chỗ trên các lô đất được miễn thuế của Ngôi miếu. Do nguồn tư liệu hạn hẹp không cho phép liệt kê được danh sách các hạng mục đã được tu sửa trong đợt này song với 670$ - số tiền đủ mua trên 600 m 2 đất tại khu Sinh Từ lúc đó157
thì chắc chắn không ít hạng mục công trình bị xuống cấp và các đồ tế khí tại Văn Miếu đã được tu sửa.
Thành quả này chứng tỏ vấn đề bảo tồn Văn Miếu Hà Nội do các sĩ phu người Việt khởi xướng đã nhận được sự đồng thuận của nhiều quan chức Pháp và chính thức được Chính quyền thuộc địa chấp nhận.
Tuy nhiên, công việc trùng tu được tiến hành song song với sự hiện diện của quân đội Pháp trong khuôn viên Văn Miếu nên không tránh khỏi nhiều hạn chế về cả qui mô lẫn chất lượng. Thậm chí ngay sau khi được tu sửa, Văn Miếu vẫn tiếp tục phải gánh chịu nhiều hậu quả xấu do việc học sinh các trường bảo hộ Pháp – Việt đến tham quan và tình trạng binh lính ăn ở, luyện tập ngay trong khuôn viên Ngôi miếu gây ra.
3.2.2.3. Đợt trùng tu năm 1904 –1909
Sau 20 năm, do bị chiếm dụng làm khu quân sự, bệnh xá và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết nóng ẩm, Văn Miếu đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 1904, theo yêu cầu của dân bản xứ, chính phủ bảo hộ Pháp tiếp tục cấp tiền trùng tu Văn Miếu. Số tiền được duyệt là 2000$.
Ngày 2/7/1904, các thành viên trong Hội đồng quản lý Văn Miếu gồm các ông Nguyễn Hữu Toản – Cựu Tổng đốc Hà Đông, Nguyễn Hữu Đắc- Cựu Án sát Hà Đông, ông Nguyễn Duy Nhiếp, Vũ Phan Hàm - Đốc học) đã họp bàn và trình công sứ Pháp tại Cầu Đơ bản kê chi tiết kế hoạch trùng tu Văn Miếu với tổng số kinh phí tu sửa khu Văn Miếu 2.100$ (trong đó 2000$ đã được duyệt
157
Nội dung các Hồ sơ bán đất của Thành phố Hà Nội giai đoạn 1904-1909 (tại khu Sinh Từ) cho biết: giá mua bán đất ở phố Sinh Từ là: 1$ - 1,5$/m2.. Giá đất tại đây trong giai đoạn 1897-1901 (trước đó mấy năm) còn thấp hơn. Vậy, với số tiền 670 $ có thể mua được trên 600m2
đất đẹp trong khu vực này, Hồ sơ số 8 (hợp đồng 126), hồ sơ số 234 (tờ số 3) , hồ sơ số 237(hợp đồng số 45 ), Phông Sở địa chính và nhà cửa Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội.
cấp; Số còn thiếu 100$ Hội đồng dự định sẽ dùng số tiền bán gỗ khô ở Văn Miếu là 61$ và tiền quĩ của Hội bù vào).
Các hạng mục tu sửa cụ thể được Hội đồng trình bày như sau:
Khu thứ nhất: Cổng chính hiện nay chỉ còn lại 4 cột chống, bờ tường bên cạnh thấp, nên thay lại cửa này bằng cửa sắt và xây tường hai bên cổng, trên đó vẽ hình hai con rồng nối từ cột thứ nhất sang cột thứ hai; xây một bức tường dài 1m, cao 1m20, phía trên rào lưới sắt cao 2m từ cột thứ 2 đến bức tường bao; xây thêm một bức tường bao cao 2m cho đến tận khu thứ hai.
Khu thứ hai: hiện đang có một ngôi nhà gác bị xuống cấp, vì vậy, cần xây lại một ngôi nhà gác mới giống như vậy đặt tên là Tam quan.
Khu thứ ba: có một ngôi nhà Tam quan ở cạnh gác Khuê Văn, nên phá bỏ đi và tận dụng vật liệu để sửa chữa gác Khuê Văn, nhà Tả vu, đình bia, một số đoạn tường bao bị hỏng; sơn đỏ lại các cánh cửa ở hai dãy Tả vu và Hữu vu đã bạc màu158
.
Ngoài các hạng mục (ở ngoài khu Điện thánh) cần tu sửa nói trên, trong tờ trình ngày 2/7/1904, Hội đồng quản lý Văn Miếu còn yêu cầu cho: nâng cao nền
các dãy nhà cổ trong Văn Miếu cao lên 10cmđể tránh bị úng ngập lúc trời mưa,
sửa lại các mái ngói, đồ thờ trong các khu điện thờ, tu sửa giếng Thiên Quang ở khu vườn bia. Tổng kinh phí xin cấp cho việc tu sửa là 3000$159.
Ngày 3/10/1904, Thị trưởng Hà Nội gửi công văn số 2006 cho Công sứ Pháp tại Hà Đông yêu cầu tỉnh cử một viên quan đại diện cho Văn Miếu lên làm việc với Sở Giao thông Công chính và Sở Công sản Thành phố về vấn đề xác định bản đồ mốc giới, đo đạc lập các số liệu về độ bền, hiện trạng của công trình và kế hoạch tu sửa. Nội dung công văn ghi rõ: “Văn Miếu tuyệt đối không được
158Bản kê chi tiết kế hoạch trùng tu Văn Miếu ngày 2/7/1904, phông Toà Công sứ Hà Đông (No 2850, F97 tr 9), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội.