II. PHẦN CHUNG
B. VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ
1. Tổng quan về vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà 1.1. Giới thiệu
Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được thành lập năm 2004 và được đặt theo tên hai đỉnh núi cao nhất của cao nguyên Langbiang là Bidoup (2.287m) và Núi Bà (2.167m). Với tổng diện tích 70.038 ha, vườn được xếp hạng là 1 trong 5 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Năm 2015, vườn quốc gia là một phần của khu dự trữ sinh quyển Langbiang được UNESCO công nhận.
Vị trí địa lý: nằm ở trung tâm cao nguyên Lâm Viên, trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 50km theo tỉnh lộ 723.
Quy mô diện tích :70.038,75 ha trong đó: - Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt: 33.583 ha - Phân khu Phục hồi sinh thái: 22.854 ha - Phân khu Dịch vụ, hành chính: 7.502 ha - Diện tích khác: 6.100,75 ha
1.2. Các giá trị đa dạng sinh học:
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mươi tám vườn quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở
phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam). Trong chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, khu vực Bidoup – Núi Bà được xác định nằm trong khối núi chính thuộc Nam Trường Sơn và là khu vực ưu tiên số một trong công tác bảo tồn (khu vực SA3). 91% diện tích của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là rừng và đất rừng, trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động – thực vật khác nhau. 2. Hệ sinh thái và sự phân tầng trong vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà:
2.1. Sự phân tầng trong vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà:
2.1.1. Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim mưa ẩm á nhiệt đới
Cấu trúc 5 tầng rõ rệt:
- Tầng vượt tán: những cây có chiều cao trên 25m, đại diện bởi các loài cây lá kim như Thông hai lá dẹt, Sồi Braian, Hồng quang
- Tầng tán chính: chiều cao từ 15-25m đại diện bởi các loài như Dung, Chấp tay, Kha thụ nhím, Chò xót, Côm Bidoup. Là tầng tạo ra độ tàn che chính trong rừng.
- Tầng dưới tán: có chiều cao từ 5-15m, đại diện bởi những cây chịu bóng và những cây có chiều cao thấp hoặc những cây tái sinh của 2 tầng trên mà chưa phát triển lên được như Chơn trà, Hồi núi, Bứa.
- Tầng cây bụi: đại diện bởi những cây có chiều cao dưới 1m như Lấu, cây Mua
- Tầng thảm tươi: đại diện bởi các loài như Quyển bá, Tai voi, Chinta, Xuyên tiết, Vĩ hùng.
Hệ sinh thái rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim mưa ẩm á nhiệt đới được đánh giá là tối ưu trong phòng hộ, giữ nước, chống xói mòn và điều tiết của nước. Ngoài ra còn chứa đựng những giá trị đa dạng sinh học mà con người chưa khám phá hết được.
2.1.2. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình
Với các họ thực vật đặc trưng: Họ Chè (Theaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Ðỗ quyên (Ericaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Dẻ (Quercus, Castanopsis, Lithocarpus); Thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông 5 lá Ðà Lạt; (Pinus dalatensis), Bạch tùng (Podocarpus imbricatus), Hồng tùng (Dacrydium pierrei), Du sam (Keteleeria evelyniana). Trong hệ sinh thái này có kiểu phụ rừng rêu (rừng lùn đỉnh núi); với vô số các loài rêu, địa y và các thực vật phụ sinh.
2.1.3. Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp
Với chủ yếu là Thông 3 lá (Pinus khasya) mọc thuần loại, tầng dưới thường là cây thuộc họ Dẻ, họ Ðỗ quyên.
2.1.4. Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng và rừng tre nứa thuần loài
Với loài: Le Núi Dinh (Oxytenanthera dinhensis), Lồ ô (Bambusa balcooa, Bambusa procera), Tre diệp (Phyllostachys bambusoides), Tre lau (Gigantochloa pseudo arundinacea), loài thân gỗ như Mạ sưa (Helicia cochinchinensis), Chẹo (Engelhardtia wallichiana), Súm (Eurya trichocarpa), Côm (Elaeocarpus floribundus), Sảng (Sterculia lanceolata), Sòi (Sapium discolor), Hoàng linh (Peltophorum dasyrachi), Trâm (Eugenia zeylanica), Dung (Symplocos cochinchinensis), Hồng quang (Rhodoleia champion), các loài sồi dẻ (Lithocarpus spicata, Lithocarpus microsperma, Lithocarpus garretiana). Tầng cây bụi có sa nhân (Amomum), Ba gạc (Evodia calophylla), Gối hạc (Lemacquata) và các loài mây song và họ Cau Dừa. Đây là vùng tập trung của các loài động vật rừng.
2.1.5. Rừng trồng
Chủ yếu là cây thông ba lá, cây có đặc điểm là cây ưa sáng, mọc khá nhanh, và đem lại hiệu quả kinh tế như cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và giấy.
2.2. Hệ sinh thái vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà
2.2.1. Hệ sinh thái thực vật
Hiện đã ghi nhận được 2.089 loài trên tổng số khoảng 13.000 loài của khu hệ thực vật Việt Nam thuộc 829 chi, 186 họ khác nhau. Trong đó có 74 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và 35 loài có tên trong Danh lục đỏ của Liên Minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) phiên bản 2021 (Chỉ tính từ Sắp nguy cấp – VU trở lên). Bidoup – Núi Bà là Vương quốc các loài Lan, có 325 loài Lan thuộc 86 chi trên tổng số khoảng 1.250 loài lan của Việt Nam đã được ghi nhận tại khu vực này. Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà còn là khu địa lý của các loài cây lá kim với 13 loài thuộc 10 chi và 5 họ trong tổng số 33 loài cây lá kim của Việt Nam. Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận như Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii); Tuế lá xẻ (Cycas micholitzii Dyer.), Trà my bidoup (Camellia bidoupensis),... Vùng địa lý sinh học của các loài cây hạt trần: ghi nhận được 13 trên tổng số 33 loài cây lá kim của Việt Nam trong đó có một số loài mang tính đặc hữu hẹp (thông hai lá dẹt Pinus krempfii).
Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài.
Đặc biệt chú ý họ Phong Lan có 18 loài quý hiếm, Ngành hạt trần có 14 loài, trong đó có 10 loài quý hiếm như: Thông tre nam (Podocarpus annamensis), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông đỏ (Taxus wallichiana), Du sam (Keteleeria evelyniana), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), Thông năm lá đà lạt (Pinus dalatensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum).
Những loài đặc hữu tiêu biểu là: Côm bidoup (Elaeocarpus bidupensis), Chè gò đồng Bidoup (Gordonia bidupensis), Lan Hoàng Thảo Đà Lạt (Dendrobium dalatensis), Trà hoa Langbiang (Impatient langbiangensis), Hoa tím đà lạt (Viola
dalatensis), Cung nữ Langbiang (Procris langbiangensis), Sồi langbiang (Quercus langbiangensis), Vân đa bidoup (Vanda bidupensis), ...
Có thể nói rằng hệ thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú có nhiều loài mang tên địa phương, đồng thời nơi đây còn là cái nôi của Ngành hạt trần đứng sau Hoàng Liên Sơn, nhiều loài cho giá trị kinh tế cao và khoa học thuộc các họ Hoa hồng Rosaceae, họ Thông Pinaceae, Kim Giao Podocarpaceae, Hoàng đàn Cupressaceae, Ngọc Lan Magnoliaceae, Long não Lauraceae, Đỗ Quyên Ericaceae...
2.2.2. Hệ sinh thái động vật
Chỉ tính riêng 4 lớp: Lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp ếch nhái đã ghi nhận được 604 loài, trong đó có 131 loài thú, 304 loài chim, 91 loài bò sát, 78 loài lưỡng cư. Có 47 loài (chiếm 22.5 % tổng số loài trong khu vực) được ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2007. Có 30 loài (chiếm 14,4% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh mục sách Đỏ IUCN (2010) như Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn đen má hung (Hylobates gabriellae), Gấu chó (Ursus malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Báo lửa (Catopuma temminckii), Voi (Elephas maximus), Sói lửa (Cuon alpinus), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Hổ (Panthera tigris).
Ghi nhận được 304 loài chim trong tổng số khoảng 900 loài chim của Việt Nam. Trong đó vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà có tới 7 trong tổng số 12 loài chim đặc hữu của Việt Nam. Đó là Khướu hông đỏ (Cutia legalleni), Mi langbian (Crocias langbianis), Sẻ thông họng vàng (Chloris monguillot), Lách tách đầu đốm (Alcippe castaneceps), Khướu Ngọc Linh (Trochalopteron ngoclinhensis), Khướu đầu đen má xám (Collared laughingthrush), Khướu ngực hung (Garrulax annamensis).
Các loài đặc hữu: Về chim có 17 loài tiêu biểu là Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Trĩ sao (Rheinartia ocellata), ...Các loài bò sát như Rùa núi viền (Manouria impressa). Ngoài ra còn có các loài lưỡng cư như ếch cây ma cà rồng (Rhacophorus vampyrus), sở dĩ được gọi như vậy là vì nòng nọc của loài ếch này có 2 răng nanh.
3. Cách lập một ô tiêu chuẩn trong hoạt động điều tra, giám sát đa dạng sinh học - Ô tiêu chuẩn điều tra rừng là một diện tích rừng được xác định để thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực điều tra. Kích thước ô tiêu chuẩn thường là bội số của 1 ha tức là 10.000 mét vuông.
- Các số liệu cần thu thập trong ô tiêu chuẩn như: Loài cây, DHB 1,3m, Hvn, Hdc, thành phần cây tái sinh, độ tàn che, loại đất, độ cao, độ ẩm.
- Dữ liệu thu thập được nhập vào phần mềm xử lý thống kê như: Microsoft excel, SPSS, Statgraphics... sau đó được sử dụng để tính toán các chỉ số như: Độ giàu loài, trữ lượng gỗ, phân bố cấp kính, chỉ số đa dạng sinh học, độ quan trọng (chỉ số giá trị quan trọng – Important Value Index – IVI) ...
Bảng 2.1 Ô tiêu chuẩn Loài cây D 1.3 H(vn) Phẩm chất Loài cây D 1.3 H(vn) Phẩm chất Kha thụ nguyên 30 4 C Bưởi bung 25 4 B Trâm trắng 54 13 A Trâm trắng 95 13 A Dẻ đá Bắc Giang 35 10 B Kha thụ nguyên 20 11 B Mạ sưa 32 11 B Mạ sưa 23 5 C Bưởi bung 30 6 B Hà nu 42 13 A Dẻ đá Bắc Giang 43 12 A Hà nu 71 15 A Hà nu 83 12 A Hà nu 107 15 A Hà nu 111 17 A Chò xót 67 13 B
Tổng hợp, phân tích số liệu của 5 ô tiêu chuẩn ta được bảng sau:
Bảng 2.2 Tổng hợp số liệu của 5 ô tiêu chuẩn
Loài Tên khoa học N G N% G% IV%
Kha thụ nhím Castanopsis purpurella 126 2,616314 10,31097 8,945631 9,628298 Chò xót Schima superba Gardn. et Champ 77 3,210127 6,301146 10,97598 8,638564 Hà nu Ixonanthes reticulata 66 3,07043 5,400982 10,49833 7,949658 Kha thụ nguyên Castanopsis pseudoserrata 87 1,447858 7,119476 4,950479 6,034978 Kháo Machilus parviflora 67 0,985382 5,482815 3,369193 4,426004 Dẻ đá Bắc Giang Lithocarpus bacgiangensis 52 1,092436 4,255319 3,735229 3,850957
Mạ sưa Helicia excelsa 57 0,888352 4,664484 3,037429 3,850957 Sồi Quercus so. 38 0,634723 3,109656 2,170229 2,639943
N: Số cây trên tổng diện tích điều tra G: Tổng tiết diện ngang
G = (đường kính/100)2 × 7,85 IV% = "%$%%&
- Ở bảng trên ta thấy loài Kha thụ nhím có chỉ số IV% cao nhất là 9,6%
- Trong một hệ sinh thái những loài có chỉ số IV% > 5% gọi là loài ưu thế, có 4 loài ưu thế trong bảng trên: Kha thụ nhím, Chò xót, Hà nu và Kha thụ nguyên.
- Nhóm loài có tổng IV% > 50% gọi là nhóm loài ưu thế sinh thái, tổng IV% của 4 loài trên là 32% nên chưa tạo thành nhóm loài ưu thế sinh thái.
C. CÔNG TY RAU SẠCH Ở ĐÀ LẠT 1. Nguồn gốc và phân loại cây trồng 1. Nguồn gốc và phân loại cây trồng 1.1. Trung tâm khởi nguyên của cây trồng
Trung tâm khởi nguyên hay còn gọi là trung tâm của sự đa dạng cây trồng là khu vực địa lý ở đó có một nhóm thực vật đầu tiên phát triển và chúng có những đặc tính đặc biệt riêng. Sau đó từ trung tâm khởi nguyên này sẽ có quá trình du nhập tới những nơi khác nhau. Có 2 trong 8 trung tâm khởi nguyên có liên quan đến cây trồng trong nước ta là Trung tâm khởi nguyên Ấn Độ và Trung Quốc.
1.2. Phân loại cây trồng
Để phân loại được cây trồng có rất nhiều cách bao gồm: phạm vi canh tác, nguồn gốc cây trồng, đặc điểm thực vật học, sản phẩm thực vật đến từ lĩnh vực thương mại, dựa theo bộ phận cây trồng được sử dụng, theo mùa vụ, theo chu kỳ sống, yêu cầu trồng trọt, tính chất sử dụng quan trọng của cây đó.
Điển hình là một số cách như thứ nhất, phân loại về nguồn gốc cây trồng sẽ có cây bản địa là cây được trồng giới hạn về địa lý trong phạm vi nguồn gốc của chúng và cây trồng ngoại lai là cây được du nhập từ các đất nước khác. Thứ hai, phân loại dựa theo đặc điểm thực vật học là phân biệt cây tạo ra hạt và cây không tạo ra hạt, cây một lá mầm và cây hai lá mầm, giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, …Thứ ba, phân loại dựa vào chu kỳ sống theo cây nhất niên, cây nhị niên và cây đa niên
2. Công nghệ sản xuất cây trồng 2.1. Sản xuất cây trồng bền vững 2.1. Sản xuất cây trồng bền vững
Sản xuất cây trồng bền vững là hình thức canh tác bền vững dựa trên sự hiểu biết của phục vụ cho sinh thái học, nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ sinh thái và môi trường sống của chúng.
Mục tiêu cụ thể là tìm ra cách để có năng suất ổn định nhưng vẫn bảo tồn được hệ sinh thái. Việc sản xuất cây trồng bền vững liên quan đến sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo tồn đất đai và tài nguyên thiên nhiên, phát triển cộng đồng nông thôn, duy trì độ phì nhiêu cho lớp đất mặt ở tầng canh tác ,..
2.2. Canh tác và bảo vệ cây trồng
Canh tác và bảo vệ cây trồng sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và không phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài, tạo ra điều kiện nhân tạo để cây trồng có thể thích ứng. Điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể như tạo ra sản lượng cao hơn do được đáp ứng đủ điều kiện sinh trưởng, có thể trồng cây trái mùa và trái vụ mang lại năng suất cao, tạo ra được cây con khỏe mạnh chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo, có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và giảm sự tấn công của sâu bệnh hại 3. Canh tác cây trồng
3.1. Canh tác theo tiêu chuẩn
GAP (Good Agricultural Practices) hay còn gọi là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là những tiêu chuẩn, phương pháp cụ thể được đưa ra nhằm tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn đồng thời giúp cho xã hội phát triển hơn về nhiều mặt. Một số tiêu chuẩn như VietGAP ở Việt Nam, GLOBALGAP trên toàn cầu, EUREPGAP của Châu Âu,…Lợi ích của GAP là đảm bảo được chất lượng thực phẩm an toàn, giảm thiểu rủi ro, tránh được các phàn nàn của người tiêu dùng và tổ chức .
Để đánh giá GAP gồm 4 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, Tiêu chuẩn về môi trường làm việc, Tiêu chuẩn về truy nguyên nguồn gốc.
3.2. Canh tác hữu cơ
Sản phẩm hữu cơ được tạo ra bằng nhiều cách có thể là sử dụng phân bón hữu cơ , thuốc phòng trừ sâu bệnh thảo mộc, ….Cái chính của canh tác hữu cơ là không được sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa học, không sử dụng chất điều hòa sinh học, không sử dụng phân bón hóa học và không được sử dụng thuốc diệt cỏ và các thuốc kháng sinh. Thay vào đó có thể sử dụng phân ủ, phân chuồng, phân sinh học, phân xanh, luân canh cây trồng kết hợp chăn nuôi, quản lí canh tác về mặt sinh học,… 4. Điều kiện và kỹ thuật trồng rau hữu cơ
4.1. Điều kiện sinh lí sinh thái
Để trồng rau hữu cơ sạch, an toàn và đảm bảo theo các tiêu chuẩn nhất định phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: thứ nhất, địa điểm sản xuất rau phải nằm trong vùng sản xuất an toàn theo đúng quy định. Chính quyền. Chất lượng của đất và nước ở khu vực này cần được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo rằng nó không bị nhiễm các hóa chất độc hại, kim loại nặng, … Thứ hai, khu vực canh tác trồng rau không nên nằm trong vùng chiêm trũng, có khả năng ngập lụt. Đặc biệt, nên tránh xa các khu công nghiệp để tránh bị ảnh hưởng bởi chất thải nông nghiệp
4.2. Quy trình trồng rau hữu cơ
- Chuẩn bị khu vực canh tác: Cần phân cách đất trồng rau hữu cơ với các ruộng khác bằng tường bao hay trồng cỏ. Việc phân cách này sẽ giúp hạn chế việc lây nhiễm các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học từ ruộng thông thường sang ruộng hữu cơ.
- Lập kế hoạch trồng rau hữu cơ: Cần phân nhóm các loại rau ăn củ, rau ăn lá,