Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tạ quang bửu, trường đại học bách khoa hà nội (Trang 91 - 93)

Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhà trường chưa thể chi trả cho những họat động nhằm cải thiện công tác tổ chức và khai thác của Thư viện.

Đội ngũ cán bộ xử lý tài liệu còn ít (nhất là cán bộ phân loại) trong khi số lượng công việc tại phòng nghiệp vụ rất nhiều do đó ảnh hưởng đến công việc xử lý tài liệu. Bên cạnh đó TV TQB là nơi đầu tiên và duy nhất áp dụng Khung phân loại LC. Đây là Khung phân loại đồ sộ gồm 42 tập, chưa được Việt hóa. Cán bộ phân loại chưa được tham gia các lớp hướng dẫn. Do vậy, đôi khi cán bộ phân loại cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng hay tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp trong hệ thống thư viện ở Việt Nam.

Trình độ của cán bộ Thư viện tuy được đào tạo cơ bản nhưng vẫn gặp phải những lúng túng, khó khăn khi tiến hành các công việc nhằm tổ chức và khai thác tài liệu.

Việc đào tạo NDT mới chỉ dừng ở việc hướng dẫn cho sinh viên sử dụng Thư viện, với đối tượng là học viên, nghiên cứu sinh, cán bộ hay bạn đọc cơ quan ngoài Thư viện vẫn chưa thể đào tạo gây khó khăn trong việc khai thác tài liệu của NDT.

Khi tiến hành số hóa hoặc upload thông tin lên mạng Thư viện Tạ Quang Bửu gặp phải vấn đề nan giải khó giải quyết đó là bản quyền. Để giải quyết vấn đề này phải có nguồn kinh phí lớn, nghiên cứu kỹ chính sách bản quyền và xin phép tác giả. Đó là lý do chính khiến vốn tài liệu số của Thư viện hiện nay vẫn khá nghèo nàn, chỉ tập trung vào luận án luận văn (học viên phải nộp kèm bản mềm). Bên cạnh đó nộp lại tài liệu điện tử là sách giáo trình, bài giảng hoặc các công trình nghiên cứu của cán bộ, giảng viên trong Trường vẫn chưa được thực hiện đầy đủ mặc dù đây là nguồn tài liệu rấ quan trọng và được nhiều NDT quan tâm. Chính vốn tài liệu số còn khiêm tốn nên chưa thu hút được NDT trong khi nhu cầu của họ lại rất lớn.

Do giới hạn phạm vi truy cập để khai thác tài liệu số bị giới hạn trong giả IP của Trường ĐHBKHN nên số lượng người truy cập bị hạn chế trong không gian và thời gian. Trong khi đó số lượng máy tính tại Thư viện còn ít (chỉ 60 máy), đường truyền trong Trường thường xuyên không bị gián đoạn, nghẽn mạng, không ổn định làm ảnh hưởng tới khả năng khai thác tài liệu trên website của thư viện số.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI

THƢ VIỆN TẠ QUANG BỬU

Mọi họat động của thư viện đều nhằm chung một mục đích là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin, trong đó công tác tổ chức và khai thác nguồn tài liệu là nền tảng của toàn bộ họat động thư viện. Cho dù thư viện đó có nguồn tài liệu phòng phú, giàu có như thế nào nhưng nếu không tổ chức hợp lý để NDT tiếp cận được nguồn tài nguyên đó dẫn tới việc họ không thể khai thác được thông tin thì nguồn tài nguyên quý giá của thư việc cũng không có tác dụng.

Từ những phân tích thực trạng tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Thư viện Tạ Quang Bửu ở chương 2, tác giả xin mạnh dạn đưa ra hai nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Thư viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tạ quang bửu, trường đại học bách khoa hà nội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)