8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Hình thức tuyên truyền
2.3.2. Thể loại báo chí sử dụng
Qua khảo sát thực trạng báo chí Nam Định tuyên truyền về xây dựng NTM (khảo sát 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng năm 2017) trong tổng số 643 tác phẩm tôi thu được kết quả về các thể loại báo chí được sử dụng như sau (xem bảng 2.2):
Bảng 2.2. Các thể loại báo chí sử dụng để tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới (khảo sát 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng năm 2017)
Stt Thể loại Số lượng tác phẩm ở
Số lượng Tỉ lệ (%)
1. Tin 162 25,2
2. Phóng sự/Điều tra/ Ghi chép 58 9,0
3. Phỏng vấn 3 0,5
4. Bài phản ánh 175 27,2
5. Thông báo 135 21,0
6. Ảnh 5 0,8
7. Tư vấn vấn/ Giải đáp/Phổ biến kiến thức 105 16,3
Tổng số 643 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn tháng 12/2017)
Nhìn vào bảng 2.2. trên chúng ta có thể thấy rằng các thể loại báo chí về xây dựng nông thôn mới (khảo sát 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng năm 2017) rất đa dạng, có đến 7 thể loại, trong đó bài thông báo, tin và phản ánh chiếm tỉ lệ cao nhất từ 21,0 - 25,2 – 27,2; tiếp đó là các bài Tư vấn vấn/ Giải đáp/Phổ biến kiến thức có đến 155 tác phẩm (chiếm 24,1%); bài phỏng vấn và ảnh chiếm tỉ lệ nhỏ nhất chỉ có khoảng từ 0,5-0,8% số lượng tác phẩm. Việc sử dụng các thể loại nhiều hay ít là tùy thuộc vào nội dung phản ánh, đồng thời nó được quy định bởi đặc trưng hay thế mạnh của báo.
Tôi trong quá trình tiến hành khảo sát, phân loại các thể loại báo chí được sử dụng trên báo chí cũng thu được kết quả chi tiết về các thể loại được sử dụng trên phương diện nội dung tác phẩm như:
Về nội dung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM đến với quần chúng nhân dân với 82 tác phẩm thì có đến hơn 60 tác phẩm chỉ sử dụng thể loại tin là chính, vì vậy chỉ dừng lại ở việc thông báo ra đời của các văn bản liên quan đến chương trình xây dựng NTM của Trung ương, của tỉnh Nam Định ứng dụng vào chương trình xây dựng NTM ở 2 huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng mà không đề sâu về
các văn bản đó.
Về nội dung tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện xây dựng NTM có 149 tác phẩm báo chí, trong đó có sử dụng loại bài phản ánh và tin là chính. Đã có 25 tin, 97 bài phản ánh, 18 bài tường thuật còn lại là các thể loại khác.... Thông qua các hội nghị, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo từ trung ương, các địa phương các phóng viên, nhà báo đã thông tin tới bạn đọc một cách đầy đủ, trung thực nhất về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu giải pháp xây dựng NTM. Ở nội dung này, các tác giả chưa đưa ra được quan điểm riêng, tính dự báo trong xây dựng NTM để cung cấp cho bạn đọc, mà vẫn dựa trên những quan điểm của các chuyên gia, hoặc các đồng chí trong Ban điều phối chương trình xây dựng NTM, các đồng chí cán bộ lãnh đạo thực hiện xây dựng NTM lên bài viết chưa hấp dẫn bạn đọc.
Về nội dung tuyên truyền hoạt động của ban chỉ đạo các cấp, những kết quả đạt được của Trung ương, đơn vị. Báo chí Nam Định đã sử dụng thể loại tin là chính, tin có khi là tin từ Hội nghị, cũng có khi là những bài viết do cộng tác viên của huyện gửi cho tòa soạn báo.
Về nội dung tuyên truyền biểu dương những tập thể, đơn vị, gương điển hình, nhưng cán bộ nhân dân có phương pháp hay, sáng kiến, sáng tạo trong xây dựng NTM ở cơ sở. Báo chí Nam Định đã sử dụng rất đa dạng các thể loại báo chí để tuyên truyền, trong đó có thể loại tin 52; bài phản ánh 65; phóng sự 12;
Về nội dung phê phán kịp thời những nơi triển khai kém hiệu quả, chậm, trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của cấp trên. Với nội dung này, báo chí sử dụng loại bài phản ánh là chính, tuy nhiên các bài viết xuất hiện ít, thông tin chưa nhiều trong bài viết.
kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững. Nội dung này được báo chí Nam Định rất quan tâm và có sự phối hợp đều đặn giữa Văn Phòng điều Phối xây dựng NTM hoặc các chuyên gia về nông nghiệp. Bài viết thường ở dạng bài thông báo và bài phản ánh.
Qua khảo sát báo chí Nam Định tuyên truyền về xây dựng NTM (khảo sát 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng năm 2017), tôi nhận thấy trên báo chí Nam Định
Tin là thể loại được sử dụng nhiều nhất, với việc sử dụng thể loại tin nhằm đảm bảo tính thời sự của vấn đề; ngoài ra cũng nắm bắt được thị hiếu của bạn đọc ngày nay trong biển thông tin mà thời gian thì ít trong khi đó nội dung thì quá nhiều nên chỉ dừng ở mức độ đưa tin; có thể do quan điểm của bài báo là coi nhẹ việc thông tin nhanh lên tập trung đưa càng nhiều tình cảm tốt; cũng có thể tùy thuộc vào mức độ quan tâm của từng tổ báo đối với vấn đề mà cần bài viết sau hay đưa tin. Việt các báo sử dụng thể loại tin giúp cho vấn đề cần tuyên truyền đến được với độc giả trong thời gian sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thể loại tin thì nội dung sẽ khô cứng, không thể hiện vấn đề cần tuyên truyền.
Các bài thuộc thể loại phóng sự, ghi chép về việc tuyên truyền xây dựng NTM (khảo sát 2 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng năm 2017) cũng chỉ 58/634 (chiếm có 9,0%) tác phẩm, tính “thời sự” và “tính có vấn đề” của đề tài, do đó sẽ thu hút sự quan tâm của độc giả.
Thể loại ít xuất hiện trên báo chí là điều tra. Nguyên nhân có thể là do Thể loại này đòi hỏi phóng viên phải thực sự có kinh nghiệm, đeo bám sự kiện, vấn đề cần làm rõ và cũng cần phải có cách đưa ra hướng giải quyết vấn đề. Nếu phóng viên ít kinh nghiệm, mới theo dõi lĩnh vực thì khó có thể thực hiện điều tra. Trong khi đó, xây dựng nông thôn mới là một vấn đề đang làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm của địa phương, lên các phóng viên cũng rất ít chọn thể loại điều tra để đưa vào mỗi số báo.
Tóm lại, nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM tại hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng khảo sát trên báo chí Nam Định được thể hiện ở nhiều thể loại khác nhau, giúp cho thông tin không bị khô cứng và nhàm chán, độc giả có thể lựa chọn thể loại mà mình thích, đồng thời thông tin về lĩnh vực này cũng được truyền tải đến độc giả đầy đủ hơn.