Công nghệ sản xuất cây trồng

Một phần của tài liệu Microsoft word tiến hóa sinh lý sinh thái autorecovered 2 1 (Trang 48)

C. CÔNG TY RAU SẠC HỞ ĐÀ LẠT

2. Công nghệ sản xuất cây trồng

2.1. Sản xuất cây trồng bền vững

Sản xuất cây trồng bền vững là hình thức canh tác bền vững dựa trên sự hiểu biết của phục vụ cho sinh thái học, nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ sinh thái và môi trường sống của chúng.

Mục tiêu cụ thể là tìm ra cách để có năng suất ổn định nhưng vẫn bảo tồn được hệ sinh thái. Việc sản xuất cây trồng bền vững liên quan đến sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo tồn đất đai và tài nguyên thiên nhiên, phát triển cộng đồng nông thôn, duy trì độ phì nhiêu cho lớp đất mặt ở tầng canh tác ,..

2.2. Canh tác và bảo vệ cây trồng

Canh tác và bảo vệ cây trồng sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và không phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài, tạo ra điều kiện nhân tạo để cây trồng có thể thích ứng. Điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể như tạo ra sản lượng cao hơn do được đáp ứng đủ điều kiện sinh trưởng, có thể trồng cây trái mùa và trái vụ mang lại năng suất cao, tạo ra được cây con khỏe mạnh chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo, có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và giảm sự tấn công của sâu bệnh hại 3. Canh tác cây trồng

3.1. Canh tác theo tiêu chuẩn

GAP (Good Agricultural Practices) hay còn gọi là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là những tiêu chuẩn, phương pháp cụ thể được đưa ra nhằm tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn đồng thời giúp cho xã hội phát triển hơn về nhiều mặt. Một số tiêu chuẩn như VietGAP ở Việt Nam, GLOBALGAP trên toàn cầu, EUREPGAP của Châu Âu,…Lợi ích của GAP là đảm bảo được chất lượng thực phẩm an toàn, giảm thiểu rủi ro, tránh được các phàn nàn của người tiêu dùng và tổ chức .

Để đánh giá GAP gồm 4 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, Tiêu chuẩn về môi trường làm việc, Tiêu chuẩn về truy nguyên nguồn gốc.

3.2. Canh tác hữu cơ

Sản phẩm hữu cơ được tạo ra bằng nhiều cách có thể là sử dụng phân bón hữu cơ , thuốc phòng trừ sâu bệnh thảo mộc, ….Cái chính của canh tác hữu cơ là không được sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa học, không sử dụng chất điều hòa sinh học, không sử dụng phân bón hóa học và không được sử dụng thuốc diệt cỏ và các thuốc kháng sinh. Thay vào đó có thể sử dụng phân ủ, phân chuồng, phân sinh học, phân xanh, luân canh cây trồng kết hợp chăn nuôi, quản lí canh tác về mặt sinh học,… 4. Điều kiện và kỹ thuật trồng rau hữu cơ

4.1. Điều kiện sinh lí sinh thái

Để trồng rau hữu cơ sạch, an toàn và đảm bảo theo các tiêu chuẩn nhất định phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: thứ nhất, địa điểm sản xuất rau phải nằm trong vùng sản xuất an toàn theo đúng quy định. Chính quyền. Chất lượng của đất và nước ở khu vực này cần được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo rằng nó không bị nhiễm các hóa chất độc hại, kim loại nặng, … Thứ hai, khu vực canh tác trồng rau không nên nằm trong vùng chiêm trũng, có khả năng ngập lụt. Đặc biệt, nên tránh xa các khu công nghiệp để tránh bị ảnh hưởng bởi chất thải nông nghiệp

4.2. Quy trình trồng rau hữu cơ

- Chuẩn bị khu vực canh tác: Cần phân cách đất trồng rau hữu cơ với các ruộng khác bằng tường bao hay trồng cỏ. Việc phân cách này sẽ giúp hạn chế việc lây nhiễm các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học từ ruộng thông thường sang ruộng hữu cơ.

- Lập kế hoạch trồng rau hữu cơ: Cần phân nhóm các loại rau ăn củ, rau ăn lá, rau họ đậu,… và lên kế hoạch luân canh. Việc luân canh xoay vòng này giúp hạn chế được tình trạng sâu bệnh hại và giúp cân bằng được chất dinh dưỡng có trong

đất. Có thể áp dụng xen canh giữa cây trồng ngắn ngày và cây trồng dài ngày với chiều cao khác nhau để tạo độ che phủ tốt.

- Chuẩn bị đất trồng rau hữu cơ: Để trồng rau hữu cơ cho chất lượng tốt và đáp ứng tiêu chí sạch thì đất trồng là yếu tố hàng đầu cần chú ý. Đất trồng khi chọn để trồng rau cần đáp ứng những tiêu chí: Không bị ảnh hưởng bởi nguồn thải từ nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện. Trong đất không bị ảnh hưởng hoặc chứa các yếu tố kim loại nặng hay hóa chất. Đất cần mềm mịn, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Đất trồng rau hữu cơ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây. Nếu đất xấu thì có thể tiến hành cải tạo một thời gian rồi mới tiến hành trồng rau.

- Chuẩn bị phân bón: Phân bón được sử dụng để bón trong trồng rau hữu cơ tuyệt đối không được là phân bón hóa học. Có thể sử dụng các loại phân bón sinh học, phân bón hữu cơ để bón cho vườn rau cũng rất hiệu quả. Các loại phân hữu cơ an toàn như phân ủ nóng từ đậu tương, rơm rạ, lá khô, thân cây chuối,…. đều sử dụng được. Hay cũng có thể sử dụng các chế phẩm sinh học từ thiên nhiên được sản xuất theo công nghệ hiện đại hiện nay trên thị trường.

- Chuẩn bị nước tưới: Nguồn nước tưới cũng là yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, sạch và an toàn. Hệ thống nước để tưới cây cần đảm bảo sạch, không chứa các kim loại nặng hay bị ảnh hưởng của hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, nếu trồng rau với quy mô lớn thì cần có hệ thống xử lý nước tưới đạt tiêu chuẩn và có chứng nhận, kiểm nghiệm rõ ràng.

- Chuẩn bị vật dụng trồng rau: Ưu tiên sử dụng khay nhựa vì nó dễ sử dụng, độ bền cao và khả năng thoát nước tốt. Giá thể là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Nên chọn các loại giá thể có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt như vỏ trấu hoặc xơ dừa. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại tháp trồng rau khá tiện dụng và tiết kiệm không gian. Hiện nay có các dạng tháp phổ biến như tháp từ thùng nhựa, tháp rau thẳng đứng, tháp rau 6 cánh và tháp kim tự tháp.

Hình 0-1:Giá thể trồng cây

- Ngâm ủ hạt giống: Ngâm ủ hạt giống là quá trình giúp rút ngắn thời gian hạt giống mọc mầm. Đầu tiên cần rửa sạch hạt giống để loại bỏ đi những hạt lép, hạt kém chất lượng. Sau đó tiến hành ủ hạt giống bằng khăn ấm hoặc ngâm trong nước ấm.

- Tiến hành gieo trồng rau sạch hữu cơ: Sau khi đã thực hiện xong những bước trên thì công đoạn cuối cùng là gieo trồng rau. Giá thể sau khi đã được chuẩn bị xong thì cho vào thùng xốp hoặc khay nhựa, có độ dày vừa đủ cách mặt khay tầm 1-2cm. Có thể sử dụng thêm phân hữu cơ vi sinh để làm lót lót bề mặt. Giá thể có thể linh động sử dụng các loại đất thịt hay đất dinh dưỡng đều được. Nhưng tất cả đều phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khả năng giữ ẩm, thoát nước tốt. Tiến hành phun ướt bề mặt giá thể bằng các tia nước nhỏ để làm ẩm bề mặt. Rải đều hạt giống lên bề mặt đất ẩm với mật độ thích hợp và sau đó lấp 1 lớp đất mỏng trên bề mặt lại. Sau khi xong xuôi thì di chuyển khay rau đến vị trí thoáng mát, che chắn bằng lưới đen cẩn thận. Chú ý tần suất tưới nước thích hợp là khoảng từ 2-3 lần/ngày. Đến khi cây bắt đầu lên lá non thì di chuyển khay ra chỗ có ánh nắng mặt trời để lá cây thực hiện nhiệm vụ quang hợp giúp cây phát triển hơn. Trong suốt quá trình gieo hạt chờ cây lớn thì cần chú ý không được để nước mưa trực tiếp xối xả vào khay vì làm hỏng hạt giống và cây.

- Chăm sóc rau sạch hữu cơ: Trong suốt quá trình trồng rau hữu cơ, chăm sóc rau sao cho đúng kỹ thuật và giúp rau phát triển xanh tốt là hết sức quan trọng. Bạn cần thường xuyên theo dõi tình hình và kiểm tra tình trạng của rau phát triển như thế nào. Nên đặt khay trồng rau ở vị trí có ánh nắng mặt trời để rau có thể phát triển khỏe mạnh và xanh tốt. Cần tưới nước thường xuyên cho rau với liều lượng vừa đủ để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Vào những ngày mưa thì cần giảm bớt lượng nước tưới. Vào những ngày nắng nóng thì nên tưới với tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ngập úng và khiến cây bị chết dần. Kiểm tra và tỉa bớt những cây bị héo, bị còi cọc để tạo không gian thoáng đãng cho những cây khác phát triển tốt. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho rau bằng các chế phẩm hữu cơ sinh học an toàn để giúp cây xanh tốt và rút ngắn thời gian thu hoạch.

4.3. Mô hình trồng rau hữu cơ

Trồng rau hữu cơ trong nhà lưới: Đây là mô hình đang khá phổ biến và được áp dụng khá nhiều hiện nay cho các vườn rau có quy mô từ vừa đến lớn. Với mô hình trồng rau này, có thể đảm bảo cung cấp nguồn rau sạch và vẫn giải quyết được vấn đề ảnh hưởng của thời tiết đến cây trồng. Cũng tương tự như trồng rau hữu cơ bình thường, trồng rau trong nhà lưới cũng cần thực đúng và đủ các quy trình cần thiết. Tuy nhiên điểm đặc biệt với mô hình này đó là cần thêm bước dựng nhà lưới ở khu vực trồng rau. Ở bước này, cần chuẩn bị các vật dụng đầy đủ như trụ bê tông, dây chì, lưới bao quanh và ống nước phun sương tự động,... để xây dựng nhà lưới. Mỗi nhà lưới như này nếu được xây dựng kiên cố thì có thể sử dụng đến 10 năm. Với mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà lưới này, có thể ngăn ngừa được sự phá hoại của sâu bệnh. Bên cạnh nhà lưới còn giúp tạo môi trường tốt cho rau sạch phát triển tốt, ít chịu tác động của thời tiết như mưa, gió làm dập nát rau. Kết hợp với chế độ chăm sóc và bón phân đầy đủ sẽ giúp tăng năng suất vườn rau một cách đáng kể.

Hình 0-4:Trồng rau trong nhà lưới

Trồng rau sạch hữu cơ nhà kính: Mô hình tiếp theo cũng khá mới mẻ trong những năm gần đây là trồng rau sạch trong nhà kính. Với mô hình này, vườn rau sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng của các loại con trùng và thời tiết khắc nghiệt. Mô hình trồng rau sạch hữu cơ trong nhà kính này giúp người nông dân bảo vệ được vườn rau quanh năm sạch sẽ và an toàn. Vào mùa đông vườn rau có thể khỏi phải chịu sự ảnh hưởng của sương giá. Mùa hè thì thường có mưa rào, rau được trồng ở khu vực nhà kính cũng có thể hạn chế tình trạng bị dập nát. Một điểm nữa của mô hình trồng rau ở nhà kính này được đánh giá khá cao đó là đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Những sản phẩm được sản xuất ra từ mô hình này cũng đảm bảo chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên mô hình trồng rau nhà kính này chỉ phù hợp với những khu vực có diện tích nhỏ. Nếu muốn mở rộng diện tích canh tác có thể chọn phương án thiết kế nhiều mô hình nhà kính sát nhau.

Hình 0-5:Trồng rau trong nhà kính

Trồng rau thủy canh hữu cơ: Trồng rau thủy canh là mô hình trồng rau sạch thường được bắt gặp khá phổ biến ở các đô thị hiện nay. Mô hình này mang đến những lợi ích tuyệt vời khi sản xuất ra các sản phẩm rau sạch, xanh và cực kỳ an toàn. Tuy nhiên những khu vực này cần đảm bảo yếu tố nguồn sáng luôn được cung cấp đủ để giúp cây quang hợp tốt. Cây sau khi được ươm hạt ở các giá thể phù hợp như xơ dừa, mút xốp khoảng từ 10-15 ngày sẽ được di chuyển qua dung dịch thủy canh rồi đặt lên giàn. Dung dịch trồng rau thủy canh hữu cơ cần đảm bảo nồng độ dinh dưỡng đạt 800 - 1000 PPM. Như vậy cây mới có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và xanh tốt. Sau khi ươm trồng vào dung dịch hữu cơ thì bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc. Bên cạnh đó cũng nên duy trì kiểm tra nồng độ PPM và độ pH trong dung dịch định kỳ để đảm bảo cây có thể phát triển tốt nhất.

Hình 0-6:Trồng rau thủy canh hữu cơ

Trồng rau bằng rác hữu cơ: Đây là mô hình trồng rau sạch đang được khá ưa chuộng thời gian gần đây. Rác hữu cơ tức là các loại rác có thể được ủ thành phân hữu cơ như vỏ trái cây, rau củ, bã cà phê, bã trà,... Hay là các sản phẩm như sữa, ngũ cốc, bánh mì, kể cả vỏ trứng, các loại thịt trắng, hoặc các loại cây cỏ có nguồn gốc tự nhiên cũng có thể được sử dụng để ủ phân hữu cơ.

Hình 0-7:Trồng rau bằng rác hữu cơ

Khi tiến hành ủ những loại rác hữu cơ này thành phân thì cần đảm bảo duy trì độ ẩm khoảng từ 40-60% để hạn chế mùi hôi và quá trình ủ diễn ra nhanh hơn. Việc ủ phân từ rác hữu cơ này giúp bảo vệ và hạn chế được nguồn rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho đất và giúp cây trồng phát triển tốt. Đặc biệt việc sử dụng các loại phân bón từ rác hữu cơ giúp cây vẫn đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển mà không cần lạm dụng đến các loại phân bón hóa học khác. Nhờ đó chất lượng rau khi được sản xuất bằng mô hình này an toàn và sạch hơn nhiều.

Trồng rau hữu cơ trên sân thượng: Có thể tận dụng những vật dụng không còn dùng nữa như thùng xốp, chậu nhựa,.... để trồng rau. Bên cạnh đó, hạt giống trồng rau, giá thể, hệ thống nước tưới cũng cần phải được chuẩn bị kỹ càng trước khi bắt tay vào trồng rau. Khi trồng rau trên sân thượng, nên lưu ý là không nên trồng quá dày. Khi cây mọc lên sẽ không đủ nguồn dinh dưỡng và không gian để phát triển. Các thùng, chậu dùng để trồng rau nên được đục lỗ với kích thước vừa phải giúp cho sự thoát nước diễn ra tốt.

Hình 0-8:Trồng rau trên sân thượng

4.4. Tiêu chuẩn trồng cây hữu cơ

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS: PGS là viết tắt của Participatory Guarantee System. PGS được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ. Theo đó, đây chính là hệ thống đảm bảo chất lượng của sản phẩm dựa vào sự tham gia của những người trực tiếp trồng và sản xuất sản phẩm hữu cơ. Theo đó, các tiêu chuẩn PGS về việc trồng rau hữu cơ bao gồm những nội dung:

- Nguồn nước sử dụng để tưới cho rau hữu cơ phải đảm bảo sạch và không bị ô nhiễm

- Khu vực trồng trọt cần được cách xa tốt và cách ly với những môi trường dễ bị ô nhiễm như nhà máy, xí nghiệp, các trục đường giao thông.

- Cấm sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng trong sản xuất hữu cơ.

- Các thiết bị, dụng cụ để canh tác ở ruộng thông thường cần làm sạch trước khi đưa vào sử dụng ở ruộng hữu cơ.

- Nông dân cần theo dõi và có biện pháp chống xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất.

Tiêu chuẩn trồng rau sạch hữu cơ IFOAM: IFOAM là tổ chức phi lợi nhuận đã thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ ở nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Microsoft word tiến hóa sinh lý sinh thái autorecovered 2 1 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)