Từ suy tư về cái chết ngẫm đến việc sống như thế nào cho có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 89 - 94)

Chương 3 : Về Lẽ Sống, Chết Của Nhà Thơ Triết Nhân

3.6.1 Từ suy tư về cái chết ngẫm đến việc sống như thế nào cho có ý

ý nghĩa

Trong Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã suy tư rất nhiều về thời gian và cái chết; từ thời gian, cái chết lại suy tư về cuộc sống. Bởi sống và chết, hiểu theo một cách nào đó, là hai mặt của một vấn đề, hai nửa của một quá trình – đời người. Bởi vậy khi nói đến mặt này thì trong tư duy ắt hẳn liên tưởng đến mặt kia. Sống và chết là hai phạm trù đối lập nhau nhưng chúng không tách rời nhau, xét về thao tác tư duy. Cho nên, nói đến cái chết là nghĩ đến cuộc sống, với những cách nhìn nhận khác nhau về cái chết sẽ có những thái độ sống tương ứng khác nhau; và ngược lại.

Trở lại vấn đề suy tư về cái chết của thi nhân, Chế Lan Viên đã ý thức được một cách sâu sắc rằng: Ai sống trên đời mà không phải chết !!? Đời người là ngắn, vũ trụ vô cùng, cái chết đến nhanh lắm. Và chết là hết, sạch sành sanh, không còn gì. Cho nên câu hỏi: Đời người sống được bao lâu? không cần thiết phải đặt ra nữa. Mà vấn đề quan trọng, vĩnh cửu của nhân loại tiến bộ luôn đặt ra là: Sống như thế nào cho có ý nghĩa? Nói cách khác, cái quan trọng của đời người không phải là sống bao lâu, mà là sống như thế nào?

Về vấn đề này, nhân vật Hămlet của Sếchxpia xưa kia đã nêu ra một cách quyết liệt: Sống hay không sống? Phát ngôn được hiểu là: Sống như thế nào cho có ý nghĩa? Và có dám dấn thân để sống cho có ý nghĩa hay không? Câu hỏi đó đối với mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi giai cấp,

mỗi dân tộc, mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa, mỗi giai đoạn lịch sử,… khác nhau có câu trả lời không giống nhau. Sự đa dạng là vậy, tuy nhiên, giữa những câu trả lời cũng sẽ có cái lõi chung của nó.

Trước hết, phải trả lời cho được câu hỏi: Như thế nào là sống có ý nghĩa? Không hề đơn giản. Nhưng, đây mới chỉ là bước một của vấn đề, mới chỉ là ở phần lý thuyết, phần lời nói. Điều quan trọng, khó khăn là ở vế sau: Có dám dấn thân để sống cho có ý nghĩa hay không? Rất nhiều người biết, nghĩ, nói được rằng nên sống như thế nào cho có ý nghĩa, nhưng lại không dám dấn thân để sống có ý nghĩa. Sống như thế nào cho có ý nghĩa? Vấn đề không chỉ là lời nói, không phải là lời nói; mà nó là song song giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động. Cha ông ta vẫn thường nói: Nói thì dễ, làm mới khó. Để sống có ý nghĩa, cái khó nhất là dám dấn thân, dám hành động; vì sự dấn thân, hành động thường phải trả giá, phải đánh đổi. Như Hămlet xưa kia. Chàng ta biết rất rõ rằng sống như thế nào thì có ý nghĩa: Đó là đấu tranh chống lại bạo ngược và cường quyền, bảo vệ công lý. Nhưng vấn đề là nếu chọn đấu tranh chống lại bạo ngược, cường quyền, bảo vệ công lý thì phải dấn thân, phải hành động. Dấn thân, hành động Hămlet sẽ phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái khó là ở chổ đó.

Nói như vậy nhằm mục đích muốn khẳng định rằng: Điều đáng trân trọng về Chế Lan Viên trong Di cảo thơ không chỉ là sự suy tư; mà hơn đó, ông còn đấu tranh, vật lộn một cách quyết liệt để sống cho có ý nghĩa.

Không chỉ suy tư mà ông đã thực sự sống theo những điều bản thân đã suy tư. Ở thi nhân đã có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động về cách sống để sống có ý nghĩa.

Sống như thế nào là sống một cách có ý nghĩa?!! Nhân loại vẫn mãi loay hoay đi tìm câu trả lời cho vấn đề muôn thủa này. Thi nhân cũng đã có được câu trả lời cho mình.

Trước hết: Vì nhận thức được một cách sâu sắc rằng đời người ngắn ngủi, ai rồi cũng phải chết, sau cái chết mọi thứ tan thành hư không; cho nên theo thi nhân mỗi cá nhân sống trên cõi đời này đừng ngu muội, mù quáng sử dụng những năm tháng ít ỏi của đời mà chạy theo danh vọng tiền tài, vì chúng chỉ là hư danh, hư ảo:

“Với để làm gì cái trò bất tử phù du – phù du bất tử ? Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích

quá một ngày” (Thơ bình phương – đời lập phương I, Hoa trên đá) Và:

“Đuổi theo cái dư vang lừa phỉnh đó. Cho đến bây giờ đến trước mồ”

(Tiếng vang, Di cảo thơ I)

Số phận mỗi cá nhân nằm trong tay cuộc đời, như con rối bị cuộc đời giật dây, như ván bài sấp ngửa, như trò đùa, trò chơi:

Cuộc đời là trò chơi Cuộc sống là trò chơi

(Hai chiều, 1978 – 1988, Di cảo thơ I) Và:

“Ngẫm xem giữa bốn bể, muôn trùng, mây bay, nước xiết… Mà gẫm lại cuộc đời

Quá đỗi phù du.”

(Kiều, 4 – 1987, Di cảo thơ II) Và đời người nhỏ bé:

“Nghĩ xem một bên bụi đất ta chưa đầy một nắm Bên kia vũ trụ chói lòa

………

Ta là con bài mà bóng tối chơi ta.”

Tiếp đến, để sống có ý nghĩa, theo Chế Lan Viên, không chỉ là không chạy theo hư danh, mà mỗi con người phải để lại một cái gì có giá trị, có ý nghĩa cho đời trước khi chết; như thế là sống có ý nghĩa. Điều này không hề mâu thuẫn với quan điểm cho rằng: chết là hết, đời bèo bọt, và tất cả chỉ là hư danh,... Vì mặc dù nói rằng chết là hết, sau cái chết, mọi thứ tan thành hư không. Nhưng không vì thế mà mỗi con người đành buông xuôi, sống cuộc đời dễ dãi, vô nghĩa, để đời tự do cuốn đi khi bản thân mình còn đang sống mà không hề có một phản ứng nào. Phải như con dã tràng, nó biết sức lực mình nhỏ bé đến vô nghĩa trước sức mạnh của biển cả, nhưng không vì thế mà nó đành hoàn toàn tuân phục, yên phận. Mặc cho người đời ai nói: dã tràng nhọc sức vô công, thì Dã tràng vẫn làm cái việc xe cát. Đó như là một cách để mong muốn khẳng định sự tồn tại của mình. Cho dù kết quả cuối cùng vẫn chưa tới, nhưng ít ra cái việc mà dã tràng dám đương đầu với sóng bể đã là một việc có ý nghĩa:

“Con dã tràng nghe tôn giáo bể ………..

Vê hạt cát thời gian, chọi lại với Vô Cùng Sao lại bảo “dã tràng nhọc sức vô công” ?”

(Dã tràng có ích, Hoa trên đá)

Việc có ích hay vô ích nhiều khi không thể và không nên căn cứ trên kết quả của hành động. Chỉ cần có động cơ hành động là muốn làm một việc có ích, và đã ra sức theo đuổi cái hành động ấy thì bước đầu đã là có ích rồi. Như Chế Lan Viên, ta chưa nói đến việc ông đã để lại cho đời thứ gì có ý nghĩa hay không, mà chỉ riêng về việc ông khao khát, phấn đấu, hành động để mong để lại một cái gì có ý nghĩa cho đời, như thế là cuộc sống của ông đã có ý nghĩa. Ước muốn, khao khát để lại cái gì có ý nghĩa cho đời không phải là vì tuổi tên, danh vọng của chính bản thân mình sau khi chết:

Bất tử hay không, Nguyễn cóc cần

Thiên tài quen sống trời mây cô độc

Tuổi tên là phù vân

………

Cái Nguyễn chờ là giọt lệ hồi âm.”

(Lệ hồi âm, 1988, Di cảo thơ I)

Trên đây là dòng thơ mà tác giả nhân danh để viết cho đại thi hào Nguyễn Du, nhưng đó chắc chắn cũng là tâm sự, suy tư, tư tưởng của chính tác giả. Ước mơ, nỗ lực để lại cái gì có ý nghĩa cho đời trước hết và trên hết đó là trách nhiệm của người sống có trách nhiệm với cuộc đời:

Sau anh còn mênh mông nhân loại, Đừng nghĩ mình là người đi cuối,

Phải để lại dấu chân, nhành cây, viên sỏi… Cho người theo sau không cô đơn”

(Sau anh, 1987, Di cảo thơ III)

Đời sống của riêng mỗi cá nhân là ngắn ngủi, nhưng cuộc sống của cả nhân loại lại là sự kế thừa vĩnh cửu. Cho nên mỗi con người, mỗi thế hệ đi qua trên cõi đời, cõi người nên phải, cần phải có sự đóng góp cho đời. Đó chính là trách nhiệm, nghĩa vụ và ý nghĩa cuộc sống. Hơn nữa, khi

cái chết đến thì cá nhân không thể mang đi bất cứ thứ gì, mà chỉ có để lại. Để lại, phải nỗ lực để lại cái gì cho có ý nghĩa, có giá trị với người đến sau:

“Anh không mang đi. Anh chỉ còn để lại. Để lại một câu thơ, một lời tạ tội

Để lại những lời “Nhớ lấy !” hoặc “Quên đi !”

(Để lại, 4 – 1987, Di cảo thơ II) Như vậy, qua những dòng thơ trên thấy rằng thi nhân khát khao, nỗ lực để lại cho đời một điều gì có ý nghĩa không hề mâu thuẫn với cái quan niệm: chết là hết, đời người là ngắn ngủi, bèo bọt, phù du, vô nghĩa, mọi thứ chỉ là hư danh… của chính ông.

Sống là phải sống có ý nghĩa. Sống có ý nghĩa là mỗi cá nhân bằng sự lao động và sáng tạo của mình trước khi chết phải để lại một điều gì đó có giá trị cho đời. Vậy đối với thi nhân để lại cho đời cái gì khác nếu không phải là những vần thơ có giá trị?! Chế Lan Viên – một đời người, một đời thơ; nói không ngoa hành trình sống của ông chính là hành trình đi tìm thơ. Vậy cho nên khao khát đến cháy bỏng viết những vần thơ có giá trị để lại cho đời chính là cách mà Chế Lan Viên chọn sống để được sống có ý nghĩa. Để mong để lại được những vần thơ như vậy, thi nhân đã cần mẫn, say mê, miệt mài, nỗ lực quên mình lao động, sáng tạo thơ ca.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)