170
Nguyễn Văn Uẩn (1995), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Hà Nội, tr 849.
171 Tờ trình ngày 31/7/1939 của các thân hào Hà Đông, Hà Nội yêu cầu hoàn trả hồ Văn về địa phận Văn Miếu. Hồ sơ số 768, phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội, Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. Hồ sơ số 768, phông Sở Địa chính và Nhà cửa thành phố Hà Nội, Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội.
giao lại Hồ Văn cho Văn Miếu, đặt dưới sự quản lý của Hội đồng quản lý Văn Miếu.
Trước đó, ngay từ giữa năm 1939, giới chức sắc và sĩ phu Hà thành đã gửi đơn xin Thành phố cho tu sửa, nạo vét hồ Văn. Đề nghị này đã được Thành phố chấp thuận tại các công văn ngày 26/09/1939 và 02/11/1939 của Thị trưởng Hà Nội gửi Công sứ Toàn quyền Bắc kỳ. Điều kiện mà Thành phố đưa ra là khi nạo vét hồ Văn là phải chuyển hết số đất nạo vét ở lòng Hồ ra xa hòn đảo giữa Hồ để tránh trường hợp mưa gió lại làm bùn đất trôi lại xuống lòng Hồ.
Ngày 2/12/1939, Phó Công sứ Pháp tại Hà Đông gửi công văn số 23922- AE đến Thị trưởng Hà Nội xin cho tu sửa hồ Văn, cụ thể làm các hạng mục sau:
- Xây kè xung quanh hòn đảo giữa hồ;
- San lấp các hố sâu trên bề mặt đảo Kim Châu;
- Xây một bến thuyền bằng xi măng rộng 2 m để thuyền cập bến172.
Dấu ấn của đợt tu sửa này cùng các sự kiện đòi hoàn trả Hồ Văn, trao trả Hồ Văn về cho di tích Văn Miếu năm 1940 đã được ghi chép lại trên tấm bia dựng năm Bảo Đại thứ 17 (1942) hiện nay vẫn còn trên đảo Kim Châu ở giữa hồ Văn (xem bản đồ 3.2 trang 87) .
172Công văn số 23922-AE ngày 02/12/1939 của Phó Công sứ Pháp tại Hà Đông gửi Thị trưởng Hà Nội, Phông Sở Địa chính và Nhà của thành phố Hà Nội (No 768, F94, tr 79), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I HN. Sở Địa chính và Nhà của thành phố Hà Nội (No 768, F94, tr 79), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I HN.
3.2.Văn Miếu Hà Nội trên bản đồ qui hoạch khu Sinh Từ năm 1941173
3.3. Hồ Văn trên bản đồ qui hoạch khu vực Văn Miếu Hà Nội năm 1941174