Chuẩn bị, chờ đợi, đón nhận cái chết một cách an nhiên và bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 83 - 86)

Chương 3 : Về Lẽ Sống, Chết Của Nhà Thơ Triết Nhân

3.4 Chuẩn bị, chờ đợi, đón nhận cái chết một cách an nhiên và bình

bình đạm, bởi cái chết không chỉ là sự chấm dứt cuộc sống, mà cái chết còn là một phần tất yếu của cuộc sống

Trước thời gian và cái chết, có bối rối, lo lắng, bồn chồn…; nhưng nhìn chung, trên tất cả, nhân vật trữ tình trong Di cảo thơ đã sẵn sàng đối mặt với cái chết một cách an nhiên và bình đạm.

Như Mác đã nói bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trên nền tảng tự nhiên của nó. Xét về mặt tự nhiên, bản năng, sinh vật: không một ai lại không thích sống, không một ai không sợ chết, không một ai muốn chết. Có ai đó chán sống, và muốn chết, xét về mặt tuyệt đối không phải vì họ chán sống và muốn chết; chẳng qua vì cuộc sống không như họ mong muốn mà thôi. Nói điều này không hề mâu thuẫn với việc Chế Lan Viên say mê nói về cái chết trong Điêu tàn. Bởi như đã nói, đó là phản ứng của nhà thơ trẻ tuổi trước hiện thực cuộc sống không như mình mong muốn, cho nên đó là một cách để Chế Lan Viên được sống theo kiểu của mình.

Đến Di cảo, vấn đề sống chết không còn là chuyện muốn hay không muốn nữa, mà đó là quy luật tự nhiên: mọi người đã sống thì tất yếu phải

chết. Đã là quy luật thì nó đứng bên ngoài, bên trên ý muốn chủ quan của con người:

“Mày là người, dù là vĩ nhân,

Mày là người, mày không bất tử !”

(Con nhặng xanh, viết khoảng 1987 – 1988, Di cảo thơ II) Biết mình sẽ chết, sắp chết, tất yếu phải chết cho nên nhà thơ đã chờ đợi, chuẩn bị, sẵn sàng cho cái chết. Có bối rối, bồn chồn…; nhưng không hề lo lắng, hoảng loạn. Trong Di cảo, trên tất cả là một thái độ chờ đón cái chết một cách an nhiên và bình đạm:

Chiều rồi !

Gọi chim anh về thôi ! …..

Hãy thu đội hình thi tứ lại !”

(Thơ bình phương – Đời lập phương I, Hoa trên đá ) Và:

“Thu quân lại

Đời anh sắp tối rồi

(Mùa thu quân, 1987, Di cảo thơ II)

Chiều rồi, đời anh sắp tối là những ẩn dụ về thời gian, ẩn dụ về cuộc đời đang dần đi đến những năm tháng cuối cùng. Cuộc đời đã về chiều, xế chiều, sắp tối, nghĩa là cái chết đã cận kề. Ý thức được điều đó, cho nên việc: gọi chim anh về, thu đội hình thi tứ lại, thu quân lại… là những việc cần làm ngay để đón chờ cái chết. Nói đón chờ cái chết không có nghĩa là mong ngóng nó, mà là sự chủ động cho một điều tất yếu. Việc sửa soạn, chuẩn bị đó là sự biểu hiện cho hành động đón nhận cái chết một cách an nhiên bình đạm:

Chuẩn bị gấp ngày anh thành giòi bọ Chôn trong mộ rậm cỏ

Và lúc anh ra đi nhẹ nhàng Không bận lòng ai cả…”

(Chuẩn bị đi, 20 – 7 – 1987, Di cảo

II) Và:

“Tôi thu dọn đời mình như sắp về quê cũ Chả cần gì thêm

………

Đi bình yên

………

Mặc đời quên.”

(Về quê cũ, 1988, Di cảo thơ III) Nhìn chung, giọng điệu thơ, nhịp thơ có cái gì đó trầm buồn, mỏi mệt; có cái chủ động, có cái vẻ dửng dưng, lạnh lùng, không quá luyến tiếc, bịn rịn. Không biết nhà thơ liệu có phải kìm nén, che dấu cảm xúc thực, kiểu như: “Tuổi năm mươi lòng yêu như lửa đỏ/Mà bên ngoài vẫn cứ trắng như không” hay không. Chỉ biết rằng, căn cứ trực tiếp vào văn bản thơ, có thể thấy chủ thể trữ tình với một phong thái thâm trầm, tĩnh lặng, sâu lắng. Sự an nhiên, bình đạm của tác giả đón chờ, đối diện cái chết không chỉ biểu hiện qua sự chuẩn bị của mình, mà còn được bộc lộ qua việc đếm ngược thời gian những ngày còn lại trên cõi đời này. Tác giả

đếm ngược một cách chính xác, chủ động đến mức dường như lạnh lùng. Cũng cần phải nói khi tìm hiểu về thơ Chế Lan Viên, có nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự sáng suốt của trí tuệ trong thơ ông, đến mức nhiều khi trí tuệ lấn át cảm xúc. Nói ra vấn đề này ở đây, ở đây không nhằm mục đích thể hiện thái độ khen hay chê phong cách thơ ấy. Mà mục đích là nhằm khẳng định: trong nhiều vần thơ viết về cái chết trong Di cảo, có cảm tưởng như trí tuệ đã lấn át cảm xúc, chi phối hoàn toàn cảm xúc.

quy luật khách quan… thì những cảm xúc như lo lắng, hoang mang, nuối tiếc, buồn đau… bị kìm nén, chế ngự, hay thậm chí triệt tiêu là điều dễ hiểu.

Số ngày còn lại cho anh trên Trái Đất, đếm rồi Như thóc giống đếm từng hạt một

(Nghề của chúng ta, 1987, Di cảo thơ I) Và:

“Anh không ở lại yêu hoa mãi được

Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa

………

Anh thành một nhúm xương gio trong bình

Em đừng khóc”

(Từ thế chi ca, Di cảo I)

Theo ghi chú của Vũ Thị Thường, bài thơ này viết ở bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29 – 8 – 1988, trước khi mổ 21 ngày. Như tiêu đề của bài thơ đã nói rõ (Từ thế chi ca), đây là một bài ca buồn , bài ca từ biệt cuộc đời, cuộc sống vì cái chết đã ở rất gần.

Nói như Phật giáo thì cuộc đời Chế Lan Viên trong Di cảo đã đến giai đoạn lão, bệnh; và cửa tử đang chờ. Sau sinh còn có lão, sau lão

bệnh, sau bệnhtử, nhưng sau tử thì chẳng còn có gì cả. Tử là sau rốt. Vậy nhưng, nói tóm lại, thi sĩ đã đón nhận cái chết một cách an nhiên và bình đạm. Bởi thi sĩ đã nhận thức một cách sâu sắc rằng cái chết là lẽ tự nhiên, là tất yếu. Cái chết không chỉ là sự chấm dứt cuộc sống, mà nó còn là một phần của cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự sống và cái chết trong thơ chế lan viên (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)