Đời người không những ngắn, mà còn chỉ có một lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 80 - 83)

Chương 3 : Về Lẽ Sống, Chết Của Nhà Thơ Triết Nhân

3.3 Đời người không những ngắn, mà còn chỉ có một lần

Suy tư về cuộc đời, ai cũng nhận ra sự hữu hạn, ngắn ngủi của đời người; “bất công” với sự vô hạn, tuần hoàn của thiên nhiên, đất trời:

Tôi cùng thế kỷ này già như nhau. Tôi chết trước.

Thế kỷ chết rồi, đẻ ra thế kỷ non hơn, 21. ……….

Nếu không có, đã đi là đi mất

Chỉ tôi mất thôi, nhân loại đang còn”

(Đoạn cuối thế kỷ, 12 – 1987, Di cảo thơ

II)

Thiên nhiên, trời đất thì vĩnh cửu, tuần hoàn; đối lập với đời người một đi không trở lại. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết tôn giáo đều cho rằng cuộc sống hiện hữu trên mặt đất này là tầm gửi, là tạm bợ. Mỗi con người được sinh ra, có mặt trên cõi đời này như một “vị khách ghé thăm đời sống” mà thôi. Có cõi vĩnh hằng sau cái chết hay không, có đầu thai cho kiếp sau hay không? Chưa biết, hiện tại chỉ chắc chắn một điều rằng cái chết là sự ra đi mãi mãi, chỉ một lần duy nhất, không bao giờ lặp lại. Sống cũng một lần mà chết cũng một lần, cái tứ thơ này được tác giả triển khai qua nhiều bài thơ:

Ức triệu nghìn vạn tỷ năm Chỉ có một lần.

……….

Chả bao giờ ta trở lại

Và bản thân rồi ta cũng xa.”

(Không bao giờ, Di cảo II) Và:

“Cây dương vàng thu Nga một lần anh thấy

Cây Palma Cuba và cỏ nõn Pari cũng chỉ một lần, Tuyết ra sân bay một lần ấy rồi vĩnh biệt

(Một lần, 1987, Di cảo thơ III)

Mặc dù ở đây không dùng thao tác thống kê để để có thể đưa ra những con số % cụ thể, khách quan; tuy nhiên với việc điểm qua một vài dòng thơ như vậy, đủ thấy trong ba tập Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã viết rất nhiều về thời gian và cái chết. Theo thời gian, cùng với thời gian thì cái chết dần được hiện hình cụ thể, rõ ràng; chờ đợi để chấm dứt, kết thúc cuộc sống.

Và cũng cần phải nhắc lại để nhấn mạnh rằng: cùng viết nhiều về cái chết, nhưng cái chết trong thơ Điêu tàn khác với cái chết trong thơ Di cảo.

Trong Điêu tàn, tác giả nói về cái chết một cách chung chung, cái chết của một ai khác, của một cái gì khác ở bên ngoài nhà thơ, không liên quan trực tiếp với nhà thơ. Đó là cái chết của giống dân Hời, thế giới chết chóc của những hồn ma, yêu tinh, những máu, xương cốt, sọ dừa, cõi âm,… không hề cụ thể, không hề rõ ràng, không thuộc về một ai cả. Chế Lan Viên nói nhiều về cái chết, không hề sợ chết, vì biết mình còn lâu mới chết (tác giả còn rất trẻ), nên không hề nghĩ đến cái chết thực sự của chính mình. Cho nên có thể nói đó là cái chết mang tính siêu hình.

Còn cái chết trong Di cảo: đây là một cái chết cụ thể, trực tiếp. Đây là tác giả nói về cái chết của chính bản thân mình chứ không phải của một ai khác. Điều này được thể hiện ở chỗ nhân vật trữ tình trong thơ thường xưng tôi, anh; đó chính là bản thân tác giả đang nói về chính bản thân mình, hay nhân vật trữ tình đồng nhất với chính tác giả. Những dòng thơ đã liệt kê ở trên minh chứng cho điều đó.

Qua những dòng thơ trên, phần nào có thể thấy giọng điệu thơ nói về cái chết thời Điêu tànDi cảo cũng hoàn toàn khác nhau. Như đã nói ở chương 1, cái chết trong thơ thời Điêu tàn thì đầy rẫy âm thanh, khuấy động, ma cũng đầy sức lực. Thế giới của chết chóc nhưng không hề yên ắng, tĩnh lặng; mà trái lại thật huyên náo, ồn ào. Điều này được lý giải rằng chủ nhân của những vần thơ Điêu tàn lúc đó đang còn rất trẻ, đang còn

mang trong mình sức sống của tuổi thanh xuân, đang bắt đầu bước vào những trải nghiệm ở đời.

Ngược lại, cái chết trong những vần thơ Di cảo, như những vần thơ đã nêu, mang một giọng điệu thâm trầm, tĩnh lặng hơn nhiều. Không còn có những hồn, ma, yêu tinh, sọ dừa… gào, thét, cắn, xé, quay cuồng, say, riết, ôm, gầm vang, say sưa, kêu, rú, rên rỉ,… nữa. Không còn có máu vụt, sôi trào, tuôn chảy…nữa. Thay vào đó chỉ có nhân vật trữ tình tôi, anh

đang lặng lẽ, thâm trầm, suy tư, lo lắng… về thời gian và cái chết. Đó là phong thái của một nhà thơ – triết nhân khi đã trải nghiệm qua nhiều sóng gió cuộc đời; khi mà tuổi trẻ, sức lực, sự nông nổi hay nhiệt huyết đã đi qua; tuổi tác làm cho con người điềm tĩnh lại, biết kìm nén.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)