- Năm 1940, giao trả lại hồ Văn về cho Văn Miếu. - Năm 1941, tiếp tục chính thức trao trả vườn Giám.
- Cho tu sửa Văn Miếu vào các đợt: 1888, 1897 – 1901, 1904 -1909 và rải rác từ 1923 đến 1945.
Những sự kiện đầy biến động này vừa là sản phẩm của tính chất cai trị hai mặt của thực dân Pháp vừa là kết quả của tinh thần phản kháng bảo vệ di sản dân tộc của người Việt trong chiến tranh.
1.2.3. Một số biến đổi về diện mạo của Văn Miếu Hà Nội
Thời Pháp thuộc, Văn Miếu Hà Nội nằm trên địa phận làng Thanh Giám, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Địa danh này thường được nhắc đến trong nhiều tư liệu với cách gọi vắn tắt là “Văn Miếu” hoặc “Chùa Quạ”.
Bonnal (Công sứ Pháp tại Hà Nội 1883-1885), trong hồi ký của mình có kể lại rằng: tại Hà Nội lúc đó tới hơn 300 di tích, trong đó “Ngôi chùa Quạ (Pagode des Corbeaux = Văn Miếu) là di tích lớn nhất và được bảo tồn nhất của Thành phố”68
.
Bác sĩ quân y Hocquard – người được cử đi theo đoàn quân do tướng Millot chỉ huy đến Hà Nội năm 1884 cũng đã tới thăm ngôi miếu thờ Khổng Tử. Ông viết, tại đó có “những loại cây nhiều năm tuổi lá sẫm màu (cây muỗm)… Nhiều gia đình nhà quạ trú ngụ trên những cái cây này và chúng cứ thế sinh sôi nảy nở trong sự yên bình dưới sự che chở của nhà Triết học… Chính lũ quạ đã đem lại cho miếu thờ một cái một cái tên và người Pháp sống tại Hà Nội chỉ gọi
nó bằng một cái tên đặt là miếu/chùa Quạ”69
.
Trong tác phẩm của mình, G.Dumoutier cũng gọi Văn Miếu Hà Nội là
Chùa Quạ. Cái tên hơi hoang dại này không những phần nào phản ánh tình trạng
“hoang hoá” của Ngôi miếu mà còn được dùng chính thức để chỉ Văn Miếu
68
Nguyễn Thừa Hỷ chủ trì (2010) Tư liệu văn hiến Thăng Long- Hà Nội – Tuyển tập tư liệu phương Tây, Nxb Hà Nội, tr 533.Trích Hồi ký về Hà Nội của Công sứ Pháp Bonnal (giữ chức Công sứ Hà Nội trong giai đoạn 1883- 1885)
69Nguyễn Thừa Hỷ chủ trì (2010) Tư liệu văn hiến Thăng Long- Hà Nội – Tuyển tập tư liệu phương Tây, Nxb Hà Nội, tr 683-684 .Trích trong bài Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Une campagne au Tonkin) của Hocquard (D)