Mức độ chờ tài liệu của NDT tại kho đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tạ quang bửu, trường đại học bách khoa hà nội (Trang 74 - 78)

Mức độ chờ tài liệu tại

kho đóng

Đối tƣợng NDT Tổng số

phiếu Sinh viên

HV cao học Nghiên cứu sinh CB quản lý CB giảng dạy, NC SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL %) SL %) Chờ vài phút 175 70 120 68.6 24 13,7 10 5.7 6 3.4 15 8.6 Chờ lâu 62 24.8 48 77.4 5 8.1 1 1.6 3 4.8 5 8.1 Không có tài liệu 13 5.2 7 53.8 3 23.1 2 15.4 1 7.7 0 0

Qua bảng phân tích số liệu ta ở bảng 2.3 ta thấy, 175 trong số 250 người được hỏi (chiếm 70%) cho biết thời gian họ chờ cán bộ thư viện đi lấy tài liệu tại kho đóng chỉ tốn vài phút, 62 người (chiếm 24.8%) nói phải chờ lâu và 13 người (chiếm 5.2%) cho biết họ bị từ chối, không có tài liệu. Trường hợp tài liệu phải chờ lâu hoặc không có tài liệu một phần do tài liệu đó đã có người mượn và chưa trả (hiện nay vẫn còn trường hợp một số danh sách cán bộ mượn sách theo cách truyền thống là ghi vào phiếu mượn cá nhân chứ chưa qua phần mềm, mặt khác một số cán bộ mượn sách quá hạn chưa trả lại cho Thư viện).

2.2.1.4. Phục vụ khai thác thông tin có chọn lọc

Chủ động cung cấp cho người dùng tin những thông tin mới phù hợp với yêu cầu thường xuyên đã được đăng ký trước. Cung cấp những thông tin mới cập nhật theo chủ đề nhất định. Phục vụ thông tin theo yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy cho các đối tượng khi có yêu cầu (Biên soạn thư mục chuyên đề, sử dụng CSDL của Thư viện và các Thư viện khác)

Qui trình :

Bước 1 : Tiếp nhận yêu cầu của người dùng

Bước 2 : Tìm kiếm, lựa chọn tài liệu dựa trên yêu cầu cụ thể của người dùng tin Bước 3 : Xây dựng CSDL tài liệu theo yêu cầu của người dùng tin

Bước 4 : Xây dựng CSDL người dùng tin (những thông tin về cá nhân, yêu cầu, lĩnh vực quan tâm được lưu trong máy tính)

Bước 5: Phổ biến thông tin: tra tìm, in danh mục tài liệu, gửi cho người dùng qua bản in hoặc email.

Bước 6 : Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía người dùng tin: tiếp nhận và thường xuyên duy trì thông tin phản hồi (mức độ phù hợp của thông tin được cung cấp) với người dùng tin.

2.2.2. Khai thác thông tin theo phương pháp hiện đại / trực tuyến

Phương pháp khai thác trực tuyến được áp dụng đối với hai hình thức tra cứu CSDL thư mục qua website (OPAC) và khai thác các tài liệu số của Thư viện.

2.2.2.1. Khai thác thông tin qua website của Thư viện

Khi truy cập vào website của Thư viện ngoài việc tìm hiểu thông tin chung về Thư viện Tạ Quang Bửu, NDT còn có thể tìm kiếm các thông tin tài liệu mới, các họat động nghiệp vụ được nhóm thông tin của Thư viện đưa lên mạng dưới dạng bài viết, những thông báo của Thư viện đối với NDT,…

Hiện nay website của Thư viện chưa có thống kê về số lượt bạn đọc truy cập nên rất khó định lượng được số người sử dụng. Tuy nhiên, NDT thường truy cập vào OPAC thông qua website của Thư viện nên tỷ lệ truy cập tương đối cao.

Ngoài ra website còn có đường link dẫn đến nguồn tài liệu điện tử trực tuyến đa lĩnh vực khác.

2.2.2.2 Khai thác thông tin qua mục lục trực tuyến OPAC

OPAC là công cụ tra cứu quen thuộc và phổ biến đối với NDT tại thư viện Tạ Quang Bửu. Bạn đọc có thể vào website của Thư viện sau đó link tới tra cứu OPAC hoặc có thể truy cập trực tiếp vào website http://opac.hust.edu.vn

Hình 2.9 : Trang chủ của OPAC

Thông qua OPAC NDT có thể tìm kiếm thông tin bằng nhiều cách khác nhau

Tìm nhanh: Khi gõ từ khóa tìm kiếm hệ thống sẽ cho ra một danh sách kết quả

với kết quả là chữ cái đầu tiên của từ khóa. NDT có thể lựa chọn tìm theo tất cả các loại hình tài liệu hoặc chọn riêng cho từng loại hình như: Sách, báo, tạp chí…

Tuy nhiên tìm nhanh thường ra rất nhiều kết quả, trong đó nhiều kết quả không sát với nhu cầu tìm của NDT.

Hình 2.10: Giao diện tìm nhanh trong OPAC

Tìm lướt: Với cách tìm này NDT sẽ tìm kiếm theo tên sách Đây là cách tìm rút

ngắn được kết quả hơn so với tìm nhanh, tuy nhiên đòi hỏi NDT phải có được cụm từ tìm tin chính xác hơn.

Tìm theo từ khóa: Đây là cách tìm ưu việt nhất, đưa ra kết quả chính xác nhất vì nó kết hợp được nhiều toán tử với nhau, tuy nhiên đòi hỏi NDT phải có nhiều dữ kiện và các dữ kiện phải chính xác. Theo quan sát của Tác giả thì rất ít NDT chọn tra cứu theo từ khóa vì nó khá phức tạp so với tìm nhanh và tìm lươt.

Hình 2.12: Tìm kiếm theo từ khóa trong OPAC

Ngoài tìm kiếm tài liệu, trang OPAC còn rất nhiều tiện ích như:tìm nâng cao, gia hạn tài liệu, đăng ký trước tài liệu, lưu danh mục tài liệu, gửi danh mục tài liệu qua mail…Vì thế OPAC là công cụ hữu ích được NDT sử dụng ngày càng nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tạ quang bửu, trường đại học bách khoa hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)