Cũng trong thời gian này, nhân việc Thành phố vừa làm xong con đường mới phía sau Văn Miếu (tức đường Nguyễn Thái Học ngày nay), để nới rộng diện tích của Văn Miếu, đồng thời có thêm nguồn kinh phí phục vụ việc tu bổ, ngày 15 tháng 12 năm Thành Thái thứ 10 (tức ngày 26/1/1899) ông Nguyễn Trọng Hợp lại thay mặt cho các các nhà Nho và quan lại Hà Nội gửi thư lên Thị trưởng Hà Nội đề nghị 2 việc: thứ nhất xin nhập các lô đất xung quanh Ngôi miếu (theo nội dung bản qui hoạch đường phố Hà Nội mới) vào địa phận Văn Miếu; thứ hai xin miễn thuế cho lô đất ở phía trong tường và lô đất bên ngoài giáp bức tường bao của Văn Miếu. Nội dung bức thư viết: “Nhà Văn Miếu tỉnh Hà Nội làm từ đời nhà Lý đã hơn 800 năm, là cổ tích đã lâu đời lắm... nay nhà nước Bảo hộ cho sửa lại đường mới, xin cứ trong đồ ấy, tự cái con đường mới trở vào trong, xin để cho làm đất Văn Miếu trong khuông ấy, mặt trước tự cái nhà bia Hạ mã xây bằng vôi trở vào trong. Mặt sau tự bên con đường mới trở vào trong. Mỗi bên Tả, bên Hữu từ cái tường ngoài hai thước tây trở vào trong, xin trừ thuế lệ cho. Còn hai bên Tả, Hữu chỗ đất thừa thì xin chịu thuế. Mức thuế giao cho làng Thanh Giám chiểu theo nhà nước mà định thuế... Trình quan lớn Đốc lý xét cho làm nghị định và cho một bức họa đồ để giữ lấy cả toàn hạt”151
.
Tháng 4/1899, ông Nguyễn Trọng Hợp tiếp tục gửi thư đề nghị Chính phủ Bảo hộ cấp tiền để tu sửa lại các dãy nhà trong Văn Miếu, mua sắm đồ tế khí và cho phép thu hoa lợi trên diện tích đất rộng 12.300m2
xung quanh Văn Miếu dùng vào việc duy trì tế lễ, tu bổ Văn Miếu.
Ngày 4/4/1899, đáp lại yêu cầu của ông Nguyễn Trọng Hợp, Công sứ Pháp - Thị trưởng Hà Nội gửi công văn số 160 lên Công sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kỳ đề nghị:
151Thư của ông Nguyễn Trọng Hợp ngày15 tháng 12 năm Thành Thái thứ 10 (tức ngày 26/01/1899) gửi Thị trưởng Hà Nội. Phông sở Địa chính và nhà cửa thành phố Hà Nội (No 768, F94, tr 1), Trung tâm Lưu trữ Quốc