Nhóm chuyên gi a mảnh ghép

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI (Trang 27 - 29)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Biện pháp phát triển năng lực tự học thông qua dạy học theo nhóm môn vật lý

3.2. Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động nhóm

3.2.2. Nhóm chuyên gi a mảnh ghép

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

“Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.

Ví dụ: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; nhóm 2: Nhiệm vụ B; nhóm 3: Nhiệm vụ C; nhóm 4:

Nhiệm vụ D

Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.

Sơ đồ kỹ thuật mảnh ghép

Ví dụ: Bài Lực hướng tâm – Vật lý 10

Các bước thực hiện Hình ảnh thực tế dạy học

Bước 1: Phát phiếu học tập và đồ dùng thí

nghiệm cho các cá nhân. Sau đó chia 4 nhóm đặt vị trí ngồi khác so với vị trí cũ của các em, chiếu lên màn hình máy chiếu về vị trí A, B, C, D của vòng 1 và yêu cầu các em trở về vị trí cũ với nhóm 1, 2, 3, 4 của vòng 2. Các em biết mình thuộc nhóm nào thì di chuyển đến đúng vị trí nhóm đó rồi thực hiện nhiệm vụ vòng 1 trong thời gian 5 phút và trở về tiếp tục thực hiện vòng 2 với vai trò là chuyên gia của nhiệm vụ vòng 1.

Hai vòng chung một câu hỏi nhưng thí nghiệm và hiện tượng khác nhau:

Câu hỏi 1: Xác định các lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?

Câu hỏi 2: Xác định lực đóng vai trò là lực hướng tâm?

Bước 2: Các nhóm tiến hành di chuyển và thảo luận, trả lời hai câu hỏi nêu ra cho

4 nhiệm vụ của vòng 1, sau đó viết kết quả lên bảng học tập và nộp.

Bước 3: Giáo viên bốc thăm bất kì học sinh trong nhóm báo cáo và yêu cầu nhóm

khác nhận xét bổ sung. A B D C A B D C A A A A B B B B A B D C A B D C C C C C D D D D

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)