8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Vai trò của báo chí trong tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới
1.3.1. Báo chí tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Nhà nước
Trước hết, phải khẳng định, hoạt động báo chí là hoạt động chính trị. Bản chất này xuất phát từ đặc điểm, tính chất và mục đích chính trị của thông tin báo chí. Không có một lực lượng cách mạng nào không dùng báo chí làm phương tiện tuyên truyền cho mục đích, tôn chỉ và tập hợp lực lượng quần chúng.
Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, báo chí đóng vai trò quan trọng. Báo chí cách mạng không chỉ là vũ khí nhạy bén của những người cộng sản trong tuyên truyền, thức tỉnh, giác ngộ quần chúng, mà còn là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định:
Báo chí là tiếng nói của Đảng, các cơ quan Nhà nước, của các đoàn thể và là diễn đàn của nhân dân. Tiếng nói của báo chí không chỉ phản ánh kịp thời, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước vào cuộc sống mà còn là kênh thông tin tin cậy để nhân dân “gửi gắm” tâm tư nguyện vọng, “vũ khí” giám sát của mình đối với Đảng và Nhà nước. Từ đó, tìm ra tiếng nói chung của “ý Đảng lòng dân”, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng tâm hợp lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đề ra.
Báo chí luôn là “Người” đi tiên phong, chủ động, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, đối ngoại. Báo chí còn góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí tham gia tích cực đấu tranh chống các tư tưởng thù địch, phản động, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lao động. Báo chí luôn sống trong lòng nhân dân, khách quan và trung thực chia sẻ với nhân dân về niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ đối với Đảng và chế độ. Báo chí kịp thời phản ánh, đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống theo lập trường của giai cấp công nhân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội. Báo chí đã và đang góp phần kiến tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội, tham gia có hiệu quả phản biện xã hội vừa góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong hoạt động báo chí, những tác phẩm thông tin, lí giải các sự kiện nóng hổi, những vấn đề sát sườn đặt ra từ đời sống dưới ánh sáng của đường lối, quan điểm của Đảng, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân
trở thành những tác phẩm gây được tiếng vang lớn, có hiệu quả cao đối với xã hội, được đông đảo quần chúng lao động đồng tình. Vì vậy, báo chí mạng luôn phải là người được ưu tiên tiếp cận thông tin từ Đảng, đòi hỏi Đảng phải thông tin những vấn đề cần thiết để báo chí một cách kịp thời và chính xác, coi thông tin đó cũng là thông tin cho toàn Đảng và xã hội. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời là cơ sở để báo chí đảm bảo tính đảng, tính chân thật ngay từ khâu đầu tiên và làm tốt chức năng thông tin đại chúng của mình, giúp quần chúng cập nhập thông tin, đánh giá đúng bản chất sự việc, hiểu được đầy đủ các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến các thành tích hoặc khuyết điểm, biết nên đưa tin, ý kiến bình luận như thế nào là đúng. Việc cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời đến với người dân, từ đó, Đảng sẽ nhận được những thông tin phản hồi ngược chiều, nhiều chiều từ người dân qua báo chí, các quyết định của Đảng sẽ phản ánh kịp thời, đúng quy luật hơn, đảm bảo tính hiện thực, tính khả thi cao, ý Đảng luôn phù hợp với lòng dân.
Để báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, lãnh đạo báo chí, do đó báo chí đã phát triển khá nhanh về số lượng. Tính đến tháng 01/2017, cả nước có 859 tờ báo, tạp chí in (199 báo, 660 tạp chí), 135 báo, tạp chí điện tử, 258 trang thông tin tổng hợp, 1 hãng thông tấn quốc gia, 1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình quốc gia, 1 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố (268 kênh, 47 kênh nước ngoài), 600 đài cấp huyện, hàng nghìn trạm truyền thanh cấp xã, 17.000 nhà báo được cấp thẻ, 20.000 hội viên Hội nhà báo.
Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, báo chí có bước phát triển về số lượng, trình độ, tham gia ngày càng tích cực vào quá trình truyền thông. Các cơ quan báo chí từng bước nâng cao về chất lượng; đã
thực hiện tốt chức năng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, có những đóng góp tích cực, quan trọng vào những thành quả quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của quá trình đổi mới ở nước ta. Những thành công cũng như hạn chế trong quá hoạt động của mỗi cơ quan báo chí gắn liền với những ưu khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của từng tổ chức đảng.
1.3.2. Báo chí tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới
Nhiệm vụ trước tiên của báo chí là phản ánh trung thực đời sống và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Cùng với các vấn đề khác, đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong hệ thống báo chí Việt Nam. Đặc biệt trong 8 năm gần đây, đề tài xây dựng NTM được báo chí khai thác mạnh. Đó không chỉ là thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn là phản ánh hiện thực xã hội.
Vai trò báo chí với tuyên truyền xây dựng NTM thể hiện cụ thể ở các mặt sau: Báo chí tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đồng thời định hướng người nông dân theo chủ trương của Đảng, đường lối của Nhà nước về xây dựng NTM. Tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và trách nhiệm của cộng đồng để cùng chung sức, chung lòng trong việc triển khai và thực hiện vận động xây dựng NTM tại địa phương. Xây dựng NTM là một chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu của xây dựng NTM là làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng tốt hơn. Chủ thể của chương trình chính là những người nông dân. Báo chí với chức năng tư tưởng, định hướng của mình phải xung kích đi đầu tuyên truyền đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM đến với người nông dân.
cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng”. Các cơ quan báo chí tuyên truyền giúp các cấp, ngành, người nông dân hiểu thế nào là xây dựng NTM. Cách làm ra làm sao; những khó khăn cần tháo gỡ, những bất cập cần có sự điều chỉnh.
Báo chí phản ánh những thành tích ở khắp các địa phương và những tấm gương cá nhân, tập thể xây dựng NTM. Chỉ có báo chí mới có thể chuyển tải tới những người nông dân ở những khu vực cách xa nhau hàng trăm, hàng nghìn km biết đến những thành tích, kết quả đáng mừng trong xây dựng NTM ở ngoài địa phương mình hay bằng những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi. Báo chí không lên tiếng thì thật khó để đông đảo người dân biết đến. Từ những thành tích, tấm gương điển hình báo chí nêu, dù ở xa hay gần cũng có tác động nhất định đến nhận thức của chính quyền các cấp, người nông dân ở các địa phương. Đó là sự động viên, khích lệ đối với những chủ thể đang xây dựng NTM đang gặp nhiều khó khăn. Đó là cung cấp cách làm để người nông dân có thể học theo... Có thể nói nêu gương là một trong những cách tuyên truyền hiệu quả nhất trong những cách tuyên truyền xây dựng NTM. Người nông dân vốn chất phác, hiền hậu, họ dễ làm theo những tấm gương đi trước mà đã đạt được thành công nhất định. Báo chí với vai trò và tầm bao phủ rộng của mình thì việc thường xuyên nêu gương, nêu thành tựu là một cách tuyên truyền đặc biệt quan trọng.
Báo chí thúc đẩy sự phát triển rộng rãi phong trào xây dựng NTM qua mô hình, điển hình tiên tiến. Như đã nói ở trên, báo chí có khả năng nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến. Thực tế phần lớn các mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất đều do báo chí phát hiện, biểu dương. Việc phát hiện đúng người, đúng việc, xứng đáng để tuyên dương, khen thưởng là quan trọng và cần thiết. Nhưng làm thế nào để người đó, việc đó được nhiều người biết đến, học tập, làm theo, để cái hay cái tốt được nhân lên ở nhiều nơi, nhiều lĩnh