C. CÔNG TY RAU SẠC HỞ ĐÀ LẠT
5. Điều kiện và kỹ thuật trồng rau an toàn
5.1. Điều kiện trồng rau an toàn
5.1.1. Yêu cầu đối với rau an toàn
Không ô nhiễm các chất hóa học vượt mức cho phép: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nitrat (NO3), các chế phẩm dưỡng cây. Kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen, đồng, kẽm, thiếc...)
Không ô nhiễm sinh học vượt mức cho phép: các loại vi sinh vật gây bệnh. Các chất trên đều là những chất độc hại với cơ thể người, trong đó đáng chú ý nhất là thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật độc hại. Các mức dư lượng cho phép này được qui định cho mỗi loại rau và phải được các cơ quan có chức năng kiểm tra xác nhận cho từng lô hàng. Trong thực tế sản xuất, các dư lượng phụ thuộc vào môi trường canh tác (đất, nước, không khí… ) và kỹ thuật trồng trọt (bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh…).
Sạch và hấp dẫn về hình thức: rau tươi, không dính bụi bẩn, đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh.
5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trồng rau an toàn
Chọn đất trồng: đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau. Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200m. Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.
Nguồn nước tưới: sử dụng nguồn nước tưới không ô nhiễm. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị). Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc BVTV.
Giống: phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch. Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh. Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh.
Phân bón: tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau. Có thể sử dụng một số dòng chế phẩm sinh học phun định kỳ cho rau như chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, cách 7-10 ngày phun một lần, phun theo các thời kỳ phát triển của rau sẽ làm tăng chất lượng rau, giảm chi phí về các loại phân bón khác, đặc biệt làm tăng sức đề kháng của cây hạn chế dịch sâu bệnh… Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới. Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày.
Phòng trừ sâu bệnh cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM như luân canh cây trồng hợp lý. Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Sử dụng nhân lực bắt giết sâu. Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
⁻ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
⁻ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.
⁻ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
⁻ Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch.
Thu hoạch và bao gói: thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
Sử dụng một số biện pháp khác: sử dụng nhà lưới để che chắn: nhà lưới có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trồng rau trong dung dịch hoặc trên đất sạch là những tiến bộ kỹ thuật đang được áp dụng để bổ sung cho nguồn rau an toàn.
5.2. Kỹ thuật canh tác rau an toàn: 5.2.1 Sửa soạn đất 5.2.1 Sửa soạn đất
Chọn đất: đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối.
Cày, bừa, phơi đất: cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày. Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
Lên liếp: sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.
Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp: màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau. Mục đích hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái. Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Chuẩn bị trước khi trồng: lên liếp cao 20 - 40cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng. Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rải, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vì phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát. Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ. Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10cm. Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.
5.2.2. Xử lý hạt giống trước khi gieo
Xử lý hạt giống: đề nghị phòng bệnh do nấm khuẩn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo.
Cách gieo hạt: gieo hạt thẳng. Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh, không bị mất sức tuy nhiên khó chăm sóc, gặp mưa to cây hư nhiều. Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con. Tuy nhiên tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu.
Chăm sóc: xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất. Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc, thân phát triển.Tủ đất giúp giảm sự bốc thoát hơi nước từ đất.
5.2.3. Bón phân
Có nhiều cách bón phân như rãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng. Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây. Trộn đều phân vào đất
trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên. Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu quả nhanh khi cây lớn.
5.2.4. Tưới nước
Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến: tưới thùng, gàu, tưới rãnh.
5.2.5. Phòng trừ sâu bệnh
Phương pháp canh tác: khử giống, cải thiện điều kiện môi trường, điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật, bón phân thay đổi pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra và luân canh và xen canh.
Phương pháp sinh học: sử dụng giống kháng và biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
Phương pháp hoá học: việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng tri dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh. Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.
5.2.6. Thu hoạch
Chín kỹ thuật, chín nông học hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, dự trữ, chuyên chở hay chế biến.