Trong cuộc sống: đôi khi thi nhân chán nản, bi quan, đắng cay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 100 - 105)

Chương 3 : Về Lẽ Sống, Chết Của Nhà Thơ Triết Nhân

3.6.3 Trong cuộc sống: đôi khi thi nhân chán nản, bi quan, đắng cay,

cay, chua xót cho những bất công, ngang trái ở đời

3.6.3.1 Chua xót, cười cợt cái lối sống đua tranh, bon chen danh lợi lợi lợi

Danh lợi ở đời, thế gian ai chẳng thèm muốn? Đó là nhu cầu mang tính bản năng của. Con người ta vì chạy theo nó, tranh đoạt nó mà quên đi tất cả, dẫm đạp lên tất cả. Mới ngày nào đó, chưa xa, người với người gọi nhau là đồng chí, sống cho nhau và vì nhau;tôn vinh, sống vì những tình cảm cao cả, lý tưởng vĩ đại. Vậy nhưng, đau xót thay, thoáng chốc những thứ quý giá ấy đã bị chôn vùi, bị lãng quên, bị chà đạp, bị xem như là chưa bao giờ xảy ra, chưa bao giờ có trên đời. Càng ngẫm nghĩ về cuộc sống, thời cuộc, lòng thi nhân lại càng quặn thắt lại, càng chát đắng cho đời:

Chả còn ai yêu vầng trănghương lúa ngoài đồng

Yêu bà tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc

Giờ là thế giới của xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc

Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát… Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng !

Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc

Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông.”

(Thời thượng, 1988, Di cảo thơ I) Và:

“Chung quanh bọn tham ô Xây biệt thự lớn, nhỏ Còn lên lớp cho thơ:

“Cần chịu đựng gian khổ” !”

(Nhà không trần, 1988, Di cảo thơ I) Và..vv.

Thiết nghĩ không cần phải nói thêm nhiều, mọi thứ đã được tác giả diễn đạt một cách quá rõ ràng trong những vần thơ trên. Trước mắt là

những bất công, những trái ngang rõ ràng đến trắng trợn. Nhưng chỉ có sự chát đắng và tiếng thở dài của kẻ lực bất tòng tâm.

3.6.3.2 Vượt lên trên những bất công, trái ngang, đau buồn cho thời cuộc…, thi nhân vẫn có sự an vui với cuộc sống bình đạm, thanh thời cuộc…, thi nhân vẫn có sự an vui với cuộc sống bình đạm, thanh thời cuộc…, thi nhân vẫn có sự an vui với cuộc sống bình đạm, thanh khiết

“Tuổi vậy đành hoa vậy Biết làm sao được mà

Xin thương chùm rễ ấy Biến đất cằn nên hoa”

(Đề từ, Hoa trên đá) Và:

“Hoa trái nghèo, xuân sắc bỏ quên

Mảnh vườnbé bỏng vốn không tên Xanh um chỉ có màu xanh cỏ

Anh đặt cho lòng : Viên Tĩnh Viên.”

(Viên Tĩnh Viên, 1988, Di cảo thơ I) Và:

“Là người. Việc gì phải tủi,

Việc gì phải đau ! Hãy chấp nhận và cười !”

(Hỏi ? Đáp !, Di cảo thơ I)

Những vần thơ khi về già, ít có sự lòng vòng, đánh đố nữa, mà đó là tiếng lòng được bộc lộ một cách trực tiếp ra, không cần sửa sang, chỉnh trang là mấy. Người đọc nhận biết được tiếng lòng của thi nhân ngay ở bề mặt của câu chữ. Xin được làm mỗi cái công việc liệt kê ra một số dòng thơ mà thôi, bởi tự chúng đã nói rõ: chủ nhân của chúng có một đời sống bình lặng, an vui, thanh đạm… mà không cần người ngoài

diễn giải gì thêm.

Cuộc sống của thi nhân không chỉ là những cảm xúc, những suy tư mang tính triết học, được nảy sinh từ chiều sâu của tư duy, của nhận thức.

Mà đó còn là những tình cảm phong phú, sinh động, mới mẻ, thú vị… được nảy sinh do tác động của thiên nhiên, cảnh vật bên ngoài. Không thể biết được lòng người tìm đến cảnh, hay cảnh tìm đến lòng người trước. Có lẽ tùy vào trường hợp, nhưng có thể chắc chắn rằng đó không hề là mối quan hệ một chiều, mà là sự tương tác giữa tâm và cảnh. Vì có tâm ấy nên mới có cảnh ấy, vì có cảnh ấy nên mới có tâm ấy, vì có sự gặp gỡ, hòa quyện giữa tâm và cảnh ấy nên mới có tình ấy…

“Mỗi lần đau anh lại đến Tây Hồ

Chữa lành anh là hoa súng tím

Chao trong sóng con lép bép vỗ bờ Nhụy vàng hương kín

Sóng hồ lô xô… ………

Hoa được yêu thương suốt cả một ngày

Suốt cả một ngày lưu luyến”

(Hoa súng tím, Hoa trên đá) Và:

“Đã hoa nhài trắng, còn sen trắng

Mùa hè ơi, người khéo đa tình !

Đầy đường phượng đỏ, bằng lăng tím

Vẫn chọn cho lòng sắc trắng tinh.”

(Hoa trắng, 1987, Di cảo thơ III) Nhìn chung, khi xem xét Di cảo thơ ở khía cạnh biểu hiện sự sống và cái chết, những quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả đưa ra nhìn chung không có gì mới. Cụ thể, trước thời gian và cái chết, thi nhân cho rằng: đời người ngắn ngủi, vũ trụ vô cùng; đời người sống chết chỉ có một lần, chết là hết, trong khi thiên nhiên là tuần hoàn, vĩnh cửu. Cho nên trong quan niệm về cuộc sống, cách sống, Chế Lan Viên cho rằng cái quan trọng không phải sống bao lâu, mà là sống như thế nào để có ý nghĩa. Sống đừng

chạy theo tuổi tên danh vọng, vì mọi thứ chỉ là hư danh, hư ảo… Mà sống là phải lao động, làm việc cật lực, nghiêm cẩn để cống hiến, để lại cái gì có ý nghĩa cho đời, không bao giờ bằng lòng với chính mình…, sống là không ngừng nỗ lực vươn lên… Đây đều là những suy tư và thái độ sống tiến bộ, đúng đắn, nhưng không phải là những khám phá mới mẻ. Điều này không có gì lạ, bởi những cái mà Chế Lan Viên nói đến đều là những vấn đề cơ bản về thế giới quan và nhân sinh quan, là những vấn đề vĩnh cửu của nhân loại, cho nên nó quen thuộc là đương nhiên. Cái đáng quý, đáng ghi nhận trong thơ Chế Lan Viên ở Di cảo khi nói về sự sống và cái chết không phải là ở tư tưởng mới, cách diễn đạt mới, mà là ở thái độ sống. Điều đáng trân trọng là thi nhân không chỉ nói mà đã thực sự nỗ lực hết mình để sống theo những điều mình đã nói, đã suy tư, đã tin tưởng, đã chiêm nghiệm… Nói một cách dản dị thì đó là sự thống nhất giữa lời nói và hành động.

Chương 4: Sự Vận Động Của Nghệ Thuật Thơ Chế Lan Viên Viết Về Chủ Đề Sự Sống, Cái Chết

Như đã nói, thơ Chế Lan Viên là mảng đề tài quen thuộc, là mảnh đất màu mỡ được các nhà nghiên cứu cày xới rất kĩ lưỡng ở cả hai phương diện hình thức nghệ thuật và nội dung thơ. Là người đi sau trên con đường đã được những con người tài hoa, kỹ tính khai mở, nhưng lại đòi hỏi phải tìm ra (dù chỉ là một chút ít) cái mới, phải không được lặp lại. Đối với chúng tôi, thật là một công việc vô cùng khó khăn.

Nói riêng về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, những nét nổi bật cơ bản hầu như đã được các nhà nghiên cứu “điểm mặt chỉ tên” một cách rõ ràng, chính xác: Nét nổi bật trong thơ Chế Lan Viên là sự “long lanh” của vẻ đẹp trí tuệ, phong cách thơ giàu chất triết lý. Để có thể triết lý, triết luận, tác giả đã sử dụng một cách tài tình, độc đáo biện pháp so sánh, đối lập, liên tưởng, tưởng tượng không thường. Không dừng lại ở đó, ông còn tiến đến tư duy phức hợp, với sự so sánh nhiều kiểu, liên tưởng nhiều chiều với các phạm vi, cấp độ khác nhau. Theo Hồ Thế Hà: “Có thể tìm thấy tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên ở những đặc điểm thi pháp khác như: ông vận dụng có chừng mực yếu tố siêu thực, tăng cường khuynh hướng mỹ lệ hóa, đa dạng hóa và khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa, cách vận dụng từ Hán Việt…để làm giàu chất thơ, làm đẹp và làm mới hồn thơ.” Bên cạnh việc luôn tìm tòi đổi mới hình thức lẫn nội dung thơ, Chế Lan Viên còn có nhiều bài thơ tứ tuyệt vào loại hay nhất của thơ Đường luật thời hiện đại…

Thơ Chế Lan Viên không phải không có cái dở. Người ta thường hay nói đến việc trong thơ Chế Lan Viên thì tình cảm không “theo kịp” lý trí. Nhiều bài thơ của ông có cảm giác như đó là sự “biện luận” có phần “cô đơn” của trí tuệ chứ không phải là sự thăng hoa của cảm xúc…

Ở đây, không đi sâu vào từng biện pháp nghệ thuật cụ thể, xin được thử nhìn nghệ thuật thơ Chế Lan Viên viết về chủ đề sự sống, cái chết

thay đổi, vận động như thế nào về các mặt chủ yếu như: thế giới hình tượng, ngôn ngữ thơ, nhân vật trữ tình trong thơ và thể thơ trên suốt các chặng đường thơ của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)