lưu và vui chơi-giải trí, nhà nước đã đầu tư xây dựng CSVC và trang bị các phương tiện chính để hoạt động văn hóa-nghệ thuật. Do đó, việc đào tạo chuyên môn về ĐCTT và biểu diễn Cải lương cũng như các chuyên môn khác hỗ trợ cho hoạt động sân khấu đã và đang tổ chức tại TTVH cấp tỉnh.
- Đào tạo chính quy tại các trường Văn hóa-Nghệ thuật. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của mỗi dân tộc, vùng miền trong khoảng 10 năm trở lại đây, hệ thống trường Văn hóa-Nghệ thuật ở các tỉnh thành ĐBSCL được thành lập. Các trường đều có chủ trương xây dựng chương trình đào tạo nghệ thuật tiêu biểu của địa phương, đặc biệt các thể loại nghệ thuật sân khấu, như: Cải lương, Dù kê, Rô băm cũng được đưa vào nhà trường để đào tạo thế hệ kế thừa. Các lớp đào tạo diễn viên Cải lương được mở ra ở các Trường Văn hóa- Nghệ thuật Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh đã thu hút tài năng trẻ ở các tỉnh tham gia. Các lớp này đa số đều liên kết kết đào tạo giữa địa phương với Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh TPHCM. Đây là hình thức đào tạo kiến thức và kỹ năng có hiệu quả, phát
hiện tài năng, nâng cao chất lượng hoạt động và bổ sung nhân tố mới cho đội ngũ những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.
* Lĩnh vực Cải lương
Đội ngũ diễn viên, nghệ sỹ được xem là "ông hoàng bà chúa " trên sân khấu, thông thường hoạt động ở các đơn vị nghệ thuật. Đơn vị do nhà nước quản lý trực tiếp gọi là “đoàn hát”. Đoàn hát Cải lương các tỉnh ở ĐBSCL gồm có: Hương Tràm, Cao Văn Lầu, Đồng Tháp, Tây Đô, Long An … Tỉnh Tiền Giang là cái nôi
của sân khấu Cải lương lại không có đoàn hát độc lập mà chỉ có một bộ phận hoạt động Cải lương nằm trong biên chế của đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang. Có thể liệt kê thông tin về vài đoàn sau:
- Đoàn Cải lương Hương Tràm: tiền thân là Đoàn văn công Cà Mau trong chiến tranh chống Mỹ. Sau ngày giải phóng đoàn được thành lập và trải qua bao thăng trầm đoàn vẫn giữ vững danh hiệu. Địa chỉ của Đoàn tọa lạc tại phường 6, Tp Cà Mau. Nghệ sỹ ưu tú Minh Hoàng hiện nay là trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm Cà Mau. Các diễn viên chính trong đoàn gồm có NSƯT Hoa Phượng, Trúc Ly, Kim Hiền, Thế Sơn, Nhất Phương, Phi Hải,...[PL, hình 39]
- Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu: được thành lập năm 1997, trực thuộc Sở VHTTDL Bạc Liêu, đặt trụ sở đặt tại Phường 1 Tp Bạc Liêu. Theo đề án phát triển đoàn giai đoạn 2012-2016, đoàn phấn đấu trở thành đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mạnh và ổn định vào năm 2016. Giọng ca Cải lương giải Cao Văn Lầu, một giải thưởng uy tín và chất lượng, vốn được xem như một sản phẩm nổi tiếng của đoàn, nhằm tìm kiếm và rèn luyện những tài năng cổ nhạc tại chỗ, cũng như kế thừa và phát huy bộ môn nghệ thuật sân khấu độc đáo của dân tộc. Các nghệ sỹ nổi tiếng gồm có: Minh Chiến (NSUT- trưởng đoàn), Ngọc Đợi (Chuông vàng Vọng cổ truyền hình 2007, HCV Trần Hữu Trang lần thứ XI 2012, HCV tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2012, HCV giải xuất sắc tại lễ trao giải thưởng Trần Hữu Trang lần thứ XII 2014) , Lê Quốc Phòng (Chuông bạc Vọng cổ 2008), Vĩnh Sơn (HCV Trần Hữu Trang 2014), Anh Chàng, Mỹ Hạnh, Hồng Thêm, Ngọc Hoa, Giang Tuấn, Hồng Nhiên.[PL, hình 40]
- Đoàn Cải lương Đồng Tháp: tiền thân là Đoàn Văn công Đồng Tháp, tọa lạc tại quốc lộ 30, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trưởng đoàn là NSUT Đinh Minh Mẫn và phó đoàn là ông Nguyễn Văn Hùng. Diễn viên của đoàn gồm có NSƯT Trọng Vương, NSƯT Hoài Sơn, Lê Nam, Kim Oanh, Lương Chính, Phương Tuấn, hề Dẹo Dẹo, Mỹ Vân (chuông bạc Vọng cổ HTV, HCV xuất sắc giải Trần Hữu Trang 2014), Lam Tuyền, Hải Yến,... Các suất biểu diễn của Đoàn gần như đạt chỉ tiêu của năm. Thường thì Đoàn biểu diễn trong nước thỉnh thoảng ở nước ngoài như Campuchia,…Ngoài ra, đoàn còn diễn phục vụ các chương trình an toàn giao thông, phục vụ Trường Sa, diễn ủng hộ Quỹ vì người nghèo trong tỉnh,…
3.1.3.2. Cơ sở vật chất hiện có thuận lợi khai thác du lịch
* Các rạp hát
Hiện nay ở ĐBSCL, các đoàn Cải lương chuyên nghiệp thường biểu diễn ở nhà hát mà dân gian ta thường gọi là rạp hát. Nhà hát còn có nghĩa là một thiết chế văn hóa với đầy đủ các thành tố như: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức và nhân sự, phương thức hoạt động và kinh phí được cấp. Thí dụ: nhà hát Cải lương Việt Nam, nhà hát Trần Hữu Trang, nhà hát Tây Đô, nhà hát Cao Văn Lầu, … Tìm hiểu một vài thông tin về đại diện một số rạp ở ĐBSCL:
- Rạp hát Tây Đô
Cuối năm 2007, nhà hát Tây Đô (Cần Thơ) được thành lập trên cơ sở nâng cấp rạp hát Hậu Giang cũ. Một nhà hát bề thế nằm trên đường Trần Hưng Đạo thuộc quận Ninh Kiều. Chức năng của nhà hát Tây Đô là tổ chức các loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp như: Cải lương, Ca nhạc, Múa, Kịch nói; là nơi đào tạo, truyền nghề, nghiên cứu, bảo tồn đối với các loại hình nghệ thuật dân gian như: dân ca Nam Bộ, nhạc lễ Nam Bộ, hát bội; đồng thời tiếp thu có chọn lọc, giới thiệu các loại hình nghệ thuật hiện đại, bác học của thế giới như: nhạc giao hưởng, vũ kịch
- Rạp hát Cao Văn Lầu
Đối diện với quảng trường Hùng Vương, nhà hát Cao Văn Lầu và trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu còn gọi là nhà hát 3 nón lá dự kiến hoàn thành năm 2016 nhưng đã được xác lập kỷ lục Việt Nam: nhà hát lớn nhất Việt Nam. Nhà hát có tổng đầu tư khoảng 222 tỷ đồng. Theo thiết kế, Nhà hát Cao Văn
Lầu và Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu có hình dáng 3 chiếc nón lá đặt hướng mái vào nhau với tổng diện tích 2.262 m2. Trong đó, chiều cao nhất là 24,25 m; đường kính 45,15 m; mái lợp composite. Nhà hát được khởi công ngày 24-12-2013 với thiết kế gồm 3 khối tròn A, B, C. Khi đưa vào sử dụng, khối nhà A sẽ là khán phòng hơn 850 ghế, dùng để tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật truyền thống dân tộc; khối nhà B sẽ là trung tâm hội nghị tổ chức các cuộc họp, hội thảo lớn và khối nhà C là khu triển lãm. Khán phòng nhà hát có 2 tầng, tầng dưới 500 ghế , tầng trên 350 ghế. Diện tích sàn sân khấu 12 m x 20 m. Có 6 phòng hóa trang cho diễn viên. Hệ thống âm thanh, ánh sáng được thiết kế hiện đại nhất Việt Nam. Sân khấu có xây dựng hố nhạc tự động nâng lên ngang bằng với sàn sân khấu. Sàn hố nhạc này không cố định, để có thể bố trí cho dàn nhạc lễ, cung đình, dàn nhạc cụ nhã nhạc cung đình Huế. Có sân khấu phụ trồi lên từ phía dưới sàn sân khấu chính, tạo hiệu ứng cho việc chuyển cảnh. Có lối thoát hiểm và hệ thống chữa cháy thông minh. Việc vận chuyển cảnh trí ở khối nhà biểu diễn được thiết kế hệ thống điều khiển bằng vi tính.
- Rạp hát Thầy Năm Tú
Rạp hát này nằm giao nhau giữa đường Lý Công Uẩn và đường Nguyễn Huệ, cách chợ Mỹ Tho khoảng chừng 50m. Đây là rạp hát đầu tiên của nghệ thuật sân khấu Cải lương. Rạp hát Thầy Năm Tú từng là nơi ghi lại dấu ấn của những tài danh trên sân khấu Cải lương như Tám Danh, Ba Du, Bảy Thông, Bảy Nam, Phùng Há, Năm Phỉ. Thập niên 1950 - 1960, rạp được bán đi và đổi tên là hí viện Vĩnh Lợi - rạp hát cho các đoàn Cải lương khắp Nam kỳ lục tỉnh về biểu diễn. Năm 1981, rạp được đổi tên thành rạp hát Tiền Giang. Hiện nay rạp lại trở về đúng tên của nó sau gần một thế kỷ.[PL, hình 2]
Tất cả các rạp ở trên hoàn toàn có đủ điều kiện cần và đủ để chào đón và phục vụ nhu cầu giải trí tinh thần bằng Cải lương sau một ngày mệt nhọc của các đoàn khách lớn đến du lịch ĐBSCL về đêm, nếu chúng được đầu tư hợp lý.
* Các sân khấu biểu diễn ở những trung tâm văn hóa tỉnh
Thực tế cho thấy rằng, ở ĐBSCL hiện nay có ít nhất 13 trung tâm văn hóa của tỉnh.Tuy rằng trang trí nội thất bên trong không thể tốt như mong muốn vì còn lệ
thuộc ngân sách của nhà nước nhưng dù sao mặt bằng sàn diễn vẫn có đủ cho các đoàn Cải lương muốn phục vụ khách du lịch. Với cơ sở mặt bằng sàn diễn hiện nay ta có thể phục vụ tốt cho khách du lịch nội địa, vì loại khách này đến ĐBSCL ngày càng nhiều. Vậy việc giữ chân họ qua đêm để thưởng thức một vở tuồng Cải lương là việc làm hoàn toàn khả thi. Một vài thông tin về các trung tâm văn hóa như sau:
- Nhà văn hóa tỉnh Tiền Giang tọa lạc trên đường Yersin, đường Lê Thị Hồng Gấm và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc P4 Tp Mỹ Tho với diện tích khoảng 2.000m2 . Trước nhà văn hóa là khu vực nhà dân nằm dọc theo dòng sông Tiền ghe thuyền xuôi ngược. Có thể nói địa điểm này thật là lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước vừa thưởng thức nghệ thuật Cải lương vừa thưởng thức phong cảnh xung quanh.
- Trung tâm văn hóa thành phố Cần Thơ nằm ở khu Bãi Cát, phường Cái Khế, Q. Ninh Kiều TP. Cần Thơ. Tọa lạc tại trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của thành phố Cần Thơ, trung tâm văn hóa thành phố sẽ trở thành điểm đến của khách du lịch nếu có tour phục vụ Cải lương tại đây.
- Nhà văn hóa tỉnh Cà Mau hiện nay theo chủ trương của tỉnh thường xuyên củng cố và tiếp tục phát triển các câu lạc bộ theo sở thích, năng khiếu về sinh hoạt văn hóa văn nghệ, nhất là phát huy các câu lạc bộ đờn ca Tài tử và câu lạc bộ hát với nhau phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần và tạo nguồn cho hoạt động chuyên nghiệp và không chuyên của tỉnh. Như vậy, quan điểm của chính quyền địa phương rất ủng hộ trong việc đưa phong trào nghệ thuật truyền thống phổ cập đại chúng cho toàn dân trong các nhà văn hóa của tỉnh Cà Mau. Vậy thì sân khấu Cải lương không còn đất để diễn để phục vụ khách du lịch hiện nay hay sao? Ngoài ra còn rất nhiều nhà văn hóa ở ĐBSCL đều nằm trong tình trạng như vậy.
* Các điểm trình diễn trong các nhà hàng và khách sạn
Theo số liệu từ “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” cho biết dự báo cơ sở lưu trú du lịch là 37.150 buồng khách sạn(2015) và 50.000 buồng khách sạn (2020). Con số này cho thấy rằng khách sạn ngày càng nhiều. Nghĩa là con số phòng hội nghị trong khách sạn cũng tăng theo. Điều này
cũng muốn nói cơ sở vật chất phục vụ cho khách du lịch ngay tại khách cũng qua dễ dàng thuận lợi cho Cải lương tiếp cận và phát triển.
Hệ thống chuỗi nhà hàng khách sạn ở Cần Thơ đều phục vụ rất tốt với mọi loại khách. Đặc biệt, các nhà hàng nổi tiếng gồm có: nhà hàng Hoa Sứ, nhà hàng hải sản Đại Dương, nhà hàng Cây Bưởi, nhà hàng 6 Đời,…Và một khách sạn có tên tuổi như: khách sạn Victoria, Golf, Ninh Kiều 2, Vạn Phát 1, Kim Thơ, Hậu Giang 2, Ninh Kiều,…
Ngoài ra các tỉnh có thành phố được gọi là đô thị loại I,II, thì nhà hàng khách sạn đua nhau mọc lên tuy không bằng thành phố Cần Thơ nhưng để phục vụ khách du lịch thì không đến nỗi nào.
Nhìn chung nhà hàng, khách sạn cũng đều tạo cơ hội tốt cho việc đưa Cải lương lên sàn diễn phục vụ khách du lịch không thích đến các rạp khác.
* Các chỗ trình diễn tại các khu du lịch
Một số khu du lịch có đủ điều kiện để Cải lương phát triển:
- Khu du lịch Thới sơn: Đến bến tàu thủy Mỹ Tho du thuyền trên sông Tiền, ngắm nhìn 4 cù lao tứ linh: Long ,Lân, Qui, Phụng. Du thuyền đến Cồn Phụng – Đạo Dừa và ghé thăm các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa. Tiếp tục du thuyền đến cù lao Thới Sơn, tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa, thưởng thức trà mật ong và tận hưởng sự tươi ngon của các loại trái cây nhiệt đới. Đặc biệt hơn, du khách còn đựợc thưởng thức ĐCTT– một giai điệu thật ngọt ngào và tiêu biểu của miền Nam Bộ.
- Khu du lịch Hồ Nam được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống các dịch vụ vừa hiện đại vừa độc đáo mang đậm tính dân dã truyền thống của Bạc Liêu xưa, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Khu trung tâm hội nghị- tiệc cưới Hồ Nam được xây dựng trên diện tích hơn 3.000m2, sức chứa lên đến 2.500 chổ ngồi cùng đầy đủ trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, camera phục vụ hội nghị trực tuyến chuyên nghiệp và hiện đại. Nhà hàng tiệc cưới Hồ Nam với không