Về công tác tổ chức nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tạ quang bửu, trường đại học bách khoa hà nội (Trang 86 - 88)

 Ưu điểm

Hiện nay Thư viện đang ứng dụng những chuẩn nghiệp vụ hiện đại nhất trong xử lý nghiệp vụ và tổ chức - khai thác NLTT như: Khung phân loại LCC (phù hợp cho việc phân loại tài liệu có đặc trưng về KHKT là chủ yếu như Thư viện Tạ Quang Bửu ), khổ mẫu biên mục MARC 21, quy tắc mô tả AACR2, hệ thống kho mở hiện đại thân thiện với NDT. Đối với tài liệu số Thư viện đang áp dụng phần mềm biện mục Dspace và mô tả theo Dublin Core.

Với kho mở, nhằm giảm tải cho số lượng tài liệu quá lớn và tránh việc tập trung

quá nhiều NDT cùng một chỗ, Thư viện đã tiến hành giãn số tài liệu tại các phòng đọc thành 4 phòng đọc chuyên ngành, mỗi phòng sẽ bao gồm một số ký hiệu phân loại nhất định.

Tại các kho mở, tận dụng được những ưu điểm của loại hình kho này Thư viện đã tổ chức và sắp xếp theo ký hiệu phân loại, tạo điều kiện thuận lợi cho cả cán bộ lẫn NDT trong việc sắp xếp cũng như tìm tài liệu, bên cạnh đó đầu mỗi giá sách đều có biển chỉ dẫn môn loại tài liệu, trong mỗi khoang giá cũng được cũng được ghi ký hiệu sách trong khoang. Đối với tài liệu tra cứu đều được xếp riêng tại giá đầu tiên của mỗi phòng và được dán nhãn màu hồng (phân biết với sách nhãn trắng trong phòng) giúp NDT dễ dàng tìm thấy loại tài liệu này.

Riêng với phòng đọc luận án luận văn, để dễ dàng cho việc sắp xếp và tìm kiếm tài liệu, số năm của tài liệu được ưu tiên là yếu tố xếp giá thứ 2 (sau KHPL) tạo thuận lợi cho cả cán bộ và NDT. Ví dụ: TK 454 ( 2008 - 2009)

Phòng báo - tạp chí cũng được đặt trên những giá gỗ chuyên dụng và được sắp xếp phù hợp với loại hình tài liệu này. Đối với những báo tạp chí cũ hoặc bản thừa ít được sử dụng sẽ được tổ chức dưới dạng kho đóng để tiết kiệm diện tích và thuận tiện cho NDT khi sử dụng loại hình tài liệu này.

Đới với kho bán mở: Đa phần ở các thư viện khác loại hình kho mượn sẽ được

tổ chức dưới dạng kho đóng, nhưng tại TV Tạ Quang Bửu đã mạnh dạn thay đổi ngoài họat động mượn trả phải thông qua cán bộ thư viện và phần mềm thì bạn đọc được tự do vào kho chọn tài liệu như đối với các kho mở. Điều này giúp NDT được

tiếp cận ở mức tối đa đến kho tài liệu theo nhu cầu của mình. Trường hợp tài liệu cần mượn đã hết NDT có thể tiếp cận tới những tài liệu có nội dung tương ứng để thay thế.

Đối với kho đóng: Tài liệu trong kho đóng là tài liệu cũ ít được sử dụng nên

việc tổ chức dưới dạng kho đóng, không có cán bộ trực và sắp xếp theo số ĐKCB. Đây là cách tổ chức rất hợp lý giúp Thư viện tiết kiệm nhân lực và diện tích kho.

Đối với TLS: Thư viện tiến hành phân loại các BST số theo loại hình như: bài

giảng và giáo trình điện tử, luận án luận văn, sách điện tử...việc tổ chức này giúp NDT dễ dàng khai thác tài liệu số.

-Website: website Thư viện có giao diện đẹp, thân thiện với NDT, mặt khác website có thể tương tác với bạn đọc thông qua chát online hoặc các câu hỏi thường gặp sẽ được tổng hợp giúp NDT không bị bỡ ngỡ khi sử dụng Thư viện.

 Những vấn đề còn tồn tại

Với kho mở, việc phân chia tài liệu thành 4 phòng đọc chuyên ngành bên cạnh

những ưu điểm đã nêu vẫn còn tồn tại hạn chế đó là làm phân tán tài liệu, những sách liên quan đến nhau nhiều khi không được xếp cùng phòng với nhau.

Ví dụ: Tài liệu về hóa học đại cương có ký hiệu phân loại là QD được sắp xếp ở

phòng 411, tài liệu về hóa học môi trường có ký hiệu là TD sắp xếp tại phòng 509, tài liệu về công nghệ hóa học (hóa học thực phẩm, hóa học dầu mỏ...) có ký hiệu TP lại tập trung ở phòng 526.

Phòng đọc chuyên ngành 411 hiện nay xuất hiện tình hình quá tải mặc dù đây là phòng có diện lích lớn nhất trong 4 phòng đọc chuyên ngành, số lượng NDT tập trung tại phòng này khá đông khiến phòng liên tục rơi vào tình trạng hết số, quá tải (nhất là vào mùa thi) khiến bầu không khí bị ngột ngạt, ảnh hưởng tới khả năng học tập và nghiên cứu của NDT.

Với kho bán mở, đối với kho sách giáo trình tuy đã được sắp xếp dưới dạng kho

bán mở và chia theo khoa (ngành) đào tạo của Trường sau đó mới sắp xếp theo vần chữ cái tên của tài liệu tuy nhiên vẫn còn những hạn chế: các sách có nội dung liên quan nhiều khi không được xếp cạnh nhau, chưa thống nhất được thứ tự chứ cái tên tài liệu được sắp xếp.

Bên cạnh đó tại mỗi giá sách mới chí có chỉ dẫn tên khoa ( ngành), bên trong các khoang giá chưa có chỉ dẫn nội dung tài liệu khiến tài liệu trong kho vẫn bị lộn xộn, nhiều khi sách không để đúng vị trí do sự thiếu ý thức của một bộ phận NDT hoặc đôi khi do sự nhầm lần của cán bộ đối với những tài liệu có nội dung liên quan hoặc gần giống nhau nhưng lại ở hai ngành riêng biết...khiến cho tình trạng lộn xộn khó được kiểm soát. Trong khi đó lượng trả tài liệu mỗi ngày đều rất nhiều (cao điểm có ngày khoảng gần 2000 tài liệu) và các thao tác mượn trả lại phải cần đến người cán bộ thao tác trên máy tính nên không có thời gian sắp xếp và chỉnh lý lại tài liệu trong kho. Mặt khác, tài liệu tại kho vẫn đặt nằm ngang trên giá, chưa được xếp thẳng đứng như trên phòng đọc, tài liệu còn bị xếp trên các nóc của giá sách khiến NDT và cán bộ phải đứng trên thang hoặc ghế mới với được.

Với website, các thông tin trên website chủ yếu là những thông tin cố định như:

giới thiệu về Thư viện, chính sách mượn trả...Trong thời gian tới Thư viện cần quan tâm phát triển website để làm cầu nối giữa Thư viện với NDT. Từ đó thông qua website , Thư viện có thể quảng bá các dịch vụ của mình, hướng NDT đến sử dụng các nguồn tin hữu ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tạ quang bửu, trường đại học bách khoa hà nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)