Báo chí Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí nam định với vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới (khảo sát 2 huyện hải hậu và nghĩa hưng năm 2017) (Trang 57 - 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Giới thiệu về đối tượng khảo sát

2.1.1. Báo chí Nam Định

Nam Định hiện có hai cơ quan truyền thông đại chúng lớn đó là Báo Nam Định và Đài PT-TH Nam Định. Ngoài ra, còn có hệ thống PT, TH của 10 huyện, thành phố và hệ thống đài truyền thanh cơ sở, các tạp chí, tạp san và các ấn phẩm, website thông tin nội bộ của các ngành, các đơn vị… Trong khuôn khổ luận văn này, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá nội dung tại 2 cơ quan báo chí, đó là: Báo Nam Định và Đài PT-TH Nam Định đại diện và tiêu biểu cho báo chí Nam Định để làm rõ nội dung, mục đích mà đề tài hướng tới.

2.1.1.1. Báo Nam Định

Ở Nam Định, trong quá trình vận động thành lập Đảng, từ mùa hè năm 1928, Đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) đã sáng ra đời báo Dân Cày, in Li tô được 19 số, xuất bản ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường.

Ngày 21/01/1946, tờ Nam Định Kháng Chiến ra mắt bạn đọc (số lượng hai ngày một số báo, với 2 trang, in khổ 40cm x 28cm). Đến năm 1947, báo ra hàng ngày (trừ chủ nhật và ngày lễ) phát hành sang cả Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Đến 1957 tỉnh Nam Định xuất bản tờ Tin Nam Định, cho đến năm 1960 chính thức có tờ báo Đảng bộ Tỉnh lấy tên là Sóng Đảo. Đến giữa năm 1963, tờ Sóng Đảo đổi tên thành Báo Nam Định.

Năm 1964 sau khi hợp nhất tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam, báo 2 tỉnh hợp nhất thành Nam Hà. Năm 1976, sau khi sát nhập 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Binh thành tỉnh Hà Nam Ninh, Tỉnh ủy ra quyết định xuất bản Báo Hà Nam

Ninh. Đến năm 1992, sau khi tách tỉnh Hà Nam Ninh, báo tách ra làm 2 tờ báo Báo Nam HàBáo Ninh Bình. Năm 1997, tỉnh Nam Hà tách thành tỉnh Nam Định và Hà Nam, tỉnh Nam Định có tờ báo Nam Định với số lượng 7.000 tờ/kỳ.

Hiện nay, bên cạnh báo in, Báo Nam Định điện tử được ra mắt từ năm 2010, hiện nay Báo điện tử Nam Định đã có 50 triệu người của trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thường xuyên truy cập.

2.1.1.2. Đài PT-TH Nam Định

Đài PT-TH Nam Định được thành lập ngày 01/9/1956. Cơ cấu tổ chức của Đài PT-TH Nam Định gồm 8 phòng ban chuyên môn: Tổ chức hành chính; phòng dịch vụ quảng cáo; phòng thời sự; phòng chuyên đề; phòng văn nghệ giải trí; phòng thông tin điện tử; phòng kỹ thuật và công nghệ. Đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên được đào tạo cơ bản. Ngoài việc tiếp sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT-TH Nam Định mỗi ngày sản xuất, khai thác, phát sóng 5 chương trình phát thanh địa phương, trong đó có 3 chương trình thời sự và 2 chương trình văn nghệ. Chương trình truyền hình được phát sóng trên 2 kênh V8 và U37 từ 5h30’ đến 24h00’ hàng ngày, trong đó có 4 chương trình phim truyện và nhiều chuyên đề, chuyên mục được phát sóng, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh.

Hiện nay Trung tâm PT-TH của Đài PT-TH Nam Định hoạt động, cột phát sóng cao 180m, máy phát sóng PT-TH công suất từ 5kw-30kw đáp ứng thời lượng và chất lượng phát sóng các chương trình của địa phương và tiếp sóng các kênh truyền hình trung ương đạt hiệu quả tốt hơn. Nhằm mở rộng diện phủ sóng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả theo dõi chương trình truyền hình Nam Định, từ đầu tháng 8/2013, Đài PT-TH Nam Định đã chính thức phát sóng truyền hình trên vệ tinh Vinasat – 2. Cùng với việc phát sóng chương trình trên hệ thống truyền hình cáp, việc phát sóng

chương trình truyền hình trên vệ tinh vinasat có ý nghĩa rất quan trọng, mở rộng vùng phủ sóng của Đài PT-TH Nam Định trên toàn quốc và một số nước khu vực và trên thế giới. Sóng truyền hình Nam Định có thể đến được với hàng triệu hộ gia đình có đầu thu vệ tinh, góp phần quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất Nam Định, giới thiệu tiềm năng về du lịch, kêu gọi đầu tư và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thực tế ở Nam Định cho thấy phần lớn nhân dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước qua các kênh thông tin báo chí, trong đó kênh thông tin từ báo chí Nam Định cũng đóng góp có hiệu quả, nhất là hệ thống PT-TH của tỉnh. Đến nay, đa phần người dân trong tỉnh và một phần người dân các địa phương lân cận như: Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình thường xuyên theo dõi các chương trình của Đài PT-TH Nam Định và coi đây là một kênh thông tin, tin tức thời sự quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí nam định với vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới (khảo sát 2 huyện hải hậu và nghĩa hưng năm 2017) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)