PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
3. Biện pháp phát triển năng lực tự học thông qua dạy học theo nhóm môn vật lý
3.2. Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động nhóm
3.2.4. Nhóm theo góc
Học theo góc là một mô hình dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học theo các phong cách học khác nhau.
Mỗi học sinh phong cách học khác nhau, có HS có năng lực phân tích, có HS có năng lực quan sát (quan sát người khác làm, quan sát hình ảnh để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức); có HS thích học qua trải nghiệm (khám phá, làm thử để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức); có HS thích học qua thực hành áp dụng (học thông qua hành động để rút ra kết luận hoặc thu nhận kiến thức). Như vậy mỗi HS có thể chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân để tiếp thu kiến thức tốt hơn. Để đáp ứng được mục tiêu của dạy học theo góc, đòi hỏi GV phải thiết kế được các nhiệm vụ nhằm kích thích các phong cách học khác nhau, đảm bảo cho HS học sâu, học thoải mái. Do vậy, tương ứng với các phong cách dạy kích thích hoạt động tự chủ của người học:
Đặc điểm cơ bản của dạy học theo góc: Học tập theo góc kích thích học sinh tích cực hoạt động và thông qua hoạt động mà học tập, thể hiện được sự đa dạng, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau, phải hướng tới việc học sinh thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động, cần tạo ra sự tương tác tích cực giữa GV và HS và giữa các HS với nhau.
Tổng quát về sơ đồ học theo góc
Phong cách học theo góc
Các bước tổ chức học theo góc:
Bước 1: Bố trí không gian lớp học, chia nhóm
Bước 2: Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn các nhóm chọn góc xuất phát
Bước 3: Nêu sơ lược nhiệm vụ thời gian thực hiện mỗi góc
Bước 4: Hướng dẫn các nhóm luân chuyển góc
+ Học sinh có thể đến góc bất kì còn trống, tránh chen lấn
+ Học sinh có thể chuyển góc theo chiều nhất định hoặc tự thỏa thuận + Giáo viên cần theo dõi và hướng dẫn kịp thời
Bước 5: Hướng dẫn các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá
PHÂN TÍCH suy nghĩ HOẠT ĐỘNG Trải nghiệm ÁP DỤNG Liên hệ đời sống QUAN SÁT Suy ngẫm về các hoạt động đã thực hiện
Ví dụ: Bài Lực ma sát – Vật lý 10 tôi đã thực hiện giảng dạy tại trường
Các bước thực hiện Hình ảnh thực tế dạy học
Nhóm tự học qua GÓC PHÂN TÍCH: Đọc SGK tìm hiểu:
1.Cách đo độ lớn lực ma sát trượt như thế nào?
2.Nêu phương án thí nghiệm (TN) kiểm chứng độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào?
3.Đặc điểm của lực ma sát trượt
4.Hệ số ma sát trượt
Nhóm tự học qua GÓC TRẢI NGHIỆM: học qua thí nghiệm
NV 1: Làm TN đo độ lớn của lực ma sát trượt NV2: Làm TN kiểm chứng độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
- Diện tích tiếp xúc của khúc gỗ với mặt sàn - Tốc độ của khúc gỗ
- Áp lực lên mặt tiếp xúc
- Vật liệu và tình trạng của các mặt tiếp xúc
Nhóm tự học qua GÓC QUAN SÁT: Học qua việc quan sát các nhóm thực hiện và đối chiếu bổ sung (Xem và học từ các nhóm khác).
1.Cách đo độ lớn lực ma sát trượt như thế nào? 2.Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố
nào?
3.Đặc điểm của lực ma sát trượt 4.Hệ số ma sát trượt
Nhóm tự học qua GÓC ỨNG DỤNG: Học qua việc thảo luận qua các ứng dụng trong đời sống
NV1. Tìm các tác dụng có ích và tác hại của lực ma sát trượt trong đời sống và kỹ thuật với những hình ảnh minh họa trên.
NV2. Đề xuất các cách làm tăng hoặc giảm ma sát mà em thấy có lợi nhất.